5. Bố cục của Luận văn
2.1.2. Nội dung hoạt động thanhtra về đầu tư xây dựng cơ bản
Thanh tra về ĐTXDCB là lĩnh vực phức tạp và nội dung hoạt động thanh tra về ĐTXDCB tương đối đa dạng. Trong khuôn khổ nội dung này của luận văn, tác giả chỉ tập trung phân tích sâu nội dung hoạt động thanh tra về đầu tư xây dựng các cơng trình, dự án. Theo quy định của pháp luật, hoạt động thanh tra này bao gồm các nội dung sau đây:
2.1.2.1. Thanh tra trách nhiệm của các cấp, các ngành liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
a) Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
Kiểm tra thẩm quyền lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch như đối tượng, giai đoạn và thời gian lập quy hoạch xây dựng; nhiệm vụ quy hoạch xây dựng; căn cứ lập quy hoạch xây dựng; nội dung quy hoạch xây dựng; quy định về quản lý quy hoạch xây dựng; thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng và điều chỉnh quy hoạch xây dựng....
b) Thanh tra việc xây dựng cơng trình, dự án theo quy hoạch xây dựng đã được duyệt.
Thanh tra việc xây dựng cơng trình theo quy hoạch xây dựng đã được duyệt phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng và bản đồ quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đánh giá về sự phù hợp của cơng trình với quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch đó.
Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng cơng trình tn thủ theo các quy định về kiến trúc quy hoạch và các quy định khác của pháp luật về xây dựng.
Trên cơ sở đó kiểm tra cơng tác QLNN của các cấp, các ngành trong phạm vi do mình quản lý, nhằm phát hiện các sơ hở, yếu kém, vướng mắc trong quá trình quản lý để kiến nghị sửa đổi kịp thời.
2.1.2.2. Thanh tra đối với việc thực hiện một số cơng trình, dự án cụ thể, gồm: a) Thanh tra việc lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; việc khảo sát, thiết kế, dự tốn xây dựng cơng trình.
a1) Đối với việc thanh tra dự án đầu tư xây dựng cơng trình: Phải xem xét,
đánh giá, kết luận về sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp chưa có quy hoạch thì phải kiểm tra văn bản thoả thuận của cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch. Kiểm tra thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư và thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; kiểm tra năng lực của tổ chức lập dự án, năng lực của chủ nhiệm lập dự án.
Nếu dự án có điều chỉnh thì kiểm tra các thủ tục, điều kiện cho phép điều chỉnh, căn cứ để điều chỉnh.
a2) Đối với việc thanh tra công tác khảo sát xây dựng: Cần xem xét, đánh giá,
kết luận về trình tự lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, phương án khảo sát, nội dung báo cáo kết quả khảo sát, nghiệm thu kết quả khảo sát, năng lực của tổ chức khảo sát, năng lực cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm khảo sát. Trong trường hợp bổ sung nhiệm vụ khảo sát thì phải kiểm tra các quy định về điều kiện được phép bổ sung nhiệm vụ khảo sát đó.
a3) Đối với việc thanh tra cơng tác thiết kế xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước: Cần phải xem xét, đánh giá về sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật đối với
thiết kế cơ sở đã được cấp có thẩm quyền thẩm định; kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công đối với thiết kế kỹ thuật đúng cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp thiết kế hai bước thì phải kiểm tra sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công đối với thiết kế cơ sở đã được cấp có thẩm quyền thẩm định.
+ Kiểm tra việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật để tính tốn các khoản chi phí khác có liên quan như: chi phí khảo sát thiết kế, chi phí lập thiết kế kỹ thuật thi cơng và tổng dự tốn…; các cơ sở áp dụng để tính giá máy móc thiết bị và các chi phí khác có liên quan đến máy móc thiết bị; đối chiếu nội dung cơng việc trong quyết định đầu tư với dự toán chi tiết trong dự toán, từ đó phát hiện các trường hợp có trong dự tốn nhưng khơng có trong nội dung quyết định đầu tư hoặc ngược lại hoặc dự tốn tính vượt khối lượng so với hồ sơ thiết kế, tính trùng khối lượng, áp dụng sai đơn giá, thẩm định thiết kế dự tốn khơng đúng thẩm quyền…
+ Xem xét, đánh giá về năng lực của tổ chức thiết kế, năng lực chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phù hợp với loại cấp cơng trình.
– Kiểm tra hồ sơ thiết kế, quy trình nghiệm thu hồ sơ thiết kế, số lượng và kích thước các bản vẽ, các quy định khác đối với hồ sơ thiết kế. Trường hợp có thay đổi thiết kế, tổng dự tốn, dự tốn đã được duyệt thì phải kiểm tra các thủ tục, điều kiện cho phép về thay đổi thiết kế, tổng dự toán, dự toán.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về lựa chọn nhà thầu phải tiến hành xem xét, đánh giá về quy trình, hình thức, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; kiểm tra việc lựa chọn thầu phụ của nhà thầu chính hoặc tổng thầu; việc giao thầu lại cho các thầu phụ; kiểm tra hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu, hợp đồng giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với các nhà thầu phụ.
Trong trường hợp nhà thầu chính hoặc tổng thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư, nhưng giao từng phần việc cho các nhà thầu phụ thực hiện thì kiểm tra hợp đồng đã ký và việc thực hiện hợp đồng giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với các nhà thầu phụ.
c) Thanh tra việc lựa chọn hình thức quản lý dự án của chủ đầu tư.
Quá trình thanh tra việc áp dụng các hình thức quản lý dự án của chủ đầu tư phải xem xét, đánh giá về điều kiện của chủ đầu tư đối với việc lựa chọn hình thức quản lý dự án, điều kiện năng lực của ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập hoặc điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án do chủ đầu tư thuê.
d) Thanh tra việc thi cơng xây dựng cơng trình.
Quá trình thanh tra việc thi cơng xây dựng cơng trình phải xem xét, đánh giá trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng, cụ thể như sau:
d1) Đối với chủ đầu tư:
Trong quá trình thanh tra phải xem xét, đánh giá việc thực hiện của chủ đầu tư đối với những nội dung của dự án đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; điều kiện khởi cơng xây dựng cơng trình; hệ thống quản lý chất lượng cơng trình của chủ đầu tư; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi cơng xây dựng cơng trình, kể cả trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn giám sát; việc tổ chức nghiệm thu công việc, giai đoạn và hoàn thành bàn giao cơng trình đưa vào vận hành sử dụng; việc quản lý tiến độ, chi phí, việc thanh tốn cho các nhà thầu theo hợp đồng đã ký kết và việc tuân thủ các quy định khác của pháp luật về đầu tư xây dựng cơng trình. Trong trường hợp có giải phóng mặt bằng thì phải kiểm tra việc
công khai điều kiện, đơn giá, đối tượng đền bù và các vấn đề khác liên quan đến việc giải phóng mặt bằng.
d2) Đối với nhà thầu thi công xây dựng:
Cần phải xem xét, đánh giá việc thi cơng xây dựng cơng trình theo thiết kế đã được phê duyệt; việc thực hiện các tiêu chuẩn trong thi công xây dựng; các biện pháp an tồn trong thi cơng xây dựng và các biện pháp bảo đảm môi trường trong thi công xây dựng. Kiểm tra điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường; năng lực về thiết bị máy móc, con người so với hồ sơ dự thầu của nhà thầu; hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu, điều kiện năng lực của cá nhân giám sát thi cơng xây dựng cơng trình. Kiểm tra việc tuân thủ trình tự, thủ tục nghiệm thu bộ phận, giai đoạn, bàn giao cơng trình đưa vào sử dụng. Xem xét, đánh giá chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình; tiến độ thực hiện dự án so với kết quả kiểm tra và hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu, việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về nội dung liên quan đến thi cơng xây dựng cơng trình.
Trong trường hợp kiểm tra thực tế cơng trình xây dựng nếu có căn cứ cho rằng chất lượng cơng trình xây dựng khơng đảm bảo thì đồn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra trưng cầu các đơn vị tư vấn, kiểm định có tư cách pháp nhân và năng lực phù hợp tiến hành kiểm tra, kiểm định để đánh giá chất lượng cơng trình.
d3) Đối với các nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế cơng trình, thí nghiệm kiểm định:
Cần kiểm tra năng lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện; việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong công việc; đánh giá việc thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư.
2.1.3. Quyền hạn của cơ quan thanh tra trong hoạt động thanh tra
Trong q trình thanh tra, trưởng đồn thanh tra có quyền tổ chức, chỉ đạo các thành viên đồn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra; kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra như: trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử
dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý; tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước hoặc của thủ trưởng cơ quan QLNN; kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra; kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ cơng tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra…18.
Đối với thành viên đồn thanh tra có quyền u cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thơng tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thơng tin, tài liệu đó; kiến nghị trưởng đồn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao; kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra19.
Đối với người ra quyết định thanh tra được quyền chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra; yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thơng tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó; trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ
18 Điều 46 Luật thanh tra năm 2010.
19
tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý; tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước hoặc của thủ trưởng cơ quan QLNN; kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra; kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ cơng tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra; quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra; quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra gây ra; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra, các thành viên khác của đoàn thanh tra; đình chỉ, thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc là người thân thích với đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra; kết luận về nội dung thanh tra; chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn thì người ra quyết định thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó20. Trên thực tế từ khi Luật thanh tra năm 2010 có hiệu lực đến nay, có rất nhiều đơn vị, cá nhân cố tình khơng
20
thực hiện theo quyết định của người ra quyết định thanh tra, nhất là các khoản thu hồi sai phạm qua thanh tra, nhưng không thể yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản vì chưa có Thơng tư hướng dẫn cụ thể. Mặt khác hiện nay, có một số tổ chức, cá nhân mở rất nhiều tài khoản hoặc trong quá trình giao dịch chỉ thông qua tài khoản cá nhân, nên không thể phong tỏa tài khoản.
2.1.4. Trình tự, thủ tục thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản
Trong hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra về ĐTXDCB nói riêng bao giờ cũng phải thực hiện đầy đủ cả 03 bước, cụ thể như sau:
2.1.4.1. Chuẩn bị thanh tra
Trước khi tiến hành thanh tra phải nắm tình hình, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, đối tượng thanh tra, ra quyết định thanh tra. Việc chuẩn bị kỹ cho cuộc thanh tra ln có ý nghĩa quan trọng, quyết định thành công của cuộc thanh tra; về nội dung khảo sát về thanh tra ĐTXDCB cần phải đạt được các tiêu chí như: hình