Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanhtra đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản của thanh tra tỉnh (từ thực tiễn tỉnh lâm đồng (Trang 27)

5. Bố cục của Luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanhtra đầu tư xây dựng

dựng cơ bản

1.3.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra trong lĩnh vực này này

Trong những năm gần đây, hệ thống các quy định pháp luật về thanh tra ngày càng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. Tuy nhiên, hiện nay về cơ chế, chính sách, các văn bản quy định của pháp luật về ĐTXDCB chưa đồng bộ, nhiều quy định cịn chồng chéo, nên khó khăn khi áp dụng. Nếu cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật đồng bộ và phù hợp giúp cho việc xem xét đánh giá kết luận thanh tra một cách chính xác, khách quan và dể thực hiện trong trong thực tiễn. Ngược lại nếu cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ sẽ dẫn đến khó khăn trong việc kết luận cũng như xử lý sau thanh tra.

1.3.2. Tổ chức bộ máy thanh tra

Thanh tra tỉnh là cơ quan chun mơn thuộc UBND cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp QLNN về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ15. Nhưng theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 475/2008/TTLT-TTCP-BNV ngày 13/3/2009 của Liên bộ Thanh tra Chính phủ – Bộ Nội vụ có nêu biên chế của Thanh tra tỉnh do UBND cấp tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được trung ương giao và căn cứ vào quy định về định mức biên chế, khối lượng cơng việc và tính chất đặc thù, phức tạp của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, UBND cấp tỉnh bố trí biên chế cho Thanh tra tỉnh đảm bảo đủ lực lượng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao là rất chung chung và chỉ phù hợp với phân cấp quản lý cán bộ, nhưng trên thực tế rất khó triển khai thực hiện. Biên chế của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện được bao nhiêu phụ thuộc vào quyết định có tính

15

chủ quan của Chủ tịch UBND, việc tham mưu của cơ quan nội vụ cùng cấp và việc phân chia các phòng nghiệp vụ thực hiện tất cả các chức năng giống như một đơn vị trực thuộc, trong khi đó biên chế của một phịng trung bình 06 người, nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra về ĐTXDCB.

1.3.3. Trình độ năng lực của thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra

Trong những năm qua tuy ngành thanh tra có nhiều cố gắng củng cố hoạt động của cán bộ, công chức ngành thanh tra, nhưng thực tế thanh tra về ĐTXDCB là một lĩnh vực khó. Do vậy, ngồi việc nắm vững các quy định của pháp luật cịn phải có trình độ chun mơn sâu về lĩnh vực này mới có thể làm tốt. Theo số liệu thống kê của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đến tháng 12/2013, ngành thanh tra Lâm Đồng có 208 cán bộ cơng chức, thanh tra viên chính và tương đương 16 người chiếm 7,7%; thanh tra viên 87 người chiếm 41,8%, chuyên viên và cán bộ hợp đồng 105 người chiếm 50,5%. Trong đó cán bộ được đào tạo chuyên ngành luật 70 người chiếm 33,7%; đào tạo chuyên ngành kinh tế 71 người chiếm 34,1%; đào tạo chuyên ngành xây dựng 21 người chiếm 10,1% và đào tạo các chuyên ngành khác 46 người chiếm 22,1%16. Qua đó ta thấy lực lượng thanh tra viên và thanh tra viên chính chiếm tỉ lệ 49,5% và đa phần được đào tạo hệ tại chức, nên trong q trình tác nghiệp cũng gặp những khó khăn nhất định, cán bộ vừa thiếu lại vừa thừa, nên số cán bộ làm được việc chiếm tỉ lệ thấp; nhân lực hạn chế nhưng công việc được giao càng nhiều dẫn đến một số cán bộ làm được việc được giao nhiều trọng trách hơn và hệ lụy kéo theo của vấn đề này là cán bộ thanh tra phải làm việc trên mức bình thường, làm việc ngồi giờ nhiều, khơng có quỹ thời gian để nghỉ ngơi, giảm dần cơ hội học tập nâng cao trình độ, tái tạo sức lao động để cơng tác, phục vụ trong thời gian dài.

Năng lực, trình độ cũng như phẩm chất chính trị của cán bộ làm cơng tác thanh tra có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động thanh tra. Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh tra cao sẽ là tiền đề vững chắc bảo đảm cho hoạt động thanh tra đúng với đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

16

Trong lĩnh vực thanh tra ĐTXDCB, thanh tra viên, người làm công tác thanh tra ngoài việc nắm vững chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực ĐTXDCB cịn địi hỏi phải có những hiểu biết chun mơn kỹ thuật nhất định liên quan đến lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, quy hoạch. Có như vậy, những kết luận, kiến nghị mà họ đưa ra trong hoạt động thanh tra mới thực sự khách quan, khoa học và thuyết phục được các cá nhân, tổ chức có liên quan và dể thực hiện được trên thực tế.

Trong hoạt động thanh tra, nếu chỉ xét về năng lực, trình độ chun mơn thơi cũng chưa đủ mà cần người cán bộ thanh tra phải có ý thức chính trị kiên định rõ ràng và trong sáng, khách quan khi thi hành nhiệm vụ. Vì ý thức chính trị cán bộ làm cơng tác thanh tra không chỉ là nhân tố đảm bảo các quy phạm pháp luật được áp dụng đúng đắn và chính xác, mà cịn giúp cho người cán bộ thanh tra có được bản lĩnh để xử lý các tình huống trong thực tiễn một cách nhanh chóng, kịp thời và sáng tạo. Hoạt động thanh tra là xem xét việc chấp hành của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn, cho nên cán bộ làm công tác thanh tra phải là người gương mẫu chí cơng vơ tư khi thi hành cơng vụ và có đạo đức nghề nghiệp.

1.3.4. Việc đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ hoạt động thanh tra tra

Trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện chuyên môn, các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho công tác thanh tra là rất quan trọng. Nhưng từ năm 2009 đến tháng 10/2013, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng chưa được trang bị máy tính cá nhân, phương tiện, cơng nghệ thơng tin… nhất là máy tính cá nhân cho mỗi cán bộ, thanh tra viên khi tham gia đoàn thanh tra, nên khi tham gia các đoàn thanh tra phải thay nhau sử dụng một máy hoặc sử dụng nhờ máy của đơn vị dẫn đến kéo dài thời gian thanh tra và khơng đảm bảo tính bảo mật trong hoạt động thanh tra. Bên cạnh đó về cơng cụ, phương tiện, công cụ hỗ trợ giám định chất lượng cơng trình để cũng cố chứng cứ trong việc thực hiện nhiệm vụ cịn khó khăn, nhất là lĩnh vực thanh tra về ĐTXDCB.

1.3.5. Công tác chuẩn bị, tổ chức và phối hợp thực hiện công việc trong hoạt động thanh tra động thanh tra

Trong quá trình thanh tra về ĐTXDCB cần có sự phối hợp giữa đồn thanh tra, đối tượng được thanh tra và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan từ khâu chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra và xử lý sau thanh tra.

Thứ nhất, việc chuẩn bị nhân lực cho đồn thanh tra cũng là một khâu có tác

động không nhỏ đến kết quả hoạt động của đồn thanh tra. Vì đồn thanh tra có những thành viên đủ năng lực sẽ thành công tới 50%, công việc kế tiếp là người lãnh, chỉ đạo để đoàn thanh tra đi đúng quỹ đạo như phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra; việc áp dụng các trình tự, thủ tục... và quyền hạn của đoàn thanh tra, thanh tra viên. Theo tác giả luận văn cho rằng, để việc thanh tra bảo đảm đúng mục đích, nội dung, thời hạn thanh tra thì quá trình chuẩn bị phải xây dựng được kế hoạch thanh tra phù hợp. Đối với thành viên đoàn thanh tra cần phải lựa chọn được

những người có năng lực trình độ, thích hợp với nhiệm vụ được phân cơng.

Thứ hai, chỉ đạo hoạt động của đoàn thanh tra là nhiệm vụ được thực hiện

thường xuyên trong các cơ quan thanh tra nhà nước, thuộc trách nhiệm trực tiếp của người ra quyết định thanh tra. Việc chỉ đạo hoạt động của đoàn thanh tra là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định hiệu lực, hiệu quả của một cuộc thanh tra. Cho đến nay, qua nghiên cứu chưa thấy có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể các nguyên tắc chỉ đạo trong hoạt động của đoàn thanh tra. Nhưng thông qua các quy định của pháp luật hiện hành cũng như Luật thanh tra năm 2010, chúng ta cũng có thể hiểu việc chỉ đạo đoàn thanh tra cần phải tôn trọng các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Người ra quyết định thanh tra khi chỉ đạo hoạt động của đoàn thanh tra phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật như phân định ranh giới về thẩm quyền do pháp luật quy định để chỉ đạo đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung thanh tra, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong q trình thanh tra một cách chính xác, khách quan nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho đoàn

thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất; đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về việc chỉ đạo của mình.

+ Ngun tắc bảo đảm tính chủ động, tính tự chịu trách nhiệm của trưởng đồn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra: Trong q trình thanh tra, trưởng đồn thanh tra, thành viên đồn thanh tra thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật để chủ động thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu, xác minh, đánh giá chứng cứ, yêu cầu giải trình, trả lời chất vấn… từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá, đề xuất các kiến nghị. Do vậy, để cuộc thanh tra được thực hiện một cách khách quan, chính xác tạo tính chủ động và tự chịu trách nhiệm cá nhân của trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra. Người ra quyết định thanh tra không trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ thu thập tài liệu, hồ sơ, xác minh, đánh giá chứng cứ và yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình... mà người ra quyết định thanh tra cần bám sát hoạt động của đoàn thanh tra chỉ đạo, đơn đốc để đồn thanh tra thực hiện theo đúng nội dung, mục đích, yêu cầu kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Trường hợp trưởng đoàn, thành viên đồn thanh tra khơng thể đáp ứng được yêu cầu cơng việc thì người ra quyết định thanh tra không được làm thay. Nếu thông qua hoạt động chỉ đạo xét thấy cần thiết có thể thay thế trưởng đồn, thành viên đoàn thanh tra hoặc bổ sung thêm lực lượng, thời gian để đoàn thanh tra đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, chế độ thủ trưởng, trách nhiệm cá nhân: khi chỉ đạo, quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra cần phải lắng nghe ý kiến của trưởng đoàn thanh tra, các thành viên đồn thanh tra. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên đồn thanh tra hoặc có đề xuất khác với quan điểm chỉ đạo của mình thì người ra quyết định thanh tra cần phải thực sự khách quan trong việc xem xét, đánh giá thận trọng, cân nhắc tỷ mỷ, trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến chỉ đạo, quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về những chỉ đạo, quyết định của mình.

Qua phân tích trên cho thấy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả động thanh tra, có những yếu tố đã và đang được phát huy, song cũng có những yếu tố chưa được đề cập đúng mức trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra. Do vậy,

để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra cần phải đánh giá được các yếu tố tác động tới hoạt động này để từ đó có các giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Theo tác giả, để công tác thanh tra đạt được kết quả cao thì trước khi tiến hành thanh tra trong khâu tổ chức nhân sự đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn cán bộ, thanh tra viên có năng lực sở trường phù hợp với nội dung thanh tra, lãnh đạo phải luôn lắng nghe ý kiến đề xuất của các thành viên đoàn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, coi đây là yếu tố quyết định thành công của mỗi cuộc thanh tra. Việc xây dựng kế hoạch tiến hành các cuộc thanh tra phải cụ thể, nội dung cũng như thời gian thanh tra phù hợp với từng thời kỳ. Bên cạnh sau đó khi ra quyết định thanh tra cần phải chỉ đạo, tổ chức các đoàn thanh tra sao cho hợp lý, khoa học. Trong chỉ đạo, điều hành đồn thanh tra phải ln nắm bắt kịp thời thông tin, diễn biến của cuộc thanh tra; thường xuyên kiểm tra thông qua hoạt động giám sát của đoàn thanh tra giúp cho các đoàn thanh tra hoạt động thanh tra đúng pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của đoàn thanh tra, thanh tra viên, các đơn vị, bộ phận có liên quan cũng như trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thanh tra đối với từng cuộc thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra phải xác định rõ nội dung trọng tâm và những vấn đề chủ yếu để tập trung chỉ đạo, đảm bảo kết thúc gọn, kết luận chính xác.

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THANH TRA VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA THANH TRA TỈNH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

2.1. Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản

Hiện nay, nhà nước đã ban hành nhiều văn pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và thực hiện hoạt động thanh tra về ĐTXDCB. Nội dung những văn bản pháp luật này tương đối phong phú, đa dạng: từ những quy định về các vấn đề chung liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra nói chung cho đến những quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động thanh tra về ĐTXDCB. Trong khuôn khổ nội dung của luận văn này, tác giả tập trung phân tích một số vấn đề cơ bản được pháp luật quy định liên quan đến hoạt động thanh tra về ĐTXDCB.

2.1.1. Bộ máy thanh tra

Theo quy định của Luật thanh tra, Thanh tra tỉnh là cơ quan chun mơn của UBND cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp QLNN về cơng tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ17. Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, Thanh tra tỉnh được cơ cấu, sắp xếp thành các bộ phận chuyên môn với chức năng nhiệm vụ được phân định.

Ở tỉnh Lâm Đồng, để phù hợp với quy định của Luật thanh tra, Thông tư Liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV ngày 13/3/2009 của Liên bộ Thanh tra Chính phủ – Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Văn bản hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 78/2009/QĐ-UBND ngày 23/9/2009 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh. Theo đó, Thanh tra tỉnh hiện nay có: Văn phịng và Phịng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1, 2, 3, 4. Văn phịng và các phịng có cấp trưởng và một cấp phó. Tổng số cán bộ, cơng chức Thanh tra tỉnh tính đến thời điểm tháng 12/2013 là 34 người, gồm: Chánh

17

thanh tra quản lý điều hành chung, 02 Phó chánh thanh tra là người giúp Chánh thanh tra chỉ đạo một số mặt công tác do Chánh thanh tra phân công và chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Về

Một phần của tài liệu Thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản của thanh tra tỉnh (từ thực tiễn tỉnh lâm đồng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)