5. Bố cục của Luận văn
3.2. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác thanhtra đầu tư xây
3.2.6. Tổ chức, quản lý, điều hành đoàn thanhtra
Việc tổ chức, quản lý, điều hành đoàn thanh tra phải theo đúng quy định của pháp luật nhưng có sự linh hoạt, phát huy sở trường của các thành viên tham gia đoàn thanh tra để cuộc thanh tra có hiệu quả, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Trong quá trình triển khai cuộc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra cần thực hiện nghiêm các quy định của Luật thanh tra, Nghị định 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ và quy định của Thanh tra Chính phủ về quy trình tiến hành một cuộc thanh tra; Quy chế hoạt động của đoàn thanh tra trong tất cả các giai đoạn của quá trình thanh tra. Trong quá trình triển khai cuộc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra cần thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra tỉnh, thực hiện chế độ báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra kịp thời, đầy đủ, cụ thể để người ra quyết định thanh tra nắm bắt và có chỉ đạo xử lý kịp thời các vấn đề nổi lên qua thanh tra.
Trong quá trình tiến hành thanh tra, các thành viên đồn thanh tra cần có đầy đủ và nắm vững các văn bản quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của các ngành liên quan đến hoạt động về ĐTXDCB. Trên cơ sở đó áp dụng vào thực tế công việc được phân cơng để phân tích, đánh giá chứng cứ, phát hiện và tham mưu xử lý các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Thực tế hoạt động thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý ĐTXDCB chủ yếu liên quan đến:
+ Lập thiết kế – dự tốn cơng trình xây dựng nhất là việc áp dụng các định mức, đơn giá, các chế độ so với thực tiễn để triển khai thi cơng ngồi hiện trường.
+ Công tác tổ chức đấu thầu xây lắp – khâu quan trọng để chọn đúng đơn vị thi cơng có đủ năng lực để hồn thành cơng việc theo đúng hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư, cơng trình hồn thành đúng tiến độ sẽ phát huy hiệu quả đầu tư.
+ Công tác quản lý khối lượng thi cơng xây dựng cơng trình – khâu rất quan trọng để đánh giá khối lượng thực tiễn cần thiết để thi công tại hiện trường so với thiết kế – dự toán đã được phê duyệt để làm căn cứ đánh giá công tác thiết kế – lập dự tốn có phù hợp khơng, cũng như chất lượng các vật tư, thiết bị mà nhà thầu đã cam kết đưa vào sử dụng....
+ Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán để đánh giá sự trung thực của các nhà thầu, trong q trình thi cơng xây dựng.
+ Bảo đảm chất lượng cơng trình xây dựng – khâu quan trọng để cơng trình, dự án sử dụng được lâu dài theo mục tiêu dự án đã phê duyệt.
+ Chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của một số nhà thầu tham gia hoạt động tư vấn, thi cơng cơng trình.
+ Quyết tốn vốn đầu tư cơng trình hồn thành và quản lý, sử dụng tài sản hoàn thành sau đầu tư.
Vì vậy, để hoạt động thanh tra về ĐTXDCB được thực hiện có hiệu quả, các thành viên của đoàn thanh tra cần nắm vững các quy định pháp luật có liên quan đến những nội dung như đã nêu trên. Ngoài ra, thành viên của đoàn thanh tra cũng địi hỏi phải có những kiến thức chuyên môn nhất định về xây dựng, kiến trúc và quy hoạch để bảo đảm có thể đưa ra những kiến nghị, kết luận xác đáng, thuyết phục các đối tượng có liên quan.