0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Định hướng cơ bản của ngành thanhtra đối với lĩnh vực hoạt động thanhtra

Một phần của tài liệu THANH TRA VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA THANH TRA TỈNH (TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 81 -83 )

5. Bố cục của Luận văn

3.1. Định hướng cơ bản của ngành thanhtra đối với lĩnh vực hoạt động thanhtra

Theo định hướng của Thanh tra Chính phủ, trong thời gian tới tồn ngành tập trung triển khai có hiệu quả các quy định của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nội dung thanh tra tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cấp, các ngành, gắn với mục tiêu, giải pháp về phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và từng địa phương trong những năm tới. Hoạt động thanh tra hướng mạnh vào việc phát hiện, chấn chỉnh, kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, công tác cải cách hành chính, phịng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trên cơ sở yêu cầu, mục tiêu đặt ra đối với ngành thanh tra, Thanh tra Chính phủ giao Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra về xây dựng cơ bản trong thời gian tới, cụ thể là:

– Thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong công tác QLNN, tập trung vào các nội dung: Công tác quy hoạch, quản lý ĐTXDCB, đầu tư mua sắm tài sản; việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

– Thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng các cơng trình, dự án.

– Thanh tra các chương trình, đề án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tập trung các chương trình, đề án sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn ODA, BT, BOT, nguồn vốn ngân sách lớn.

– Về củng cố kiện tồn đội ngủ cán bộ cơng chức ngành thanh tra Lâm Đồng: Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 08/2011/CT-UBND ngày 28/9/2011 về

việc triển khai thi hành Luật thanh tra năm 2010 và củng cố đội ngũ cán bộ công chức ngành Thanh tra Lâm Đồng với những nội dung cơ bản như: Rà soát, sắp xếp, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, tuyển dụng, trong đó: tập trung vào các lĩnh vực hiện nay còn thiếu, còn yếu; tạo điều kiện để cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và để đủ tầm và đủ điều kiện bổ nhiệm ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính. Hạn chế việc điều chuyển cán bộ thanh tra sang làm việc khác nếu không cần thiết….

– Về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra:

+ Tiếp tục nghiên cứu tìm hướng đi thích hợp và hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về vai trị, tầm quan trọng của hoạt động theo dõi, đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra. Trong đó cần nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng trong hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong cơng tác QLNN, góp phần tích cực vào việc hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.

+ Tăng cường thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng các cơ quan QLNN trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra đã được ban hành. Xem đây là công việc thường xuyên và gắn với việc theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra như là một nhiệm vụ chính khơng thể thiếu được. Vì có thường xun theo dõi, đơn đốc, kiểm tra mới theo sát được việc đối tượng thanh tra có thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra hay không hoặc thực hiện ở mức độ nào, nghiêm túc hay không nghiêm túc... để kịp thời có biện pháp đảm bảo các kết

luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được thực hiện nghiêm túc.

+ Cần nâng cao hơn nữa chất lượng các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Khi các kết luận thanh tra đã được ban hành phải được công khai theo quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thanh tra nhằm tăng cường sự

giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra.

– Thực hiện tốt bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thanh tra theo Quyết định số 1657/2005/QĐ-TTCP ngày 06/9/2005 của Tổng thanh tra Chính phủ quy định về quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thanh tra.

– Cần làm rõ chức năng của các cơ quan thanh tra nhất là thanh tra Sở xây dựng, thanh tra Sở kế hoạch và đầu tư; thanh tra Sở tài chính... để khắc phục những chồng chéo trong việc xác định đối tượng, phạm vi và nội dung thanh tra.

3.2. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu THANH TRA VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA THANH TRA TỈNH (TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 81 -83 )

×