5. Kết cấu đề tài
3.2.1. Những thuận lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thứ nhất: Thành phố Hạ Long có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động..
Chƣơng trình giải quyết việc làm đƣợc xác định là một chƣơng trình kinh tế - xã hội quan trọng đã đƣợc các Ban ngành, đoàn thể Thành phố quan tâm thực hiện nghiêm túc, để tạo lập điều kiện, môi trƣờng và các nguồn lực quan trọng nhằm ổn định, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.
Thành phố đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nông dân mất đất do chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Thành phố xây dựng Chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch số 66/KH - UBND ngày 02/7/2010 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2015. Trung bình mỗi năm Thành phố mở 15-20 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bằng nhiều hình thức thông tin tuyên truyền, cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự phối kết hợp chặt chẽ của các Hội, đoàn thể Thành phố nên công tác đào tạo nghề đạt kết quả đáng khích lệ, tỉ lệ lao động qua đào tạo của Thành phố tăng dần theo các năm.
Thành phố xây dựng đề án về giải quyết việc làm; Tạo điều kiện về thuê đất, mặt bằng, thuê lao động, cho vay tín dụng ƣu đãi, miễn giảm thuế, khuyến khích sử dụng nguyên liệu, lao động tại chỗ; xúc tiến xuất khẩu lao động. Mỗi năm Thành phố giải quyết cho ít nhất 5600 lao động có việc làm ổn định. Qua gần 3 năm trở lại đây, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 17.755 lao động, trong đó chủ yếu là lực lƣợng lao động làm việc trong các ngành du lịch - dịch vụ, công nghiệp, xây dựng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thành phố tăng đáng kể, từ 70% năm 2010 lên 74% vào năm 2012; ƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đạt 80%/tổng số lao động xã hội vào năm 2015 (=100% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXIII).
Tăng cƣờng các hoạt động dịch vụ việc làm trên cơ sở củng cố và tăng cƣờng các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố nhằm tƣ vấn cho ngƣời lao động chọn nghề học, hình thức, nơi học, chọn nơi làm việc, tƣ vấn về pháp luật lao động; đồng thời cung cấp thông tin về thị trƣờng lao động và ngƣời sử dụng lao động, tổ chức cung ứng lao động cho ngƣời sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Hỗ trợ ngƣời lao động để họ tự phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tự tạo việc làm cho mình, cho lao động trong gia đình họ.
Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm từng bƣớc đƣợc xã hội hóa. Hệ thống cơ sở dạy nghề, trong đó có cơ sở ngoài công lập đƣợc mở rộng dƣới nhiều hình thức, đã huy động nhiều nguồn lực cho dạy nghề, chất lƣợng nguồn lao động cũng tăng lên, từng bƣớc đáp ứng phần nào nhu cầu cung ứng lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, Thành phố còn thực hiện các dự án về tín dụng việc làm với lãi suất ƣu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm và tự tạo việc làm cho lao động. Thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm và Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của Thành phố. Tạo môi trƣờng thuận lợi, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm, có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển thị trƣờng lao động, tạo việc làm phù hợp.
Và các cơ chế, chính sách hỗ trợ khác về xây dựng thƣơng hiệu sản
phẩm, xúc tiến thƣơng mại.
Thứ hai: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi, là tiền đề để Thành phố phát triển kinh tế xã hội theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao áp dụng tiến bộ KHCN… nhằm tạo việc làm và thu hút lao động mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thành phố tăng cƣờng đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển; đồng thời, gắn các chƣơng trình kinh tế - xã hội với chƣơng trình giải quyết việc làm.
Các điều kiện về địa hình, với lợi thế là đầu mối giao thông quan trọng, hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy đã trở thành mạch máu giao thông thông suốt, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải của nhân dân. Hệ thống Quốc lộ 18, quốc lộ 279, cảng biển nƣớc sâu Cái Lân, cảng du lịch Bãi Cháy, Tuần Châu, Hòn Gai, hệ thống đƣờng sắt…Dịch vụ xe bus, dịch vụ tàu thuyền trên biển đang góp phần giải quyết nhu cầu đi lại, tham quan, du lịch của nhân dân và du khách. Cầu Bãi Cháy đã nối thông Quốc lộ 18, trục giao thông huyết mạch của vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tạo ra nhiều cơ hội giao thƣơng, là bƣớc ngoặt lịch sử trong việc phát triển kinh tế xã hội cho Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh Bắc Bộ nói chung. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của Thành phố Hạ Long, du lịch đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế. Hệ thống giao thông trong nội bộ Tỉnh đƣợc phát triển mạnh, đây sẽ là cơ sở quan trọng hàng đầu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phân công lao động tại chỗ.
Ngoài ra, Hạ Long có tài nguyên khoáng sản rất phong phú, tài nguyên biển và cảng biển tất thuận lợi để phát triển nhanh các ngành: cơ khí đóng tàu, sửa chữa tàu biển, xuất khẩu, dịch vụ cảng và hàng hải, công nghiệp chế biến…tập trung chủ yếu các sản phẩm: than đá, vật liệu xây dựng, các loại đồ uống, lƣơng thực thực phẩm…Đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ ƣớc đạt 19 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 15%/năm.
Tăng cƣờng ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất, dịch vụ, phát triển những ngành sản xuất và dịch vụ có lợi thế gắn với phát triển công nghệ cao. Đồng thời giảm tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng, ƣu tiên phát triển ngành dịch vụ nhằm tạo cho Hạ Long thƣơng hiệu thành phố du
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lịch, thành phố xanh. Vịnh Hạ Long có giá trị kinh tế to lớn về du lịch, cảnh quan địa chất, địa mạo, là một trong hai vịnh đẹp nhất Việt Nam, thƣờng xuyên đón tiếp các tàu du lịch quốc tế tới tham quan và du lịch. Ngoài ra, khu du lịch Quốc tế Tuần Châu còn là điểm du lịch lí tƣởng với nhiều loại tàu du lịch hấp dẫn nhƣ: Công viên nhạc nƣớc, biểu diễn cá heo, hải cẩu, du thuyền,… kết hợp với loại hình du lịch lịch sử: Khu di tích và danh thắng Núi Bài Thơ, Chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn… Bên cạnh đó các khu du lịch sinh thái Hùng Thắng, Yên Cƣ nối liền với quần thể du lịch sinh thái Hoàng Tân, Yên Hƣng, các điểm du lịch sinh thái ở eo biển Cửa Lục, công viên bãi tắm trung tâm Bãi Cháy, bảo tàng sinh thái Hạ Long và công viên Lán Bè đi vào hoạt động đã mở ra các loại hình du lịch phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Đi cùng với phát triển loại hình du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn cuãng đƣợc Thành phố Hạ Long quan tâm quy hoạch, xây dựng , đƣa vào sử dụng đạt hiệu quả cao nhƣ khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hoàng Gia, hệ thống khách sạn Sài Gòn - Hạ Long, Novotel, Hạ Long Dream, Hạ Long Pearl, Bạch Đằng… cùng với 475 cơ sở lƣu trú du lịch, 381 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 2 - 4 sao, 5888 phòng nghỉ, 478 tàu du lịch có khả năng đón hàng vạn khách mỗi ngày.
Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố, tập trung phát triển những ngành kinh tế có thế mạnh nhƣ: Kinh tế cảng biển, du lịch - dịch vụ, công nghiệp thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống do vậy tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm đáng kể, từ 2% năm 2010 xuống còn 1,7% vào năm 2012, phấn đấu đến năm 2015 tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của Thành phố xuống còn 1,5%. Cơ cấu lao động đƣợc chuyển dịch từ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp sang các ngành: Du lịch - dịch vụ; Công nghiệp - xây dựng để phù hợp với việc đất đai bị thu hẹp dần do quá trình đô thị hóa.