Nâng cao chất lượng cơng tác khảo sát, nắm tình hình tại các chương trình,dự

Một phần của tài liệu Thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản của thanh tra tỉnh (từ thực tiễn tỉnh lâm đồng (Trang 87 - 88)

5. Bố cục của Luận văn

3.2. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác thanhtra đầu tư xây

3.2.4. Nâng cao chất lượng cơng tác khảo sát, nắm tình hình tại các chương trình,dự

Để cuộc thanh tra đạt được kết quả tốt theo mục đích, u cầu đề ra thì cơng tác chỉ đạo của lãnh đạo Thanh tra tỉnh đối với đoàn thanh tra là rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định, thể hiện thông qua việc chỉ đạo công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch thanh tra, lựa chọn trưởng đoàn thanh tra, các thành viên tham gia đoàn thanh tra cho phù hợp với đặc điểm, tính chất, mức độ phức tạp của cuộc thanh tra. Trong quá trình triển khai cuộc thanh tra, lãnh đạo thanh tra tỉnh thường xuyên bám sát, chỉ đạo hoạt động của đoàn thanh tra để kịp thời chấn chỉnh các hạn chế, tồn tại, nắm bắt các vấn đề nổi lên qua thanh tra để có chỉ đạo, xử lý kịp thời và xử lý tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của đồn thanh tra trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra tại đối tượng thanh tra; đồng thời phát huy vai trị của đồn giám sát, các thành viên đoàn thanh tra trong q trình đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo kết luận thanh tra để kết luận thanh tra đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, có căn cứ chắc chắn, đúng quy định của pháp luật.

Cơng tác khảo sát, nắm tình hình tại các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trước khi tiến hành thanh tra có vai trị rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cuộc thanh tra. Do vậy cần được chuẩn bị kỹ về nội dung khảo sát, cán bộ thực hiện việc khảo sát. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh cần giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình tại đối tượng thanh tra cho các phòng, bộ phận nghiệp vụ cụ thể. Yêu cầu các phòng, bộ phận nghiệp vụ cử cán bộ giỏi nghiệp vụ, có kinh nghiệm tham gia công tác khảo sát. Nội dung khảo sát tại đối tượng thanh tra cần chi tiết, cụ thể, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, đối tượng thanh tra, ra quyết định thanh tra. Việc chuẩn bị kỹ cho cuộc thanh tra ln có ý nghĩa quan trọng, quyết định thành công của cuộc thanh tra. Đối với cuộc thanh tra một dự án đầu tư xây dựng, cần phải thực hiện thu thập đầy đủ các văn bản pháp lý có liên quan đến chương trình, dự án được thanh tra, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư.... Có nhận xét đánh giá khái quát việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. Tổng hợp đầy đủ số liệu liên quan đến việc thực hiện

chương trình, dự án được thanh tra về tổng mức đầu tư đã được duyệt, nguồn vốn đầu tư, giá trị dự toán, giá trị trúng thầu, giá trị tạm ứng, thanh toán cho nhà thầu, giá trị quyết toán vốn đầu tư cơng trình hồn thành để đánh giá về quy mơ cơng trình, dự án, hình thức tổ chức thực hiện dự án; thời gian thực hiện dự án; kế hoạch vốn đầu tư và quá trình thực hiện vốn đầu tư. Số liệu luỹ kế đến thời điểm thanh tra; các nhà thầu thi cơng (xác định nhà thầu chính và nhà thầu phụ nếu có), khối lượng thi cơng của từng nhà thầu, khối lượng đã được quyết toán thanh toán và một số vấn đề nổi lên qua khảo sát nắm tình hình.... Vì mục tiêu qua thanh tra các cơng trình dự

án nhằm phát hiện và kết luận những sai phạm trong việc chấp hành trình tự, thủ tục

ĐTXDCB, việc áp dụng các định mức – đơn giá và nghiệm thu thanh quyết toán khối lượng xây dựng cơ bản hồn thành, việc quyết tốn vốn đầu tư và bàn giao cơng trình để đưa vào khai thác sử dụng. Xác định nguyên nhân sai phạm, quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tập thể có liên quan đến những sai phạm đó. Qua cơng tác thanh tra để kiến nghị các giải pháp chấn chỉnh, khắc phục và xử lý sai phạm, nhất là kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách.

Một phần của tài liệu Thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản của thanh tra tỉnh (từ thực tiễn tỉnh lâm đồng (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)