Các ngành chủ yếu

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 61)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Các ngành chủ yếu

2.2.3.1. Nông nghiệp

Trong cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản thì ngành nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất. Năm 2010 tỉ trọng của ngành nông nghiệp chiếm 95,97%, lâm nghiệp chiếm 2,05%, thủy sản chiếm 1,98%.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp trong những năm gần đây có sự chuyển dịch đối với từng lĩnh vực sản xuất.

Hình 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (theo giá hiện hành)

Năm 2000 4% 65% 31% Trồng trọt Chăn nu«i Dịch vụ Năm 2010 8% 30% 62%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguồn: [17], [22]

Sự chuyển dịch diễn ra theo hƣớng giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của các ngành chăn nuôi và dịch vụ. Sự chuyển dịch theo xu hƣớng nhƣ vậy cho thấy những biểu hiện tích cực trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.

a) Trồng trọt

Năm 2010 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm 61,9%.

Bảng 2.4. Cơ cấu diện tích, giá trị sản xuất các nhóm cây trồng chính của tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2000 – 2009

Đơn vị: %

Năm Chỉ tiêu

Cơ cấu diện tích xuất (theo giá thực tế) Cơ cấu giá trị sản

2000 2009 2000 2009

Tổng cộng 100 100 100 100

Cây lƣơng thực 58,9 57,9 56,8 56,3

Rau đậu 17,9 14,3 9,8 14,4

Cây công nghiệp hàng năm 7,6 4,7 7,9 4,8

Cây công nghiệp lâu năm 9,3 11,6 16,5 15,8

Cây ăn quả 6,3 11,5 9,0 8,7

Nguồn: [18]

Trong cơ cấu cây trồng thì cây lƣơng thực là nhóm cây chiếm diện tích và giá trị lớn nhất, cho thấy việc giải quyết vấn đề lƣơng thực thực phẩm vẫn là yêu cầu đƣợc chú trọng nhất.

- Nhóm cây lương thực

Sản lƣợng lƣơng thực có hạt bình quân đầu ngƣời liên tục tăng qua các năm. Năm 2005 đạt 340,2kg/ngƣời/năm, đến năm 2009 Sản lƣợng lƣơng thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có hạt bình quân đầu ngƣời của tỉnh đạt 347,82kg/ngƣời/năm. Nhóm cây lƣơng thực xếp hàng đầu là các cây lúa, ngô, khoai lang, sắn.

+ Cây lúa

Năm 2005 toàn tỉnh có 70.066ha lúa, trong đó cơ cấu lúa mùa - lúa đông xuân là 59,63ha - 40,37ha, đến năm 2010 giảm xuống còn 69.743ha với cơ cấu lúa hai vụ tƣơng ứng là 41,46 - 28,29, bình quân giảm 64,6/năm. Diện tích trồng lúa của tỉnh tuy bị giảm nhƣng nhờ áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất, đƣa thêm nhiều giống mới có năng xuất cao vào thâm canh nên năng xuất lúa vẫn tăng. Năm 2005 đạt 45,98 tạ/ha đến năm 2010 đạt 49,3tạ/ha, bình quân một năm tăng 0,66 tạ/ha. Sản lƣợng đạt 322.153 tấn năm 2005 và 343.625 tấn vào năm 2010. Cây lúa đƣợc tập trung trồng nhiều nhất ở các huyện Phú Bình, huyện Đại Từ, huyện Phổ yên, huyện Định Hóa…

+ Cây ngô

Năm 2000 toàn tỉnh có 10.716ha với sản lƣợng đạt 30.786 tấn, đến năm 2010 đạt 17.888ha, sản lƣợng đạt 75.440 tấn. Trong giai đoạn 2000 - 2010 có thời điểm diện tích và sản lƣợng ngô giảm hoặc tăng chậm do ngiều nguyên nhân khác khau. Năm 2009 diện tích trồng ngô giảm so với năm 2008 là 3249ha do đợt rét đậm vào vụ xuân, mặt khác đợt mƣa to vào tháng 11 năm 2008 đã gây thiệt hại lớn làm giảm năng xuất và sản lƣợng ngô của tỉnh. Ngô đƣợc trồng nhiều nhất là ở huyện Võ Nhai (5.255ha, năm 2009), huyện Phú Bình (3.031, năm 2009).

+ Khoai lang

Năm 2000 diện tích khoai lang của toàn tỉnh là 11.841ha với sản lƣợng 54,8 nghìn tấn, đến năm 2010 diện tích giảm xuống còn 7.069ha với sản lƣợng 43,8 nghìn tấn. Khoai lang đƣợc trồng nhiều nhất ở hai huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên. Diện tích khoai lang giảm do có sự thay đổi sang trồng các cây khác có giá trị kinh tế hơn nhƣ: ngô, rau…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Sắn

Năm 2000 diện tích sắn là 3642ha, sản lƣợng đạt 31.357 tấn, đến năm 2010 diện tích sắn đạt 3863ha với sản lƣợng 56.887 tấn. Sắn đƣợc trồng nhiều trên đất đồi, nƣơng, rẫy ở các huyện Phú Bình, huyện Định Hóa…

- Nhóm cây thực phẩm

Tổng diện tích trồng rau, đậu và giá trị sản xuất nhóm cây thực phẩm tăng nhanh. Năm 2000 giá trị sản xuất đạt 83,6 tỉ đồng, đến năm 2009 đạt 493,64 tỉ đồng (bình quân tăng 45,56 tỉ đồng/năm). Rau đƣợc trồng nhiều nhất ở một số huyện nhƣ: huyện Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ, vừa để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình vừa sản phẩm hàng hóa của ngƣời nông dân.

- Nhóm cây công nghiệp hàng năm + Lạc

Diện tích và sản lƣợng lạc có xu hƣớng giảm qua các năm, tƣơng ứng là 5.492ha - 5.401 tấn (2000) và 4.311ha - 6.790 tấn (2010). Lạc đƣợc trồng nhiều nhất ở huyện Phú Bình, huyện Phổ yên, TP. Thái Nguyên, TX. Sông Công.

+ Đậu tương

Đƣợc trồng chủ yếu ở các huyện Võ Nhai, huyện Phú Bình, huyện Phổ yên, trong đó trồng nhiều nhất ở huyện Võ Nhai (486ha, năm 2009). Diện tích và sản lƣợng đậu tƣơng tƣơng ứng là 3.368ha – 3.800 tấn (2000) và giảm xuống 1.893ha – 2.555 tấn (2009).

Ngoài cây lạc và đậu tƣơng còn phát triển trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày khác nhƣ mía (huyện Võ Nhai, huyện Phú Lƣơng), thuốc lá (huyện Võ Nhai)…

Nhìn chung, diện tích và sản lƣợng các cây công nghiệp ngắn ngày trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Thái Nguyên là không cao và một số sản phẩm chƣa phải là sản phẩm hàng hóa chủ lực. Do vậy diện tích và sản lƣợng các cây công nghiệp ngắn ngày có xu hƣớng giảm nhanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhóm cây công nghiệp lâu năm

Tập trung đầu tƣ phát triển các cây công nghiệp lâu năm là phƣơng hƣớng chiến lƣợc của tỉnh Thái Nguyên.

+ Chè

Diệc tích và năng xuất chè của tỉnh liên tục tăng qua các năm. Năm 2000 diện tích chè là 12.525 ha, sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 770.731 tấn, đến năm 2010 tăng lên 17.663ha với sản lƣợng là 174.772 tấn. Chè đƣợc trồng tập trung nhất ở các huyện Đại Từ, huyện Phú Lƣơng, huyện Đồng Hỷ, huyện Định Hóa… trong đó huyện Đại Từ có diện tích và sản lƣợng chè lớn nhất cả tỉnh (5.196ha - 48.520 tấn, năm 2009).

- Cây ăn quả

Diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh tăng từ 8.241ha (2000) lên 17.619ha (2010). Trong đó, diện tích cây có múi tăng nhất từ 691ha (2000) lên 2.418ha (2009). Diện tích vải, nhãn giảm mạnh từ 1.361ha nhãn, 4.613ha vải (2000) xuống còn 607ha nhãn, 608ha vải (2009) do hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó trong tỉnh còn trồng một số cây ăn quả khác nhƣ xoài, dứa… Các cây ăn quả đƣợc trồng nhiều ở một số huyện nhƣ huyện Phú Bình, huyện Đại Từ, huyện Đồng Hỷ, TP.Thái Nguyên.

b) Chăn nuôi

Tỉnh Thái Nguyên có những điều kiện thuận lợi để phát triển phong phú các loại vật nuôi, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh trong những năm qua tăng nhanh. Năm 2000 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt 448,06 tỉ đồng đến năm 2010 đạt 2.200,86 tỉ đồng (theo giá thực tế), gấp 4,9 lần.

1 3 1 .6 5 4 1 1 4 .4 3 8 1 0 8 .6 1 2 9 6 .7 2 8 9 3 .4 8 1 2 3 .3 5 4 3 .2 7 6 5 6 .9 7 5 4 3 .7 5 4 4 2 .9 2 2 4 0 4 .5 7 9 491 .2 8 9 5 0 9 .0 2 2 5 6 0 .0 1 5 5 7 7 .5 1 6 0 100 200 300 400 500 600 700 2000 2005 2007 2009 2010 Nghìn con Trâu Bò Lợn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.3. Số lượng trâu, bò, lợn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010

+ Lợn

Chăn nuôi lợn của tỉnh mang lại giá trị kinh tế khá do đƣợc định hƣớng phát triển đúng đắn. Năm 2000 số đàn lợn của tỉnh là 404.579 con đến năm 2010 đạt 577.516 con, tăng bình quân 17.293 con/năm. Toàn tỉnh hiện có 80 trang trại chăn nuôi lợn ngoại, bình quân 20 – 300 con/trang trại, góp phần cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi lợn thịt bán xuất khẩu.

+ Trâu

Trong nhiều năm qua, đàn trâu của tỉnh chủ yếu nhằm mục đích là sức kéo trong nông nghiệp nên hình thức chăn nuôi thƣờng phân tán trong hộ gia đình. Đàn trâu giảm liên tục từ 131.654 con (2000) xuốn còn 93.481 con (2010), trung bình giảm 3817 con/năm.

+ Bò

Số lƣợng đàn bò cũng giảm mạnh trong những năm gần đây. Năm 2006 tổng đàn bò là 556.531 con đến năm 2010 giảm xuống còn 42.922 con. Sản lƣợng thịt bò hơi xuất chuồng là 204 tấn (2000) và 1525 tấn (2009). Bò đƣợc nuôi tập trung chủ yếu ở hai huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình (chiếm 37,5% tổng đàn bò của toàn tỉnh, năm 2009).

+ Gia cầm

Số lƣợng đàn gia cầm đã tăng từ 3.948 nghìn con (2000) lên 6.825 nghìn con (2010). Sản lƣợng đàn gia cầm hơi xuất chuồng năm 2009 là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79.749 tấn (tăng 1.316 nghìn tấn so với năm 2005). Có nhiều giống gà, vịt cho năng xuất cao đƣợc đƣa vào sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 96 trang trại gà qui mô từ 2.000 – 8.000 con.

Bảng 2.5. Số lƣợng gia cầm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2009 Năm Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Gà 3.344 3.858 3.969 4.197 4.398 5.019 Vịt 305 811 872 874 897 1.034 Nguồn: [17] 2.2.3.2. Ngành lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản. Năm 2010 giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 157.683 triệu đồng (theo giá hiện hành), chiếm 2,05% trong tỉ trọng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản. Sản phẩm rừng trồng chủ yếu là do các hộ dân và doanh nghiệp sản xuất. Tốc độ tăng trƣởng của ngành lâm nghiệp là 9,5%/năm (giai đoạn 2000 - 2009).

a) Trồng rừng

Công tác trồng rừng đƣợc thực hiện khá tốt, lợi ích kinh tế từ đồi rừng, vƣờn rừng ngày càng cao đã khuyến khích nhân dân tích cực đầu tƣ và chăm sóc rừng.

Diện tích rừng trồng mới tập trung liên tục tăng từ 2.090ha (2000) lên 6.368ha (2010). Bình quân một năm trồng mới thêm đƣợc 427,8ha, trong đó tập trung trồng mới đƣợc nhiều nhất ở các huyện Định Hóa, huyện Đồng Hỷ, huyện Đại Từ, huyện Võ Nhai.

Công tác trồng rừng đƣợc chú trọng đầu tƣ làm cho độ che phủ rừng của tỉnh tăng lên, điều này góp phần to lớn cho việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái, giảm thiên tai và tăng trƣởng kinh tế lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b) Khoanh nuôi rừng

Công tác khoanh nuôi rừng của tỉnh đƣợc thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn cuả dự án 661, công ti ván dăm, trồng cây nhân dân và vốn tự có của ngƣời dân. Năm 2010 có 4.481ha diệc tích rừng khoanh nuôi tu bổ. Nhìn chung chất lƣợng và tỉ lệ cây có giá trị kinh tế còn thấp.

c) Khai thác lâm sản

Chủ yếu là khai thác gỗ, củi, tre, nứa... Năm 2009 sản lƣợng khai thác là 28.990m2 gỗ (năm 2000 là 17.064m3), 270.743m3 củi, 2120 nghìn cây tre luồng (tăng 489 nghìn cây so với năm 2000).

Bảng 2.6. Kết quả sản xuất lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2009

Năm

Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2008 2009

Diện tích rừng trồng tập trung (ha) 1.882 2.090 3.063 5.892 6.684

Diện tích rừng đƣợc chăm sóc (ha) 4.813 4.300 4.824 3.205 2.207

Diện tích rừng khoanh nuôi, tu bổ (ha) - 9.377 5.262 5.454 4.715

Sản lƣợng gỗ khai thác (m3

) 11.926 27.079 28.685 37.275 38.250

Sản lƣợng củi khai thác (m3

) 329.206 279.237 273.237 271.500 270.000

Tre, nứa, luồng (1000 cây) 1.781 2.011 1.915 2.270 2.340

Nguồn: [17]

Sản xuất lâm nghiệp Thái Nguyên đang có bƣớc phát triển rõ rệt, đặc biệt là sự chuyển dịch từ phát triển lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội. Đã có rất nhiều các chƣơng trình, dự án phát triển lâm nghiệp theo phƣơng thức nhà nƣớc và nhân dân cùng tham gia qua đó nâng cao nhận thức của ngƣời dân và các tổ chức xã hội về vai trò và lợi ích từ trồng rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngành thủy sản chiếm tỉ trong rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2010 giá trị sản xuất thủy sản đạt 151.997 triệu đồng (theo giá thực tế), chiếm 1,98% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản. Tốc độ tăng trƣởng đạt 5,4%/năm (giai đoạn 2005 - 2009). Trong nội bộ ngành thủy sản thì lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng lớn nhất, cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản chuyển dịch theo hƣớng giảm tỉ trọng của ngành khai thác, tăng tỉ trọng ngành nuôi trồng và dịch vụ thủy sản.

Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng qua các năm, tăng từ 29.679 triệu đồng (năm 2000) lên 124.690 triệu đồng (năm 2009), tăng trung bình 10.556 triệu đồng/năm.

Dịch vụ thủy sản nhìn chung chƣa phát triển, chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành thủy sản. Năm 2000 giá trị sản xuất dịch vụ thủy sản là 583 triệu đồng (chiếm 1,9% trong cơ cấu nội ngành) đến năm 2009 đạt 7.740 triệu đồng (chiếm 5,8% trong cơ cấu nội ngành).

Tình hình khai thác thủy sản có xu hƣớng tăng trong những năm gần đây. Năm 2000 giá trị khai thác thủy sản là 541 triệu đồng đến năm 2009 tăng lên là 3.140 triệu đồng. Năm 2009 sản lƣợng khai thác thủy sản là 141 tấn, các sản phẩm khai thác chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu sử dụng của ngƣời dân trong tỉnh.

Bảng 2.7. Tình hình sản xuất ngành thủy sản của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010

Năm

Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Diện tích nuôi trồng thủy

sản (ha) 2.285 4.506 4.521 4.543 4.575 4.813 4.993

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguồn: [17]

Toàn tỉnh hiện có 43.200 lao động tham gia hoạt động trong ngành thủy sản. Xu hƣớng phát triển ngành thủy sản của tỉnh là nhằm giảm tỉ trọng của ngành khai thác thủy sản trong cơ cấu nội ngành thủy sản.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)