Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 28)

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.5.Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Có nhiều HTTCLTNN từ thấp đến cao, từ đơn giản đế phức tạp nhƣng về cơ bản có ba HTTCLTNN là: Xí nghiệp nông nghiệp, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp.

Xí nghiệp nông nghiệp là HTTCLTNN hình thành trong đó có sự thống nhất của ba yếu tố là lực lƣợng lao động với công cụ lao động và đối tƣợng lao động để tiến hành sản xuất ra các của cải vật chất của xã hội. Các nông hộ, trang trại, HTX, … đƣợc coi là xí nghiệp nông nghiệp.

1.1.5.1.Hộ gia đình (nông hộ)

Ở các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam đều thừa nhận “hộ” là “gia đình” và “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. Hộ là một đơn vị KT - XH tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không thực hiện đƣợc. Đây là một tế bào của xã hội mà quan hệ giữa các thành viên trong tế bào này thƣờng là quan hệ huyết thống, dòng họ. Kinh tế của hộ thƣờng dựa trên cơ sở sức lao động của tất cả các thành viên trong gia đình, tiến hành khai thác đất và các yểu tố sản xuất khác nhằm mang lại của cải vật chất để phục vụ cho nhu cầu của tất cả mọi ngƣời trong hộ. Tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải có nhiệm vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập để đảm bảo sự tồn tại. Hộ gia đình vừa là đơn vị sản xuất cũng vừa là đơn vị tiêu dùng. [16]

Hộ gia đình là hình thức sản xuất nhỏ vốn có tồn tại phổ biến ở các nƣớc đang phát triển trong đó có nƣớc ta. Các đặc trƣng cơ bản của hộ gia đình:

- Đất đai, qui mô canh tác nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông. Tùy từng nơi khác nhau mà quy mô canh tác có diện tích khác nhau. Ví dụ: ở Việt Nam khoảng 0,5ha/ hộ (Miền Bắc), 0,6 - 1ha/ hộ (Miền Nam); ở Ấn Độ < 2ha/ hộ; ở Philippin < 3ha/ hộ…

- Về vốn sản xuất của hộ gia đình hầu nhƣ rất ít, qui mô thu nhập nhỏ, khả năng tích lũy thấp do hầu nhƣ vật chất để phục vụ nhu cầu hành ngày của gia đình nên khả năng đầu tƣ tái sản xuất cũng hạn chế. Các vật tƣ phụ vụ cho quá trình tái sản xuất đƣợc mua từ tiền bán nông phẩm.

- Về lao động: sử dụng lao động phục vụ cho quá trình sản xuất chủ yếu từ lao động trong gia đình. Sức lao động tiến hành sản xuất không phải là hàng hóa mất tiền mua mà là sử dụng lao động để tự phục vụ nhằm tự thỏa mãn nhu cầu của gia đình. Kĩ thuật canh tác và công cụ sản xuất ít biến đổi, mang nặng tính truyền thống.

Đối với các nƣớc đang phát triển hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ lên 1 mức cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hóa. Hộ gia đình có khả năng tồn tại và phát triển qua nhiều chế độ xã hội khác nhau và trên thực tế nó đã, đang tồn tại và phát triển nhƣ vậy. [16]

1.1.5.2.Trang trại

Là HTTCLTNN hình thành từ sự phát triển tất yếu của nền sản xuất nông nghiệp trong quá trình CNH. Hình thức này có nguồn gốc từ hộ gia đình nhƣng phát triển với mức độ cao hơn hộ gia đình, chuyển từ nền kinh tế tự túc sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Quá trình CNH đã tạo yêu cầu khách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan cho việc phát triển sản xuất các nông sản hàng hóa, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của các trang trại.

Sự hình thành và phát triển của các trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa trong đó có sự tập trung của các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất đai lao động, tƣ liệu sản xuất, KHKT…) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa với năng xuất, chất lƣợng và hiệu quả cao. Trang trại là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới, nó hình thành và phát triển chịu ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng và tuân theo quy luật cung cầu, chấp nhận sự cạnh tranh trên thị trƣờng.

Một số đặc điểm cơ bản của trang trại là:

- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hóa theo nhu cầu của thị trƣờng. Hình thức hộ gia đình là nền sản xuất tự cấp tự túc, không bị chi phối bởi yếu tố thị trƣờng thì trang trại phát triển tiến bộ hơn thành các hộ nông nghiệp hàng hóa, chịu sự chi phối của thị trƣờng.

- Tƣ liệu sản xuất của trang trại (đất đai) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (ở Việt Nam) của một ngƣời chủ độc lập (là chủ hộ hoặc một ngƣời có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh). Trang trại có thể tích tụ, tập trung thêm đất nhƣng không vƣợt quá khả năng sử dụng có hiệu quả của trang trại.

- Qui mô đất đai, sản xuất của trang trại tƣơng đối lớn, tùy từng nƣớc khác nhau mà qui mô của trang trại khác nhau. Ví dụ: Hoa Kì: 180 ha, Anh: 71 ha, Việt Nam: 6,3 ha…

- Lao động của trang trại có thể sử dụng lao động làm thuê nhƣng chủ yếu vẫn là lao động của gia đình.

- Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đẩy mạnh CNH (không sản xuất đa canh), tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao hơn và vào việc thâm canh. [5], [16]

Trang trại phổ biến hình thành và phát triển trên nền tảng phát triển của sản xuất hộ gia đình, về cơ bản vẫn mang tính chất của hộ gia đình nhƣng quá trình sản xuất hàng hóa với qui mô lớn

1.1.5.3.Hợp tác xã

HTX là HTTCLTNN phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới. HTXNN ra đời và phát triển với những thăng trầm khác nhau song đã chứng tỏ là một hình thức tổ chức kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống KT - XH ở nhiều nƣớc trên thế giới.

HTXNN hình thành trên cơ sở tự nguyện của ngƣời dân do nhu cầu tất yếu của nông dân. Trong cơ chế thị trƣờng nhiều thành phần có cạnh tranh để tồn tại và phát triển, điều này đòi hỏi các hộ gia đình, chủ trang trại phải hợp tác với nhau trên các lĩnh vực để đấu tranh và bảo vệ lợi ích của mình. Nguồn vốn hoạt động của HTXNN là do chính họ góp cổ phần và huy động từ các nguồn khác nhằm duy trì phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng nhanh tỉ xuất hàng hóa và đạt kết quả kinh tế cao cho các chủ trang trại.

Từ quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của HTXNN có thể thấy một số nét cơ bản về HTX nhƣ sau:

- HTX là sản phẩm tất yếu từ sự phát triển của những chủ thể kinh tế đơn lẻ cần liên kết hợp tác và tự nguyện cung cấp nguồn lực để xây dựng HTXNN. Cơ sở tồn tại và phát triển của các HTXNN là nông hộ và trang trại.

- Mục tiêu hoạt động của HTXNN không chỉ vì lợi nhuận cho các thành viên góp vốn vào HTX mà là nhằm phục vụ tốt nhất các dịch vụ để mang lại thu nhập và lợi nhuận cao nhất cho các nông hộ và trang trại. [16]

HTX rất đa dạng về ngành nghề và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Có hai loại hình HTXNN: HTX đơn ngành phổ biến ở các nƣớc Âu -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mĩ, cung ứng từng loại dịch vụ. HTX đa ngành phổ biến ở các nƣớc châu Á với nhiều loại dịch vụ,

Nhà nƣớc với việc tạo ra môi trƣờng chính trị xã hội, cơ sở thể chế chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện chho HTX phát triển là điều kiện không thể thiếu đƣợc.

1.1.5.4.Thể tổng hợp nông nghiệp

Là một hình thức tổ chức sản xuất cao của TCLTNN. Thể tổng hợp nông nghiệp là sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp. Các xí nghiệp có mối quan hệ qua lại với nhau trên một lãnh thổ và bằng các qui trình công nghệ tiên tiến cho phép sử dụng có hiệu quả nhất vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, KT - XH sẵn có để đạt năng xuất lao động xã hội cao nhất.

Đặc điểm chủ yếu của TTHNN là:

- Nông phẩm hàng hóa do TTHNN sản xuất ra đƣợc quyết định bởi vị

trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và KT - XH, các mối quan hệ qua lại giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp chế biến nông sản.

- Hạt nhân của TTHNN là các xí nghiệp nông - công nghiệp và chúng

thƣờng đƣợc phân bố gần nhau về mặt lãnh thổ nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

TTHNN không phải là hình thành một cách tự phát mà cần có các điều kiện, đó là sự có mặt của các xí nghiệp có liên quan chăt chẽ với nhau, qui định lẫn nhau và là cơ sở cho việc chuyên môn hóa của TTHNN. [16]

TTHNN là HTTCLTNN mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nó còn là bộ khung để tạo nên các vùng nông nghiệp. [13]

1.1.5.5.Vùng nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấp hơn. Việc phân vùng nông nghiệp có vai trò rất quan trọng đó là nhằm phát hiện ra các thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ đã có hoặc đang hình thành, đánh giá mức độ hợp lí của chúng và đƣa ra những định hƣớng sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Thực chất vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tƣơng đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế… đƣợc phân bố hợp lí và chuyên môn hóa đúng hƣớng các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng

trong cả nƣớc cũng nhƣ trong nội bộ của từng vùng. Việc phân chia các vùng

nông nghiệp có ý nghĩa to lớn nhằm phân bố hợp lí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng vùng, là điều kiện hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp sản xuất hàng hóa. [10]

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 28)