Tiểu vùng nông nghiệp

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 101)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.5.Tiểu vùng nông nghiệp

Trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên việc phát triển của các tiểu vùng nông nghiệp trong tỉnh có ý nghĩa khá quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp cùng với sự phát triển của các HTTCLTNN khác.

Ở Thái Nguyên hiện nay bao gồm có ba tiểu vùng sinh thái nông nghiệp đó là: tiểu vùng núi cao, tiểu vùng núi thấp và đồi cao, tiểu vùng gò đồi và trung tâm. Trong mỗi tiểu vùng sinh thái nông nghiệp lại có những đặc trƣng, thế mạnh nhất định đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỉnh cũng nhƣ việc phát triển các HTTCLTNN trong các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp đó.

2.3.4.1. Tiểu vùng núi cao

Tiểu vùng này bao gồm huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa và phần núi cao phía Bắc huyện Đại Từ, phía Bắc huyện Phú Lƣơng

Đây là vùng núi cao nhất của cả tỉnh Thái Nguyên, độ cao trung bình là 500 - 1000m. Địa hình của tiểu vùng này chủ yếu là núi cao chạy theo hƣớng Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam, độ dốc lớn và thung lũng hẹp, chia cắt phức tạp. Do địa hình của tiểu vùng này gồm chủ yếu núi cao thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tiểu vùng này vào mùa đông thƣờng lạnh nhiều hơn so với các vùng khác trên địa bàn tỉnh. Đất đai của tiểu vùng này chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất vàng nhạt phát triển trên đá cát… Đây tuy là tiểu vùng có quĩ đất nông nghiệp không lớn song đất tốt và thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng á nhiệt đới, các cây dƣợc liệu quí và chăn nuôi gia súc.

Điều kiện về địa hình, đất đai… của tiểu vùng núi cao nhƣ trên trong quá trình phát triển nông nghiệp hiện nay, tiểu vùng này tập trung phát triển vào sản xuất chè (Định Hóa, Đại Từ), lúa bao thai (Định Hóa), cây ăn quả. Bên cạnh đó tập trung vào phát triển sản xuất lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi gia súc nhƣ trâu, bò, lợn…

Với những điều kiện trên, hiện nay tiểu vùng núi cao đang tập trung vào phát triển các trang trại chăn nuôi, trang trại nông, lâm kết hợp đã và đang mang lại những hiệu quả kinh tế bƣớc đầu cho phát triển sản xuất nông nghiệp trong tiểu vùng.

2.3.4.2. Tiểu vùng núi thấp, đồi cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huyện Phú Lƣơng và nam huyện Đại Từ.

Địa hình của tiểu vùng này bao gồm nhiều dãy núi đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và có nhiều thung lũng. Độ cao trung bình của tiểu vùng là từ 100 - 300m. Đất đai chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, đất đỏ nâu và đất vàng đỏ. Khí hậu của tiểu vùng núi thấp, đồi cao vào mùa đông lạnh ít hơn so với tiểu vùng núi cao.

Với những điều kiện nhƣ vậy tiểu vùng này hiện nay đang phát triển một nền nông nghiệp khá đa dạng với các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh của tỉnh nhƣ cây chè (Đồng Hỷ, Phú Lƣơng, Đại Từ), lúa, ngô… phát triển sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi (bò, lợn, gia cầm).

Có thể nói, hiện nay tiểu vùng núi thấp, đồi cao là tiểu vùng có điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn đa dạng và phong phú, kinh tế tƣơng đối phát triển, trình độ dân trí tƣơng đối khá. Các HTTCLTNN mang lại hiệu quả khá của tiểu vùng đó là các trang trại chăn nuôi, trang trại nông lâm kết hợp…

2.3.4.3. Tiểu vùng gò đồi và trung tâm

Tiểu vùng này bao gồm các huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, TX. Sông Công, TP. Thái Nguyên và một số xã giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lƣơng.

Trong ba tiểu vùng nông nghiệp sinh thái của tỉnh Thái Nguyên đây là tiểu vùng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Tiểu vùng có độ cao trung bình từ 30 - 50m. Điều kiện khí hậu của tiểu vùng về mùa đông nhìn chung ấm hơn so với hai tiểu vùng trên. Về đất đai chủ yếu là các loại đất phù sa, đất nâu vàng trên phù sa cổ…rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng ngắn ngày. Tiểu vùng này là trung tâm phát triển trọng điểm lƣơng thực, thực phẩm của toàn tỉnh Thái Nguyên. Một số cây trồng ngắn ngày mang lại năng xuất cao của tiểu vùng là các cây lạc, ngô, rau. Ngoài phát triển sản xuất lƣơng thực thì chăn nuôi gia cầm và lợn cũng là thế mạnh của tiểu vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HTTCLTNN mang lại hiệu quả kinh tế cao hiện nay của tiểu vùng này đó là các trang trại chăn nuôi, trang trại kinh doanh tổng hợp.

2.4. Đánh giá chung

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 101)