Quy định về thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 51 - 52)

3.2. Kiến nghị hoàn thiện

3.2.5. Quy định về thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Thứ nhất, các nhà làm luật nên hướng dẫn cụ thể trình tự đăng ký góp vốn trước rồi mới được góp vốn hay theo quy trình ngược lại, tức là giải quyết mâu thuẫn giữa pháp luật về ngoại hối và pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư. Đối với vấn đề này, tác giả kiến nghị pháp luật doanh nghiệp và đầu tư nên hướng dẫn theo hướng của pháp luật về ngoại hối bởi lẽ khi đăng ký tại CQCTQ thì NĐTNN sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ góp vốn hơn và phải góp đủ số vốn đã cam kết cũng như việc đăng ký tại CQCTQ là yếu tố mà hầu như mọi ngân hàng đều xem là cách bảo đảm, hạn chế rủi ro khi NĐTNN thực hiện đầu tư.

Thứ hai, về vấn đề tiếp nhận thành viên mới để tăng VĐL trong CTTNHH hai thành viên trở lên, LDN cần bổ sung quy định theo hướng “trong trường hợp Điều lệ

cơng ty khơng có quy định khác, thành viên mới được cơng ty tiếp nhận có quyền góp hoặc cam kết góp vốn vào VĐL của cơng ty, thời gian cam kết góp do các bên thỏa thuận nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày được công ty tiếp nhận và công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (khi công ty hoàn tất thủ tục đăng ký bổ sung thành viên mới ở cơ quan đăng ký kinh doanh); trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp”122.

Thứ ba, nên sửa đổi quy định tại Điều 26 LĐT “thay đổi thành viên, cổ đông

sau khi góp vốn” theo hướng phù hợp hơn như sau “Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi các nội dung có liên quan trong giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp sau khi góp vốn theo quy định của pháp luật”. Bên cạnh đó, khoản 3 điều 26 của LĐT cũng nên bổ sung quy định cho

phép Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao có thẩm quyền xem xét việc đăng ký góp vốn nếu NĐTNN thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp trong các khu vực đặc biệt này bằng cách thay cụm từ “Sở Kế hoạch và Đầu tư” bằng “Cơ quan đăng ký đầu tư”.

Cuối cùng về quy định góp vốn bằng tài sản khác khơng phải tiền/ngoại tệ, ngoài việc bổ sung “giám định vốn đầu tư” như dự thảo, tác giả kiến nghị thêm cơ chế bồi hoàn cho NĐTNN tại khoản 3 Điều 44 LĐT như sau:

“3. Trong trường hợp kết quả giám định độc lập của tổ chức thẩm định giá sai khác không đáng kể so với kết quả tụ thẩm định của nhà đầu tư nước ngoài, cơ

122

Xem Nguyễn Thanh Tùng, “Thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp trong LDN năm 2014 – Hạn chế và kiến nghị”, tại <https://tapchitoaan.vn/bai-viet/kinh-te/thanh-lap-gop-von-vao-doanh-nghiep-

46

quan quản lý nhà nước sẽ bồi hồn chi phí thẩm định mà nhà đầu tư nước ngồi đã chịu dựa trên hóa đơn, chứng từ hợp lệ”123.

Mặt khác, pháp luật cũng nên hướng dẫn rõ tổ chức thẩm định chuyên nghiệp tại nước ngồi có quyền thẩm định giá hay khơng khi tài sản góp vốn ngồi lãnh thổ Việt Nam và nếu có thì tài liệu thẩm định có cần hợp pháp hóa lãnh sự hay dịch thành tiếng Việt hay không.

Một phần của tài liệu Thành lập doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)