Trang trại

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 74)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Trang trại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang trại ở Thái Nguyên bắt đầu đƣợc hình thành từ những năm đầu của thập kỉ 90 của thế kỉ 20 sau khi có các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, song trong những năm đầu mới hình thành, kinh tế trang trại phát triển không ổn định, hiệu quả kinh tế chƣa cao, chƣa cải thiện đƣợc đời sống ngƣời dân khu vực nông thôn. Từ khi ban hành Nghị quyết số 03 ngày 2/2/2000 của Chính phủ, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Nhờ đó, đến nay kinh tế trang trại đã có những bƣớc phát triển.

2.3.2.1. Số lượng trang trại

Số lƣợng trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm trở lại đây ngày càng tăng cùng với sự đa dạng của các loại hình sản xuất.

Năm 2010, toàn tỉnh có 849 trang trại, với tổng diện tích 3.552ha, giá trị hàng hóa của các trang trại đạt 804 triệu đồng và giải quyết việc làm cho 5.073 lao động.

Hình 2.4. Số lượng trang trại của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010

Giai đoạn 2001 - 2010 số lƣợng các trang trại có xu hƣớng ngày càng tăng, từ 388 trang trại (2001) lên 849 trang trại (2010), tăng bình quân 51 trang

388 520 588 625 638 702 849 100 250 400 550 700 850 1000 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trang trại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 76 370 81 9 38 2 12 588 89 25 133 0 120 240 360 480 600 720 TT cây hàng năm TT cây lâu năm

TT chăn nuôi TT lâm nghiệp TT thủy sản TT KDTH

Trang trại

2006 2010

trại /năm. Đặc biệt năm 2009 - 2010 số lƣợng trang trại tăng mạnh nhất (147 trang trại), nguyên nhân do sự tăng mạnh của loại hình trang trại chăn nuôi.

Số lƣợng giữa các loại hình trang trại cũng có những thay đổi phù hợp với điều kiện cảu từng địa phƣơng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 loại hình trang trại, số lƣợng tăng nhiều nhất là trang trại chăn nuôi và trang trại kinh doanh tổng hợp. Tính đến hết năm 2010, số lƣợng trang trại chăn nuôi của toàn tỉnh tăng gấp 1,6 lần, trang trại thủy sản tăng gấp 2,7 lần, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp tăng gấp 3,5 lần so với năm 2006.

Sự gia tăng mạnh về số lƣợng các trang trại chăn nuôi, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp cho thấy sự phát triển đúng hƣớng của tỉnh theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát huy lợi thế và tiềm năng vốn có của tỉnh. Ngoài ra sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, quá trình CNH, HĐH đất nƣớc cũng đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các loại hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế là trang trại chăn nuôi, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp.

Hình 2.5. Số lượng loại hình trang trại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010

Kinh tế trang trại của tỉnh đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng tăng nhanh tỉ trọng sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất hàng hóa, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển. Tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập của một bộ phận lao động nông thôn tỉnh. Thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống đồi trọc, đất hoang hóa góp phần cải thiện môi trƣờng sinh thái. Một số loại hình trang trại của tỉnh chiếm số lƣợng khá lớn so với vùng Đông Bắc nhƣ trang trại chăn nuôi (37%), trang trại cây hàng năm (14,2%).

Bảng 2.9. Số lƣợng trang trại tỉnh Thái Nguyên so với vùng Đông Bắc năm 2006

Chỉ tiêu Vùng Đông Bắc Thái Nguyên

TT trồng cây hàng năm 98 14

TT trồng cây lâu năm 1.272 76

TT chăn nuôi 1.000 370

TT lâm nghiệp 884 81

TT thủy sản 1.019 9

TT kinh doanh tổng hợp 431 38

Nguồn: [11]

Trang trại đƣợc phân bố tập trung ở huyện Phú Bình (33,1%), TP.Thái Nguyên (21,1%), huyện Đồng Hỷ (10,4%), huyện Phổ Yên (10,2%). Do những địa phƣơng này khá thuận lợi về giao thông đi lại, mật độ dân cƣ đông, thuận lợi về tiêu thụ sản phẩm. Một số huyện cũng có điều kiện khá thuận lợi về tiêu thụ sản phẩm nhƣng số lƣợng trang trại phân bố rất ít nhƣ TX.Sông Công (2,9%) là do ở vùng này tỉ lệ đất canh tác ít, sản xuất phân tán manh mún. Một số huyện ở vùng cao nhƣ huyện Võ Nhai (2,5%) có số lƣợng các trang trại ít nhất do vùng này vốn sản xuất ít, trình độ dân trí thấp.

Bảng 2.10. Số lƣợng trang trại phân theo loại hình và địa phƣơng tỉnh Thái Nguyên năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đơn vị Hành chính Số TT trồng cây hàng năm TT trồng cây lâu năm TT chăn nuôi TT lâm nghiệp TT thủy sản TT KDTH Toàn tỉnh 849 2 12 588 89 25 133 TP. Thái Nguyên 179 - 1 97 12 - 69 TX. Sông Công 25 - - 24 - - 1 Định Hóa 51 - 1 22 13 - 15 Võ Nhai 21 2 2 7 5 1 4 Phú Lƣơng 43 - - 23 11 1 8 Đồng Hỷ 88 - - 56 29 - 3 Đại Từ 74 - 7 29 13 6 19 Phú Bình 281 - 1 258 4 10 8 Phổ Yên 87 - - 72 2 7 6 Nguồn: [16]

2.3.2.2. Loại hình trang trại

Hiện nay toàn tỉnh có 6 loại hình trang trại, trong vòng năm năm trở lại đây sự hoạt động của các trang trại có sự chuyển dịch rõ rệt giữa các loại hình.

Năm 2006 2.4% 12.9% 1.5% 6.5% 13.8% 62.9%

TT trồng cây hàng năm TT trồng cây lâu năm TT chăn nuôi

TT lâm nghiệp TT thủy sản TT KDTH

Năm 2010 69.3% 10.5% 2.9% 15.7% 0.2% 1.4%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.6. Cơ cấu loại hình trang trại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010

Cơ cấu loại hình trang trại của tỉnh đang có xu hƣớng giảm tỉ trọng trang trại trồng cây lâu năm và tăng tỉ trọng các trang trại chăn nuôi, trang trại kinh doanh tổng hợp, trang trại thủy sản.

Đặc biệt nổi bật là sự gia tăng của các trang trại chăn nuôi, chiếm tới 69,3% (2010). Đây là trang trại đƣợc phát triển mạnh nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh, trong đó chiếm tỉ trọng cao nhất là các trang trại chăn nuôi gia cầm (chiếm 53,4%), trang trại chăn nuôi lợn (chiếm 38,6%) năm 2010.

Chiếm tỉ trọng ít nhất là trang trại trồng cây hàng năm (chiếm 0,2%) năm 2010. Hoạt động của loại hình trang trại này nhìn chung không ổn định do nguồn quĩ đất ngày càng bị thu hẹp, hoạt động chủ yếu là trồng ngô.

Sự phân bố của các loại hình trang trại có sự phân hóa khác nhau ở các địa phƣơng trong tỉnh.

Bảng 2.11. Cơ cấu loại hình trang trại tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình và địa phƣơng, năm 2010

(Đơn vị: %) Chỉ tiêu Đơn vị Hành chính Tổng số TT trồng cây hàng năm TT trồng cây lâu năm TT chăn nuôi TT lâm nghiệp TT thủy sản TT kinh doanh tổng hợp Toàn tỉnh 100 0,2 1,4 69,3 10,5 2,9 15,7 TP.Thái Nguyên 100 - 0,6 54,2 6,7 - 38,5 TX.Sông Công 100 - - 96 - - 4 Định Hóa 100 - 2,0 43,1 25,5 - 29,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Võ Nhai 100 9,5 9,5 33,3 23,8 4,8 19,0 Phú Lƣơng 100 - - 53,5 25,6 2,3 18,6 Đồng Hỷ 100 - - 63,6 33,0 - 3,4 Đại Từ 100 - 9,5 39,2 17,6 8,0 25,7 Phú Bình 100 - 0,4 91,8 1,4 3,6 2,8 Phổ Yên 100 - - 82,8 2,3 8,0 6,9 Nguồn: [17]

Trang trại chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu loại hình trang trại của các huyện là trang trại chăn nuôi ở huyện Phú Bình (91,8%), TX. Sông Công (96%), huyện Phổ Yên (82,8%), TP. Thái Nguyên (54,2%). Trang trại KDTH tập trung nhiều ở TP. Thái Nguyên (38,5%), huyện Định Hóa (29,4%), phân bố ít nhất ở huyện Phú Bình (2,8%), huyện Đồng Hỉ (3,4%). Trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại thủy sản phân bố rải rác ở một số huyện trong tỉnh.

Hiện nay xu hƣớng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh đang tập trung chủ yếu vào phát triển loại hình trang trại chăn nuôi, trang trại lâm sản và trang trại thủy sản vì đây là những ngành mang lại hiệu quả giá trị kinh tế cao.

2.3.2.3. Qui mô đất đai của trang trại

Trong những năm gần đây diện tích đất sản xuất của các trang trại liên tục giảm đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển trang trại của tỉnh.

Bảng 2.12. Diện tích đất bình quân/trang trại tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình, giai đoạn 2006 - 2010

(Đơn vị: ha)

Năm

Chỉ tiêu 2006 2010

TT trồng cây hàng năm 2,1 10,0

TT trồng cây lâu năm 9,4 5,1

TT chăn nuôi 1,0 1,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT thủy sản 33,9 12,0

TT KDTH 5,9 4,1

Nguồn: [11], [16]

Năm 2010 diện tích đất bình quân/trang trại của tỉnh là 4,0ha/trang trại, so với năm 2006 là 5,38ha/trang trại (giảm 1,38ha/trang trại). Từng loại hình trang trại cũng có qui mô sử dụng đất khác nhau. Trang trại trồng cây hàng năm là 2,06ha/trang trại (2006), tăng lên 10ha/trang trại (2010), tăng gấp 4,9 lần. Trang trại chăn nuôi năm là 1,01ha/trang trại (2006), đến năm 2010 là 1,70ha/trang trại (tăng gấp 1,1 lần). Nguyên nhân diện tích đất của các trang trại trồng cây hàng năm và trang trại chăn nuôi tăng do hiệu quả kinh tế của các trang trại này mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo kết quả điều tra năm 2010, tổng diện tích đất sản xuất của các trang trại là 3.551,7ha, chiếm 1,2% diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh. Trong đó, các trang trại lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất là 1.619ha chiếm 46,4%, tiếp theo là các trang trại chăn nuôi với 1.001ha chiếm 29,6%. Diện tích của các trang trại trồng cây hàng năm là thấp nhất với 20ha chiếm 0,6%.

Trang trại có qui mô sử dụng đất đai lớn hơn nhiều so với hình thức hộ gia đình nhƣng nhìn chung qui mô đất của các trang trại vẫn còn thấp. Năm 2010 chiếm số lƣợng chủ yếu vẫn là các trang trại có qui mô dƣới 5ha (66,8%), chủ yếu là các trang trại chăn nuôi, kinh doanh tổng hợp. Qui mô sử dụng đất trên 10ha (25,8%), chủ yếu là các trang trại lâm nghiệp và trang trại nuôi trồng thủy sản do đây là các trang trại ở vùng cao, địa hình phức tạp, dân cƣ tập trung không đông.

42.7%

24.1% 7.4%

22.4%

3.4%

Dưới 2ha Từ 2-5ha Từ 5-10ha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.7. Cơ cấu trang trại tỉnh Thái Nguyên phân theo qui mô sử dụng đất năm 2010

Qui mô đất bình quân/trang trại cũng có sự khác nhau ở mỗi địa phƣơng trên địa bàn tỉnh (phụ lục 3). Những huyện có diện tích đất bình quân/trang trại khá cao nhƣ huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa (10ha/trang trại), huyện Đồng Hỷ (9ha/trang trại), huyện Đại Từ (7ha/trang trại). Các địa phƣơng còn lại diện tích đất bình quân/ trang trại chỉ đạt từ 1 - 3ha/trang trại nhƣ huyện Phú Bình (2ha/trang trại), TX. Sông Công (1ha/trang trại).

2.3.2.4. Lao động của trang trại

Số lƣợng lao động hoạt động trong các trang trại ngày càng tăng. Năm 2006 số lƣợng lao động làm việc thƣờng xuyên trong các trang trại là 1.812 lao động, trong đó lao động của các hộ chủ trang trại là 1.493 lao động, chiếm 82,4% tổng số lao động thƣờng xuyên của trang trại, còn lại số lao động thuê mƣớn là 1.319 lao động (17,6%). Đến năm 2010 số lƣợng lao động làm việc thƣờng xuyên trong các trang trại tăng lên là 5.073 lao động (tăng gấp 2,3 lần so với năm 2006), trong đó có 51,25% là lao động thƣờng xuyên.

Kinh tế trang trại thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đầu tƣ nhƣ: nông dân, cán bộ, công chức, ngƣời nghỉ hƣu… số lƣợng các trang trại ngày càng tăng và đa dạng về loại hình hoạt động của vì thế lao động của trang trại cũng tăng lên trong những năm gần đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lao động/trang trại của tỉnh là 6 lao động/trang trại, cao hơn mức trung bình của cả nƣớc (3,34 lao động/trang trại). Số trang trại sử dụng lao động bình quân dƣới 5lao động chiếm 38,9%, sử dụng lao động bình quân 5 - 10lao động chiếm 40,7%, còn lại sử dụng lao động bình quân trên 10lao động chiếm 20,4%.

Yêu cầu về lao động cũng khác nhau giữa các loại hình trang trại và các địa phƣơng (phụ lục 4). Đối với các trang trại lâm nghiệp, trang trại chăn nuôi đòi hỏi nhiều thời gian chăm sóc nên lao động tập trung đông. Năm 2010, lao động tập trung vào loại hình trang trại chăn nuôi chiếm 60,2%, trang trại lâm nghiệp chiếm 19,1%, trang trại trồng cây hàng năm chiếm số lƣợng lao động ít nhất là 0,3% tổng số lao động của các trang trại trên toàn tỉnh.

Về chất lƣợng lao động của các trang trại nhìn chung còn thấp (phụ lục 5). Lao động làm việc trong các trang trại chủ yếu là lao động thủ công nên chỉ đảm nhận đƣợc những khâu đơn giản nhƣ: làm đất, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Trong cơ cấu lao động thƣờng xuyên phân theo trình độ chuyên môn của trang trại, lao động chƣa qua đào tạo chiếm tới 86,1%, lao động có trình độ sơ cấp chiếm 7,4%, lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 1,5%.

Đối với chủ trang trại thì trình độ chuyên môn hầu nhƣ còn thấp (phụ lục 6). Năm 2006, toàn tỉnh có 79,3% chủ trang trại chƣa qua đào tạo, đến năm 2010 số lƣợng này tuy đã giảm nhƣng không đáng kể, vẫn còn 74,2% chủ trang trại chƣa qua đào tạo. Do phần lớn các chủ trang trại là ngƣời nông dân, các chủ hộ muốn vƣơn lên làm giàu, nhận đất khai hoang và đầu tƣ phát triển kinh tế trang trại.

86.0% 1.2%

3.9% 7.4%

1.5%

Chưa qua đào tạo Sơ cấp Trung cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.8. Cơ cấu lao động thường xuyên của trang trại tỉnh Thái Nguyên phân theo trình độ chuyên môn năm 2010

Bình quân số máy móc thiết bị/trang trại là một tiêu chí để đánh giá mức độ và trình độ lao động của trang trại. Theo kết quả điều tra năm 2010, số lƣợng máy móc thiết bị của các trang trại trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Cụ thể nhƣ: máy chế biến thức ăn gia súc bình quân 0,3 cái/trang trại, máy sấy sản phẩm bình quân 0,4 cái/trang trại, máy bơm nƣớc bình quân 2 cái/trang trại… Điều này cho thấy hấu hết lao động ở dạng thủ công, việc ứng dụng KHKT vào sản xuất của các trang trại còn yếu.

Nhìn chung, trình độ của chủ trang trại và tay nghề của lực lƣợng lao động trong các trang trại trên địa bàn tỉnh cón thấp, số đông là chƣa qua đào tạo. Đây là một khó khăn lớn trong qua trình điều hành sản xuất kinh doanh của các chủ trang trại. Do vậy các chủ trang trại cần phải tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình, nhất là quản lí, điều hành trang trại phát triển trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay.

2.3.2.5. Vốn sản xuất kinh doanh của trang trại

Trong những năm gần đây vốn sản xuất kinh doanh của trang trại tăng mạnh đã tạo điều kiện cho trang trại mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Năm 2006 tổng số vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại là 87.134 triệu đồng, năm 2010 tăng lên đạt 409.573 triệu đồng (tăng gấp 4,7 lần).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)