Thực trạng về lao động

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động thành phố hạ long, quảng ninh (Trang 69 - 71)

5. Kết cấu đề tài

3.3.1.Thực trạng về lao động

Thực hiện nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, quyết định số 3020/2006/ QĐ - UBND ngày 9/10/2006 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt chƣơng trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm. UBND Thành phố đã xây dựng và ban hành quyết định phê duyệt chƣơng trình đào tạo nghề - giải quyết việc làm Thành phố với các mục tiêu chủ yếu nhƣ:

- Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm 5000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động bình quân mỗi năm đạt từ 80 đến 100 ngƣời.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dƣới 2% và tăng tỷ lệ thời gian lao động khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2010.

- Thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp sang các ngành kinh tế khác, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

- Nâng tỷ lệ lao động qua tào tạo từ 59% (năm 2005) lên 70% vào năm 2010, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55% - 60%.

Sau khi chƣơng trình đào tạo nghề - giải quyết việc làm của Tỉnh đƣợc ban hành, UBND Thành phố Hạ Long đã triển khai đƣợc một số nội dung đó là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung của chƣơng trình đào tạo nghề - giải quyết việc làm gắn với chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2006-2010, định hƣớng đến năm 2020.

- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2010, điều chỉnh quy hoạch chung phát triển Thành phố đến năm 2020; ban hành danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tƣ; thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Tỉnh và Nhà nƣớc nhằm thu hút đầu tƣ, phát triển sản xuất, đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn và ngoài địa bàn Thành phố đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Chú trọng đào tạo các nhóm nghề phục vụ các lĩnh vực kinh tế có thế mạnh của Tỉnh và Thành phố nhƣ: công nghiệp đóng tầu, cơ khí, du lịch... Tập trung chỉ đạo các phƣờng, xã xa trung tâm Thành phố đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Mỗi năm Thành phố huy động từ 15-20 tỷ đồng vốn từ các nguồn cho khoảng 6000 lƣợt hộ vay để giải quyết việc làm. Số lao động đƣợc tạo việc làm hang năm đều đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch. 5 năm qua có 22.870 lao động đƣợc tạo việc làm, thu nhập ổn định.

Bảng 3.5: Số ngƣời trong độ tuổi lao động tại Thành phố Hạ Long

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Dân số trung bình (ngƣời) 220.506 221.544 227.508 Số ngƣời trong độ tuổi lao động 119.000 124.300 125.514

* Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hạ Long (2012)

Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của ngƣời lao động có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phƣơng. Vì vậy, Thành phố luôn quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho ngƣời lao động. Trong những năm qua, lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lƣợng lao động ở Thành phố Hạ Long tăng lên với tốc độ khá nhanh, đặc biệt lực lƣợng lao động đã qua đào tạo cũng tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng bình quân là 29,6%.

* Về sự chuyển dịch cơ cấu lao động:

Cùng với tiềm năng phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố, cơ cấu lao động cũng đƣợc chuyển dịch theo hƣớng tăng dần lao động ở khu vực công nghiệp - dịch vụ, giảm dần lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản.

Bảng 3.6. Lao động theo các ngành kinh tế

Đơn tính vị: người; %

TT Phân theo ngành 2010 2011 2012 Cơ cấu lao động (%)

2010 2011 2012

Tổng số lao động 119.000 124.300 125.514 100 100 100

1. Nông, lâm, thủy sản 14.756 14.980 14.985 12,4 12 11,9

2. Công nghiệp và XD 47.838 50.320 49.835 40,2 40,5 39,7

3. Dịch vụ 56.406 59.000 60.694 47,4 47,5 48,4

* Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hạ Long (2012)

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động thành phố hạ long, quảng ninh (Trang 69 - 71)