Hình thức góp vốn vào doanh nghiệp đã thành lập của nhà đầu tư nước

Một phần của tài liệu Thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 31 - 33)

2.2. Góp vốn vào doanh nghiệp đã thành lập của nhà đầu tư nước ngoài

2.2.1. Hình thức góp vốn vào doanh nghiệp đã thành lập của nhà đầu tư nước

thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (“DICA”) bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam tại một ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam70, trong đó ngân hàng được phép được hiểu bao gồm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.

Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn về việc mở DICA trước rồi mới xin cấp IRC hay ngược lại, nhưng trên thực tế, khi NĐTNN muốn mở DICA thì các ngân hàng thường yêu cầu NĐTNN xuất trình IRC, xem như là một bảo đảm cho việc mở tài khoản để thực hiện hoạt động đầu tư.

2.2. Góp vốn vào doanh nghiệp đã thành lập của nhà đầu tư nước ngồi

Theo pháp luật hiện hành, góp vốn vào doanh nghiệp bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm VĐL vào doanh nghiệp đã được thành lập71. Tuy nhiên, việc góp vốn để thành lập doanh nghiệp tức hình thức liên doanh đã được đề cập ở phần trên, do đó, việc góp vốn vào doanh nghiệp được phân tích ở phần sẽ là góp vốn vào doanh nghiệp đã thành lập của NĐTNN.

2.2.1. Hình thức góp vốn vào doanh nghiệp đã thành lập của nhà đầu tư nước ngoài ngoài

Theo quy định của pháp luật hiện hành, NĐTNN được góp vốn vào doanh nghiệp đã thành lập dưới các hình thức sau:

- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của CTCP để trở thành cổ đông của CTCP. Với hành động trên, về lý thuyết NĐTNN đã biến cơng ty đó trở thành doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Tuy nhiên, trên thực tế thị trường chứng khốn thì việc NĐTNN đầu tư vào công ty đại chúng niêm yết không hề biến công ty đại chúng đó thành doanh nghiệp có vốn ĐTNN vì hơm nay cơng ty này có thể là NĐT trong nước nhưng ngày mai có thể là NĐTNN, phụ thuộc vào giao dịch mua

69 Trần Thịnh Phát (2019), “Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh

doanh theo pháp luật Việt Nam”, Khóa luận Tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,

tr.37. 70

Điều 6 và Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-NHNN về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

71

26

bán của khối ngoại do NĐTNN mua bán liên tục trên thị trường chứng khốn72. Do đó, nếu áp dụng cứng nhắc quan niệm “coi doanh nghiệp có một đồng vốn góp cũng là doanh nghiệp có vốn ĐTNN” sẽ gây khó khăn cho các cơng ty niêm yết hay các công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khốn.

- Góp vốn vào CTTNHH, CTHD: đối với hình thức góp vốn vào CTTNHH mặc dù luật khơng đề cập là CTTNHH một thành viên hay CTTNHH hai thành viên trở lên, nhưng ta có thể ngầm hiểu việc NĐTNN góp vốn để tăng VĐL và trở thành thành viên mới của cơng ty là đang nói đến loại hình CTTNHH hai thành viên trở lên do CTTNHH một thành viên là loại hình một chủ sở hữu, nếu góp vốn vào loại hình cơng ty này thì CTTNHH một thành viên phải chuyển đổi thành CTTNHH hai thành viên trở lên hoặc CTCP. Tương tự, đối với hình thức góp vốn vào CTHD cũng là để tăng VĐL cho công ty và NĐTNN trở thành thành viên góp vốn mới hoặc thành viên hợp danh mới nếu được chấp thuận của Hội đồng thành viên. Tuy nhiên, do thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty nên trên thực tế ít có NĐTNN nào góp vốn vào CTHD để trở thành thành viên hợp danh dù cho pháp luật khơng cấm điều này;

- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác. Nhưng “tổ chức kinh tế khác” là gì thì hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định rõ, liệu doanh nghiệp có vốn ĐTNN có được coi là một tổ chức kinh tế hay khơng. Việc xác định một tổ chức có phải là tổ chức kinh tế hay không tạm thời chỉ căn cứ trên Luật đất đai 2013. Mặc dù đây không phải là một văn bản về quản lý kinh tế như LDN 2014, Luật thương mại 2005 hoặc LĐT 2014 tuy nhiên sau khi kiểm tra các văn bản pháp luật thì đây là văn bản duy nhất quy định cụ thể về nội dung này. Cụ thể, tại khoản 27 Điều 3 của luật này quy định

“Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy

định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi” nhưng

khái niệm “tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự” thì vẫn chưa được rõ ràng, xét cả Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 đều khơng có bất cứ một quy định nào giải thích khái niệm về tổ chức kinh tế mà đều đưa ra những nội dung hết sức chung chung. Có một điểm cần lưu ý là trong khái niệm tổ chức kinh tế loại bỏ doanh nghiệp có vốn ĐTNN, có thể vì lý do nhà làm luật lúc này cho rằng việc quy định tổ chức kinh tế là để thực hiện các hoạt động quản lý nội bộ trong nước của nhà nước Việt Nam, vì thế doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong Luật đất đai khơng được coi là tổ chức kinh tế và như vậy có thể hiểu NĐTNN khơng được phép góp

72

Xem Hàn Tín (2012), “Mekophar: Câu chuyện về chuyển nhượng cổ phiếu hủy niêm yết”, Đầu tư chứng khoán tại <https://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/mekophar-cau-hoi-ve-chuyen-nhuong-

27

vốn vào một doanh nghiệp có vốn ĐTNN73. Tuy nhiên, trên thực tế thì NĐTNN được quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong CTTNHH, CTCP và CTHD theo quy định của LĐT và LDN, trong đó khơng hạn chế việc NĐTNN được phép góp vốn vào một doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Một phần của tài liệu Thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)