3.2. Kiến nghị hoàn thiện
3.2.4. Quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoà
Thứ nhất, thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nên bổ sung trường hợp dự án đầu tư thuộc địa giới hành chính hai tỉnh trở lên thì sẽ do cơ quan nào quyết định. Nếu giao cho Quốc hội thì khả năng dự án chưa đủ lớn để xem xét, mà xác định UBND tỉnh nào trong các tỉnh được quyền phê duyệt thì rất khó nên theo tác giả, thẩm quyền phù hợp nhất trong trường hợp này sẽ là Thủ tướng Chính phủ, theo đó sẽ bổ sung khoản 5 Điều 31 như sau:
“5. Dự án của nhà đầu tư nước ngồi thuộc địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên.”
Thứ hai, về thành phần hồ sơ đề xuất dự án nên có sự tinh giản nhưng vẫn đảm bảo các thông tin cần thiết để CQCTQ xem xét do trong giai đoạn này, NĐTNN chưa thực sự đầu tư vào Việt Nam mà chỉ là dự định thực hiện dự án. Đồng thời, nếu nhà làm luật vẫn muốn duy trì đánh giá sơ bộ tác động mơi trường trong thành phần hồ sơ thì nên có quy định cụ thể nó là gì và ban hành các nội dung hướng dẫn các nội dung cần có trong đánh giá này.
Thứ ba, LĐT không nên quy định theo hướng mọi dự án của NĐTNN đều phải làm thủ tục cấp IRC, thay vào đó, nhà nước chỉ nên kiểm sốt những dự án đầu tư có tỷ lệ sở hữu vốn của NĐTNN trên 51% thơng qua IRC, cịn các dự án cịn lại nên để LDN và các luật chuyên ngành khác điều chỉnh.
Cuối cùng là nên sửa đổi các quy định có liên quan của các luật chuyên ngành để chúng khơng cịn chồng chéo, mâu thuẫn với LĐT và LDN. Có thể thấy, sự thiếu thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật đang là rào cản lớn, khiến nhiều NĐTNN gặp khó khăn, gây rủi ro trong quá trình đăng ký cấp phép đầu tư, tạo tâm lý thiếu tin tưởng vào sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật cũng như việc tuân thủ, triển khai thực hiện của các bộ, ngành và cơ quan quản lý nhà nước121.
121
Xem Phạm Thị Hồng Đào, “Một số hạn chế của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư năm 2014 cần hoàn thiện”, tại <https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2066>, truy cập ngày 07.5.2020.
45