6. Cấu trúc của luận văn
3.1. Định hƣớng phát triển
3.1.1. Cơ sở của việc định hướng
3.1.1.1. Qui hoạch phát triển KT - XH đến năm 2020 của tỉnh Thái Nguyên a) Quan điểm phát triển
Xuất phát từ tình hình trong nƣớc và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế, hạn chế và thực trạng phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, nền nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phát triển phải dựa trên những quan điểm cơ bản sau:
Phát triển KT - XH trong thế chủ động, hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phƣơng trong nƣớc, đặc biệt là các địa phƣơng trong vùng TDMNPB và kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh Thái Nguyên.
Phát triển ngành nông, lâm nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến và hƣớng vào xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hƣớng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hình thành các vùng hàng hóa tập trung, xây dựng phát triển kinh tế gò đồi với các sản phẩm chất lƣợng cao.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát huy mọi nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững. Từng bƣớc chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế theo hƣớng thúc đẩy nhanh phát triển khu vực dịch vụ, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế tại các khu cụm công nghiệp nhƣ khai khoáng, luyện kim, chế biến lƣơng thực thực phẩm, lâm sản… xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sinh thái. Kiên quyết xây dựng một nền công nghiệp sạch, dịch vụ sạch, nông nghiệp sạch trong mỗi bƣớc phát triển kinh tế của tỉnh.
b) Mục tiêu phát triển
Tạo nền tảng để đến trƣớc năm 2020 Thái Nguyên trở thành tỉnh chuyên về công nghiệp và dịch vụ. Đảm bảo cho tỉnh Thái Nguyên có một cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hiện đại, hiệu quả với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh cao cả trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đủ khả năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khai thác có hiệu quả các quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Về kinh tế:
Phấn đấu đến năm 2020 GDP/ngƣời (theo giá thực tế) đạt khoảng 2200 - 2300USD (bằng mức bình quân của cả nƣớc). Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt khoảng 11 - 12% (2010 - 2020), trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng trƣởng khoảng 5 - 5,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 13,5 - 14,5%, khu vực dịch vụ đạt khoảng 12 - 13% (2006 - 2020).
Cơ cấu kinh tế đƣợc hình thành theo hƣớng tăng các ngành phi nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 tỉ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp là 47 - 48%, 42- 43%, 9 - 10%. Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, hình thành một số ngành, một số sản phẩm chủ lực. Phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 240 - 250 triệu USD, tăng mức thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 10 nghìn tỉ đồng và năm 2020.
- Về xã hội:
Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong giai đoạn 2006 - 2020 là 0,9%, trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,8 - 0,82% và tăng cơ học là 0,08 - 0,1%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đoạn 2010 - 2020. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 68/70% (2020).
Giảm tỉ lệ hộ nghèo chuẩn xuống còn 2,5% (2020), thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng.
Đảm bảo đủ giƣờng bệnh, nhân viên y tế, nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh, tăng tuổi thọ trung bình lên trên 75 tuổi (2020).
Nâng tỉ lệ đô thị hóa lên 45% vào năm 2020.
- Các mục tiêu khác:
Phủ xanh cơ bản đất trống, đồi núi trọc, xây dựng hệ thống thu gom và xử lí chất thải. Đảm bảo sử dụng công nghệ sản xuất sạch trong hoạt động công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp tƣơng ứng vào năm 2020 là 70%, 80%, 75%.
Đảm bảo tốc độ đổi mới công nghiệp đạt 16 - 18% (2010 - 2020). Phấn đấu một số lĩnh vực khoa học - công nghệ của tỉnh Thái Nguyên đạt trình độ trên trung bình của cả nƣớc vào năm 2020.
Đảm bảo an toàn xã hội và quốc phòng an ninh, giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy.
3.1.1.2. Qui hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Phát triển nông nghiệp phải thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lƣợc phát triển KT - XH của tỉnh. Phát triển nông, lâm, thủy sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa với hiệu quả cao và bền vững, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng xuất và chất lƣợng nông, lâm, thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chất lƣợng cao gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Hình thành các vành đai sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sạch xung quanh đô thị, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, môi trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sinh thái đƣợc bảo vệ, an ninh xã hội đƣợc giữ vững.
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất ngành nông, lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên thời kì 2015 - 2020
Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất (triệu đồng), (theo giá thực tế)
Cơ cấu giá trị sản xuất (%), (theo giá thực tế) 2015 2020 2015 2020 Nông nghiệp 11.000.550 16.444.500 95,0 94 Lâm nghiệp 255.000 451.000 2,2 2,5 Thủy sản 328.561 606.610 2,8 3,5 Nguồn: [24]
3.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
3.1.2.1. Định hướng phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa với hiêu quả sản xuất cao và bền vững, ứng dụng các thành tựu của KHKT để nâng cao năng xuất, chất lƣợng sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển mạnh ngành công nghiệp, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn với ngành nghề đa dạng tập trung vào thế mạnh của tỉnh.
a) Nông nghiệp
Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 16.444.500 triệu đồng (theo giá thực tế), chiếm 94,0% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản. Trong đó phấn đấu tỉ trọng của ngành trồng trọt là 45,8%, chăn nuôi là 44,9%, dịch vụ nông nghiệp là 9,3%. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 494.400 tấn, bình quân sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 390kg/ngƣời/năm.
* Trồng trọt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quá trình sản xuất lƣơng thực đó là cần đảm bảo an ninh lƣơng thực cho toàn tỉnh. Phát huy các thế mạnh của địa phƣơng, giảm diện tích trồng các loại cây khoai, sắn để trồng các cây rau, đậu tƣơng… là những cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mở rộng qui mô sản xuất các loại hoa cây cảnh, cây công nghiệp lâu năm vốn là thế mạnh của tỉnh nhƣ cây chè…
- Cây lƣơng thực thực phẩm:
+ Cây lúa: Việc trồng lúa của tỉnh Thái Nguyên bố trí chủ yếu theo hai hƣớng sau: sản xuất lúa thâm canh năng xuất cao và sản xuất lúa hàng hóa chất lƣợng cao. Phấn đấu tăng diện tích trồng lúa - sản lƣợng - năng xuất tƣơng ứng đạt 69.000ha - 365.700 tấn - 53,0 tạ/ha (2015), ổn định 69.000ha - 386.400 tấn - 56 tạ/ha (2020). Xây dựng các vùng lúa trọng điểm ở các huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, huyện Đại Từ với năng xuất đạt 60 tạ/ha (2020). Xây dựng các vùng lúa hàng hóa chất lƣợng cao tập trung ở các huyện Định Hóa, huyện Phú Lƣơng, huyện Đại Từ… khôi phục giống lúa bao thai tại huyện Định Hóa trên cơ sở áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến để đảm bảo năng xuất và chất lƣợng của giống. Phấn đấu đạt 2.500,0ha và 15.000,0 tấn vào năm 2020.
+ Cây ngô: Phát triển mạnh để tăng sản lƣợng và ổn định diện tích cây ngô cả năm, phấn đấu đạt 20.000ha vào năm 2020. Vùng tập trung diện tích ngô lớn nhất là ở các huyện Võ Nhai, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ. Sản lƣợng ngô đạt 108.000 tấn, phấn đấu diện tích ngô lai có năng xuất cao chiếm 95% diện tích gieo trồng, sản phẩm hàng hóa chiếm 80 - 85% sản lƣợng ngô hàng năm.
- Cây công nghiệp ngắn ngày:
Tập trung mở rộng diện tích cây đậu tƣơng, cây lạc để tăng sản lƣợng cây có dầu phục vụ cho công nghiệp chế biến dầu thực vật và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Đậu tƣơng: tăng diện tích đậu tƣơng hè thu, đậu tƣơng đông. Đƣa các giống cây đậu tƣơng có năng xuất cao vào sản xuất để tăng sản lƣợng đạt 9120,0 tấn, 4800,0ha (2020) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ của ngƣời dân và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
+ Lạc: căn cứ vào thực tiễn sản xuất lạc trong những năm qua của tỉnh, khả năng các loại đất chuyển sang trồng lạc và có điều kiện thích hợp ở các tiểu vùng sinh thái, phấn đấu đến năm 2020 mở rộng diện tích sản xuất lạc đạt 7000,0ha, sản lƣợng 14.700,0 tấn.
- Cây công nghiệp dài ngày:
+ Cây chè: để khai thác lợi thế vốn có thì việc sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên nhằm tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định cho nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Tập trung đầu tƣ thâm canh, áp dụng tiến bộ KHKT tiên tiến để tạo ra các vùng nguyên liệu đạt yêu cầu chất lƣợng an toàn, sản xuất mang tính bền vững cao. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% diện tích chè an toàn. Dự kiến đến năm 2020, diện tích chè an toàn của toàn tỉnh đạt 19.000ha, diện tích chà kinh doanh đạt 17.900ha, năng xuất bình quân đạt 14,0 tấn búp tƣơi, sản lƣợng đạt 250.600 tấn búp tƣơi, giá trị thu nhập đạt 220 triệu/ha.
- Cây ăn quả: Căn cứ vào tiềm năng đất trồng cây ăn quả, thực trạng sản xuất cây ăn quả và dự kiến chuyển đổi đất chƣa sử dụng sang trồng cây ăn quả, phấn đấu đến năm 2020 dự kiến các vùng cây ăn quả của tỉnh nhƣ sau:
+ Nhãn, vải: qui mô tập trung 1250ha (chiếm 6,9%), tập trung ở huyện Đồng Hỷ (500ha), huyện Phú Bình (200ha)…
+ Cam, quýt: qui mô tập trung 6000ha (chiếm 30%) tập trung ở các huyện Định Hóa (700ha), huyện Đại Từ (600ha)…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Cây thực phẩm: tăng số lƣợng các loại rau cao cấp hƣớng tới thị trƣờng tiêu thụ chính xác là các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung để tăng hiệu quả sản xuất của ngành này. Phấn đấu đến năm 2020 qui mô sản xuất rau của tỉnh đạt 11.900ha, sản lƣợng đạt 238.000 tấn. Phấn đấu đáp ứng 90 - 95% nhu cầu rau an toàn cho thị trƣờng tiêu dùng trong tỉnh vào năm 2020.
+ Hoa và cây cảnh: Phấn đấu đến năm 2020 đạt 450ha trồng hoa và cây cảnh. Dự kiến bố trí 115ha đất chuyên màu đang trồng hoa và cây cảnh, đất vƣờn tạp chuyển đổi sang trồng hoa và cây cảnh là 60,0ha.
* Chăn nuôi:
Nhanh chóng đƣa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong định hƣớng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh. Cơ cấu sản xuất chăn nuôi đến năm 2020 là 44,9% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Chăn nuôi bằng phƣơng pháp công nghiệp, hình thành các cùng cung cấp nguyên liệu ổn định cho các lò mổ tập trung trên địa bàn tỉnh.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm:
+ Bò: phấn đấu đến năm 2020 tổng đàn bò đạt 80.800 con, đat 3500 tấn thịt hơi. Hình thành các vùng sản xuất tập trung nuôi bò thịt ở một số huyện có điều kiện nhƣ: huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên…, từ năm 2015 trở đi tập trung vào sản xuất thịt bò chất lƣợng cao theo hƣớng sản xuất hàng hóa.
+ Trâu: Giảm số lƣợng trâu cày kéo chuyển sang phát triển đàn trâu lấy thịt theo hƣớng hàng hóa. Đến năm 2020 tổng đàn trâu đạt 105 - 106 nghìn con, sản lƣợng thịt hơi đạt 3360 tấn.
+ Lợn: Đến năm 2015 có 883 nghìn con, đến năm 2020 là 1.105 nghìn con, sản lƣợng thịt hơi đạt 92,5 nghìn tấn (2015) và 122,0 nghìn tấn (2020).
+ Gia cầm: Phƣơng hƣớng phát triển chăn nuôi gia cầm là phát triển mạnh hƣớng tập trung công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở qui hoạch khu công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp tập trung cách biệt với khu dân cƣ để trống dịch bệnh, tạo môi trƣờng trong sạch trong nông thôn. Đến năm 2020 tổng đàn gia cầm có 8850 nghìn con, sản lƣợng thịt hơi là 11.300 tấn, sản lƣợng trứng là 135 triệu quả.
- Chăn nuôi khác:
+ Nuôi ong: đến năm 2020 đạt 20.000 tổ, sản lƣợng mật ong là 40 nghìn lít.
+ Nuôi tằm: đến năm 2020 dự kiến sản lƣợng kén tằm ổn định đạt 100 tấn/năm.
+ Dê: chú trọng tăng đàn dê lấy thịt ở các địa phƣơng có điều kiện nhƣ huyện Định Hóa, huyện Đại Từ… đƣa tổng đàn dê lên 8,5 nghìn con vào năm 2020.
+ Xây dựng các mô hình con nuôi mới nhƣ nhí, hƣơu, lợn rừng. Đƣa số lƣợng và giá trị sản phẩm chăn nuôi khác lên gấp 2 - 3 lần (2015 - 2020).
b) Lâm nghiệp
Dự kiến diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 là 177.383,8ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 96.306,7ha (53,5%), diện tích đất rừng phòng hộ là 47.232,6ha (26,2%), diện tích đất rừng đặc dụng là 36.344,5ha (20,2ha).
Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có trên cả ba loại rừng, khoanh nuôi súc tiến tái sinh tài nguyên rừng, trồng mới để tăng độ che phủ rừng lên 50,5% (2020). Xây dựng một nền lâm nghiệp sản xuất hàng hóa nhiều thành phần đáp ứng ổn định lâu dài lƣợng gỗ củi và các loại lâm sản khác cho nhu cầu tiêu dùng, phát triển kinh tế của tỉnh.
Giải quyết việc làm cho 14.000 - 15.000 lao động (2020), góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho ngƣời dân nông thôn miền núi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tái sinh rừng, đến năm 2020 diện tích rừng phòng hộ đạt 47.232,6ha (26,2%) diện tích đất lâm nghiệp. Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chủ yếu trồng mới tập trung trên đất rừng Ia và Ib, phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành công tác phủ xanh đất trống đồi trọc khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
c) Thủy sản
Đẩy nhanh phát triển nuôi trồng thủy sản đạt tốc độ tăng trƣởng 10,8%/năm (giai đoạn 2009 - 2020). Phát triển thủy sản theo hƣớng thâm canh để trở thành sản phẩm hàng hóa nội địa và có thể xuất khẩu. Đến năm 2020 đạt 6.932,0ha, đạt 11.080,0 tấn về diện tích và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản.
Đầu tƣ nâng cấp các cơ sở sản xuất giống thủy sản, xây dựng các điểm ƣơm giống ở các hộ gia đình tại các huyện nuôi cá có qui mô tập trung (mỗi huyện 6 - 7 điểm) và các vùng sản xuất cá giống tập trung là các huyện Đại Từ, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên. Thực hiện tốt