Thực trạng hoạt động thanhtra về đầu tư xây dựng cơ bản của Thanhtra tỉnh

Một phần của tài liệu Thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản của thanh tra tỉnh (từ thực tiễn tỉnh lâm đồng (Trang 57 - 81)

5. Bố cục của Luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động thanhtra về đầu tư xây dựng cơ bản của cơ quan Thanh

2.2.2. Thực trạng hoạt động thanhtra về đầu tư xây dựng cơ bản của Thanhtra tỉnh

tra tỉnh từ năm 2009 đến năm 2013

2.2.2.1. Ưu điểm

Thanh tra tỉnh Lâm Đồng luôn thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ; hạn chế trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra39. Về trình tự tiến hành một cuộc thanh tra ĐTXDCB, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cơ bản thực hiện theo đúng quy định của Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/03/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra; Quyết định số 2894/2008/QĐ- TTCP ngày 23/12/2008 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra; Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28/12/2000 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước; Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13/9/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước; Quyết định số 181/2004/QĐ-TTg ngày 15/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định về danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật và tối mật của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND và cơ quan, tổ chức liên quan thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...; thực hiện giám sát, kiểm tra hoạt động của các đoàn thanh tra theo quy định tại Quyết định số 2861/2008/QĐ-TTCP ngày 22/12/2008 của Thanh tra chính phủ Ban hành Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động đồn thanh tra. Do đó, những năm qua chưa để xảy ra tình trạng làm lộ bí mật nhà nước, cũng như phát sinh đơn khiếu nại của các cơ quan, tổ chức khi tiến hành thanh tra các cơng trình,dự án ĐTXDCB.

b) Về nội dung thanh tra

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo chức năng, nhiệm vụ được giao, để phục vụ cho công tác QLNN ngày càng tốt hơn, trên cơ sở Nghị quyết của Tỉnh ủy; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế tại địa phương cũng như tình hình thực tế của từng năm và kế hoạch hàng năm và định hướng chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã tiến

39

hành khảo sát, nắm tình hình xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện và tổ chức các cuộc thanh tra theo chỉ đạo đột xuất của UBND tỉnh. Trong đó lĩnh vực ĐTXDCB đã được coi trọng, nên từ năm 2009 đến năm 2013, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đều đưa vào kế hoạch thanh tra lĩnh vực quản lý dự án ĐTXDCB đối với Giám đốc các sở, ngành và UBND cấp huyện, thành phố trong tỉnh coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Hoạt động thanh tra về ĐTXDCB trong những năm qua tại Thanh tra tỉnh Lâm Đồng thường chú trọng vào thanh tra ở 02 dạng sau:

b1) Thanh tra trách nhiệm của các cấp, các ngành liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

Về lĩnh vực ĐTXDCB, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng không chỉ tiến hành hoạt động thanh tra các dự án, cơng trình cụ thể mà cịn gắng với cơng tác QLNN để thanh tra trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND các cấp, Giám đốc các sở, ngành trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ trên một số lĩnh vực. Trong đó có lĩnh vực về quản lý ĐTXDCB, qua đó làm lành mạnh hóa cơng tác ĐTXDCB trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng: Quy hoạch là khâu rất quan trọng, làm tiền đề cho các quá trình đầu tư. Hiện nay, chất lượng quy hoạch phát triển nhiều ngành chưa cao hoặc chậm được phê duyệt, chưa gắn kết chặt chẽ quy hoạch phát triển ngành với vùng và địa phương, chưa sát với thực tế, chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa chú trọng thỏa đáng đến yếu tố môi trường và xã hội… Rõ ràng là hiện chưa có sự thống nhất giữa quy hoạch “cứng” với quy hoạch “mềm”, giữa quy hoạch mang tính định hướng với quy hoạch mang tính chỉ tiêu. Chất lượng quy hoạch còn hạn chế, thiếu tầm nhìn dài hạn và đồng bộ, chưa tn thủ tính khách quan của quy luật thị trường. Kế hoạch đầu tư phải chờ điều chỉnh, trong khi quy hoạch khơng sát, dẫn đến có cơng trình xây dựng xong hiệu quả rất thấp, gây thất thốt lãng phí lớn. Tình trạng lập quy hoạch cho có hình thức để đủ thủ tục xin vốn đầu tư, quyết định kế hoạch đầu tư không chuẩn bị kỹ vẫn phổ biến; khi chất lượng cơng trình kém, xuống cấp nhanh thì lại đổ lỗi cho

thời gian, nhiệm vụ gấp, phải bảo đảm tiến độ trên giao… Tính pháp lý của quy hoạch thấp, phổ biến tình trạng khơng tn thủ nghiêm theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt; thay đổi bổ sung không đúng thẩm quyền làm sai lệch quy hoạch chung, chưa tôn trọng quy hoạch của các ngành khác… Trong khi đó theo quy định của pháp luật thì UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng trong địa giới hành chính do mình quản lý theo phân cấp, làm cơ sở quản lý các hoạt động xây dựng, triển khai các dự án đầu tư và xây dựng cơng trình40....

Tuy nhiên, từ năm 2009 đến năm 2013, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng chỉ tiến hành thanh tra việc UBND các huyện, Giám đốc các sở, ngành trên trên bàn tỉnh có lập quy hoạch, phê duyệt quy hoạch hay không và chủ yếu xem các cấp, các ngành đã tiến hành lập được bao nhiêu xây dựng trên bao nhiêu quy hoạch phải lập. Chưa tiến hành đi sâu kiểm tra quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, năng lực của các tổ chức tư vấn lập quy hoạch, năng lực của chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ mơn chuyên ngành của đồ án quy hoạch xây dựng; chất lượng thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng và nhất là việc đánh giá chất lượng các đồ án quy hoạch đã được duyệt vào thực tiễn như thế nào để đánh giá hiệu quả đầu tư còn chưa được chú trọng, cũng như các quy hoạch đã được duyệt thì đã tiến hành triển khai trên thực tiễn ra sao. Có gì bất cập hoặc không phù hợp khi triển khai thực hiện, nhất là việc triển khai đầu tư và quản lý quy hoạch theo đồ án đã được phê duyệt cũng như việc điều chỉnh quy hoạch có đúng quy định hay khơng. Từ đó có cơ sở đánh giá chéo giữa công tác lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng, quản lý quy hoạch xây dựng với thực tiễn áp dụng khi triển khai xây dựng các cơng trình, dự án theo kế hoạch 05 năm, 10 năm và định hướng phát triển lâu dài cũng như việc điều chỉnh quy hoạch, lý do điều chỉnh quy hoạch để đánh giá chất lượng cũng như hiệu quả nguồn vốn đã bỏ ra để thực hiện cơng tác quy hoạch.

Vì trên thực tiễn công tác cho thấy có nhiều địa phương khơng qua tâm đến chất lượng quy hoạch cũng như phản biện của xã hội, nhất là các quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch đô thị là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia

40

đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, bn… được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác. Nhưng khi quy hoạch các đơn vị tư vấn không tìm hiểu kỹ, chính quyền các cấp một phần khơng có trình độ về chun mơn trong công tác lập quy hoạch hoặc không quan tâm và phó thác cho đơn vị tư vấn. Sau khi quy hoạch đã được phê duyệt không tiến hành quản lý được, hiện tượng xây dựng tràn lan không quản lý được hoặc quy hoạch xây dựng được lập và phê duyệt sau khi đã xây dựng các cơng trình dự án. Điển hình như năm 2013, Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã thành lập đoàn thanh tra theo Quyết định số 05/QĐ-TTr ngày 03/01/2013 để thanh tra toàn diện dự án sắp xếp, ổn định dân di cư tự do xã Phi Liêng do UBND huyện Đam Rông làm chủ đầu tư. Qua thanh tra Chủ đầu tư có nhiệm vụ khảo sát, khơng có phương án kỹ thuật khảo sát được phê duyệt41, khơng có báo cáo kết quả khảo sát42; hồ sơ dự án không đảm bảo như: hồ sơ dự án khơng có thiết kế cơ sở theo quy định, khơng thể hiện việc phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất, không có các phương án thiết kế kiến trúc đối với các cơng trình, khơng thể hiện việc phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án43. Nên sau 05 năm triển khai chỉ giải quyết cho 75/167 hộ, đạt tỷ lệ 45% so với mục tiêu dự án đề ra, các cơng trình xây dựng khơng phù hợp, gây lãng phí vốn đầu tư và đầu tư thiếu tính đồng bộ và bền vững về lâu về dài.

b2) Thanh tra đối với việc thực hiện một số cơng trình, dự án cụ thể

Về thực hiện thanh tra một số cơng trình cụ thể, từ năm 2009 đến năm 2013, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cũng đã được chú trọng và xem đây cũng là công việc thường xuyên phải thực hiện của từng năm.

Ưu điểm

41

Điều 7 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng

cơng trình.

42 Điều 8 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng

cơng trình.

43

Thực tiễn từ năm 2009 đến hết năm 2013, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã ban hành 23 Quyết định để tiến hành thanh tra các cơng trình, dự án về đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh với với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 29.256.511,57 triệu đồng, trong đó có 304 cơng trình xây dựng dân dụng với tổng vốn đầu tư là 788.867 triệu đồng; 09 dự án xây dựng cơng trình giao thơng với tổng mức vốn đầu tư là 949.955 triệu đồng; 07 dự án cơng trình thủy lợi với tổng mức vốn đầu tư là 136.707 triệu đồng và 43 cơng trình, dự án thuộc lĩnh vực khác là 27.650.982,57 triệu đồng44. Qua công tác thanh tra cho thấy về chủ trương đầu tư đối với các cơng trình, dự án ĐTXDCB đã được các chủ đầu tư thực hiện đúng với chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, an ninh - quốc phòng được giữ vững và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương. Các loại vật liệu, thiết bị chủ yếu đưa vào sử dụng thi công đã được các cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế – dự toán đã được phê duyệt. Tại thời điểm kiểm tra các hạng mục cơng trình, dự án đang được khai thác, sử dụng bình thường, chưa có các biểu hiện hư hỏng lớn và hầu hết các cơng trình, dự án đã bàn giao đưa vào sử dụng phát huy được hiệu quả đầu tư theo mục tiêu dự án đề ra, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế – xã hội tại tỉnh nhà thể hiện qua từng lĩnh vực như:

+ Các dự án về giao thơng: Sau khi đầu tư đã góp phần thơng suốt các tuyến đường giao thông Quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến giao thông huyết mạch nối liền giữa các huyện, các xã đến tận các thôn, buôn tạo điều kiện lưu thơng hàng hóa và đi lại cho nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại đặc biệt khó khăn điển hình như: dự án đường ĐT723 đoạn Đà Lạt – Khánh Vĩnh; dự án đường cao tốc sân bay Liên Khương – Chân đèo Freen; dự án đường ĐT725 đoạn Lộc Bắc đi Đạ Tẻh; dự án Quốc lộ 28; dự án đường Bù Khiêu – Đức Phổ; dự án đường Gia Viễn – Nam Ninh tại huyện Cát Tiên; dự án đường vào xã Sơn Điền huyện Di Linh... đây là dự án khơng những có ý nghĩa về an ninh quốc phịng, phát triển kinh tế – xã hội của

44

địa phương mà cịn có ý nghĩa tạo sự liên kết vùng trong khu vực trong phát triển du lịch.

+ Các dự án về thủy lợi, các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 134, 135, 30a của Chính phủ đã góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số như: Thủy lợi Đạ Goai, huyện Đạ Huoai; hồ chứa nước BokaBang, huyện Đơn Dương; dự án xây dựng Hồ chứa nước xã B’Lá, huyện Bảo Lâm; dự án thủy lợi Đắk Tôn; dự án 30a tại huyện Đam Rông…

+ Các dự án về xây dựng, công nghiệp, dân dụng, giáo dục – đào tạo; Ytế góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ quan công sở, trường lớp học, Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng, Bệnh Viện 2 Bảo Lộc, các Trung tâm y tế nhất là Trung tâm y tế tại các tuyến huyện, tuyến xã trên địa bàn tỉnh.

Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua công tác thanh tra về quản lý ĐTXDCB tại một số dự án cũng còn một số tồn tại, sai phạm, lãng phí vốn đầu tư do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan và hầu hết các cơng trình, dự án được thanh tra đều có sai phạm, cá biệt có nhiều dự án sai phạm tại tất cả các khâu từ việc chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư như: việc quyết định đầu tư đến việc phân bổ và bố trí vốn đầu tư, sử dụng nguồn vốn đầu tư… Sai phạm trong công tác lập, thẩm định dự toán, dự án phê duyệt tăng không đúng khối lượng, đơn giá diễn ra phổ biến. Sai phạm trong việc bố trí vốn đầu tư dàn trải, do phân cấp quá rộng, đầu tư tràn lan, chưa tập trung dứt điểm cho các cơng trình chuyển tiếp, bố trí vốn cho các dự án không đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn, dẫn đến tiến độ thi công kéo dài, hiệu quả thấp, nợ khối lượng xây dựng cơ bản lớn, vượt quá khả năng ngân sách, gây mất cân đối ngân sách và gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp diễn ra ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tính đến 31/12/2011 tổng số các dự án sử dụng vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ cịn nợ khối lượng chưa thanh tốn cho các nhà thầu là 504,175 tỷ đồng tại 62 dự án. Trong đó vốn trái phiếu Chính phủ cịn nợ đọng tại 03 dự án là

320,442 tỷ đồng và vốn ngân sách tỉnh 59 dự án nợ đọng là 183,733 tỷ đồng và tính đến 31/12/2012, NSNN còn nợ đọng là 249,604 tỷ đồng45.

Qua kết quả công tác thanh tra của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng từ năm 2009 đến 2013 được thể hiện qua bảng 2.3:

Bảng 2. 3. Tổng hợp sai phạm phát hiện qua thanh tra tại các cơng trình, dự án từ năm 2009 đến năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng. Số TT Năm Tổng mức đầu tư Gía trị sai phạm phát hiện qua thanh tra Kiến nghị thu hồi nộp Ngân sách nhà nước Kiến nghị giảm trừ quyết tốn Kiến nghị thi cơng lại Kiến nghị khác 1 2009 820.119,57 1.145,89 568,413 302,987 274,49 0

Một phần của tài liệu Thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản của thanh tra tỉnh (từ thực tiễn tỉnh lâm đồng (Trang 57 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)