Khái quát tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 33)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Khái quát tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam

1.2.1.1. Hộ gia đình

Hình thức hộ gia đình ở nƣớc ta đã tồn tại và trải qua quá trình rất lâu dài. Hiện nay đây vẫn là hình thức TCLTNN đóng vai trò quan trọng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thêm thu nhập, là cơ sở đảm bảo cho hình thức kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn phát triển lên một trình độ cao hơn.

Hình thức hộ gia đình hình thành và phát triển trên cơ sở nguồn nhân khẩu và nguồn nhân lực ở nông thôn rất lớn, dựa trên cơ sở chế độ sở hữu nhỏ truyền thống về đất của một số gia đình và chế độ lĩnh canh trên đất của địa chủ đƣợc chuyển dần sang chế độ sở hữu toàn dân và quyền sử dụng dài hạn của gia đình nông dân. Đây là cơ sở khá bền vững cho sự hình thành và phát triển của hình thức hộ gia đình ở nƣớc ta, số lao động thƣờng xuyên trong mỗi nông hộ từ 2 - 5 lao động. [8]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

So với các nƣớc phát triển thì qui mô canh tác của hộ gia đình ở nƣớc ta nhỏ bé, biểu hiện rõ nét tính chất tiểu nông. Qui mô đất canh tác trung bình ở miền Bắc khoảng 0,5ha, ở miền Nam khoảng 0,6 - 1ha. Một số tỉnh ở ĐBSCL có qui mô canh tác của hộ khá lớn nhƣ ở Đồng Tháp là 1,34ha, Vĩnh Long là 1,2ha. Ruộng đất là của nhà nƣớc quản lí, các hộ gia đình chỉ đƣợc quyền sử

dụng chứ không đƣợc quyền sở hữu ruộng đất. Áp lực về nhân khẩu và lao

động trên đất nông nghiệp của nƣớc ta quá lớn, mức độ áp dụng KHKT và công nghệ mới chƣa cao là nguyên nhân khiến qui mô đất canh tác của mỗi hộ gia đình không lớn. [8], [10]

Lao động trong các hộ gia đình chủ yếu là sử dụng nguồn lao động trực tiếp từ các thành viên trong hộ. Mục đích của họ làm việc là nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia đình,

Nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất và qui mô thu nhập trong hộ gia đình rất nhỏ, hầu nhƣ chỉ đủ cho quá trình tiêu dùng của gia đình nên quá trình đầu tƣ tái sản xuất cũng không có khả năng mở rộng. Công cụ lao động thô sơ mang tính truyền thống, hầu nhƣ ít có sự biến đổi. Kĩ thuật canh tác lạc hậu, khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hầu nhƣ rất ít.

Kinh tế của nông hộ nƣớc ta có lịch sử lâu đời theo phƣơng thức tiểu nông, vốn sản xuất nhỏ lại bị áp đặt bởi định chế HTX kiểu công hữu hóa, tập thể hóa và khoa học hóa tập trung cao độ ra đời từ chủ trƣơng hợp tác hóa kinh tế hộ nông dân thay cho định chế giai đoạn từ 1958 ở miền Bắc và từ năm 1976 ở miền Nam đến đầu thập niên 80. Do đó từ khi đƣợc khôi phục lại thành đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn trên cơ sở nghị quyết 10 và luật đất đai năm 1993, kinh tế nông hộ luôn phải đối đầu với tình trạng yếu kém và nghèo khó.

Hình thức hộ gia đình từ khi đƣợc hình thành và phát triển trải qua những biến động, hình thức này có lúc đã bị xóa bỏ sau đó lại hồi sinh và tiếp tục phát triển. Hiện nay kinh tế hộ gia đình đã phát huy tính chủ động, linh hoạt của nó, hình thức này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế nông thôn và là cơ sở cho sự phát triển của kinh tế tập thể. [8]

1.2.1.2. Trang trại

Hình thức trang trại ở nƣớc ta hình thành và phát triển qua các thời kì lịch sử. Mặc dù xuất hiện từ rất sớm nhƣng hình thức trang trại ở nƣớc ta mới chỉ phát triển mạnh trong nững năm gần đây, đặc biệt là từ chỉ thị 100 của ban Bí Thƣ Trung Ƣơng (1981), nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị về phát huy vai trò tự chủ của hộ gia đình sau khi luật đất đai ra đời vào năm 1993.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với tổng cụ thống kê đã đƣa ra thông tƣ liên tịch số 69/2000/TTLT - TCTK ngày 23/6/2000 hƣớng dẫn tiêu chí để xây dựng trang trại:

* Giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.

* Qui mô sản xuất:

- Đối với trang trại trồng trọt:

+ Trang trại trồng cây hàng năm: từ 2ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền trung. Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

+ Trang trại trồng cây lâu năm: từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền trung. Từ 5ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

Trang trại hồ tiêu từ 0,5ha trở lên.

- Đối với trang trại lâm nghiệp: Từ 10ha trở lên đối với các vùng trong cả nƣớc.

- Đối với trang trại chăn nuôi: + Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chăn nuôi gia súc lấy thịt thƣờng xuyên có từ 50 con trở lên. + Chăn nuôi gia súc: lợn, dê…

Chăn nuôi sinh sản phải đạt từ 20 con trở lên với lợn, 200 con trở lên với dê, cừu.

+ Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng…có thƣờng xuyên từ 2000 con trở lên.

-Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng từ 2ha trở lên.

-Đối với các loại sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy

sản có tính chất đặc thù nhƣ trồng hoa, nấm, nuôi ong, giống thủy hải sản thì tiêu chí xác định là sản phẩm hàng hóa.

Các trang trại đã hình thành đa dạng và phát triển theo hƣớng chủ yếu sau: Tích tụ và tập trung sản xuất của trang trại là nhằm mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để phát triển trong cơ chế thị trƣờng. Chủ yếu là tích tụ vốn để đầu tƣ mở rộng sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất ở những nơi có điều kiện thì bao gồm cả việc tập trung ruộng đất.

Sản xuất ngày càng theo hƣớng chuyên môn hóa, nâng cao trình độ kĩ thuật và thâm canh hóa sản xuất. Mặt khác các trang trại muốn sản xuất hàng hóa cần hợp tác và liên kết với nhau và với các tổ chức kinh tế khác. Hợp tác để các trang trại cùng giải quyết tốt những vấn đề sản xuất kinh doanh với các tổ chức cung ứng vật tƣ để mua vật tƣ, với các tổ chức thủy nông để có nƣớc tƣới… [5]

Sự hình thành của trang trại diễn ra với tốc độ nhanh trong những năm gần đây nhờ một số định hƣớng, chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc ta. Quá trình phát triển hàm chứa xu hƣớng phát triển kinh tế hàng hóa, đi lên sản xuất lớn trong nông nghiệp hƣớng đến thị trƣờng. Có những thành phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế trong xã hội tham gia vào loại hình trang trại nhƣng nền tảng chủ yếu hình thành là hộ nông dân.

Sau hơn 10 năm thực hiện nghị quyết số 3 của chính phủ, hình thức trang trại ở nƣớc ta đã có bƣớc phát triển nhanh và ngày càng phổ biến rộng khắp ở mọi vùng kinh tế của đất nƣớc từ đồng bằng, trung du, miền núi đến vùng ven biển. Hình thức này ngày càng chứng tỏ hiệu quả của nó trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, ngày càng đa dạng về qui mô, loại hình sản xuất, cơ cấu ngành nghề. Năm 2009 cả nƣớc ta có 135437 trang trại trong đó tập trung đông nhât ở ĐBSCL(chiếm 48,5% số trang trại của cả nƣớc). [22]

Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt đƣợc, sự phát triển của trang trại cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết nhƣ: phần lớn các trang trại chỉ chủ yếu tập trung mở rộng diện tích, áp dụng kĩ thuật truyền thống mà chƣa quan tâm tới áp dụng tiến bộ kĩ thuật về giống, cơ giới hóa… nên năng xuất, chất lƣợng sản phẩm làm ra chƣa cao. Vấn đề việc làm ở nông thôn do tích tụ ruộng đất, phá rừng nguyên sinh làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái bền vững và lợi ích của các đối tƣợng trong xã hội trƣớc mắt và tƣơng lai.

1.2.1.3. Hợp tác xã

Ở nƣớc ta HTX ra đời và phát triển từ năm 1958 và đã trải qua những thăng trầm khác nhau, từng bƣớc đổi mới HTX theo hƣớng phù hợp với điều kiện khách quan.

Giai đoạn 1958 - 1980: HTX là sản phẩm của nền kinh tế tập trung dựa trên nền tảng công hữu hóa tƣ liệu sản xuất, tập thể hóa lao động và thống nhất sản xuất phân phối theo kế hoạch hóa tập trung từ nhà nƣớc. HTX trong thời điểm này ra đời và phát triển tới đâu thì chức năng kinh tế của hộ nông dân bị triệt tiêu tới đó do mô hình HTX trong thời gian này tồn tại những nổi cộm: Sự tập trung cao độ lên cấp HTX lớn nhà nƣớc làm cho đại bộ phận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nông dân, xã viên từ chỗ là chủ của những chủ thể kinh tế trong nông thôn thành những ngƣời chỉ biết những công việc cụ thể và công điểm để dự phần phân phối, theo đó HTX ngày càng mất đi cái nền tảng cơ bản là quyền hạn, trách nhiệm, sức năng động sáng tạo của đại chúng. Sự tập trung cao độ cũng dẫn đến tập trung quan liêu, bất cập về quản lí…do đó HTX giai đoạn này không đứng vững.

Giai đoạn 1981- 1988: HTX giai đoạn này là HTX của chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc.

Từ sau 1988: với việc thực hiện nghị quyết 10 của Bộ CHính Trị, nghị quyết 6 của Ban Chấp Hành Trung Ƣơng khóa VI, luật đất đai(1993) mô hình HTX tiếp tục có những chuyển đổi và xác lập những yếu tố cơ bản cho HTX theo mô hình HTX kiểu mới.

Trên cơ sở những điều mà hiến pháp 1992 viêt về kinh tế trang trại tại kì họp thứ 9 quốc hội khóa IX, luật HTX đƣợc thông qua mở ra một trang sử mới cho công tác tổ chức, quản lí và phát triển của HTX.

Ngày 26/11/2003 luật HTX sửa đổi đã đƣợc quốc hội khóa VI thông qua tại kì họp thứ 4: “HTX là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp công lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần góp phần phát triển KT - XH của đất nƣớc”. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi và thông thoáng hơn cho các HTX phát triển phù hợp với cơ chế thị trƣờng và các chuẩn mực quốc tế. [10]

Mục đích của các HTX là đảm nhiệm nhiều dịch vụ nông nghiệp phục vụ các hộ xã viên và cạnh tranh với các cơ sở dịch vụ khác trên lãnh thổ. Bên cạnh đó HTX không chỉ giới hạn phạm vi hoạt đông của mình trong nội bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngành mà đã mở rộng sang cung cấp dịch vụ tổng hợp cho các xã viên của mình và cho thị trƣờng.

Thực hiện đƣờng lối đổi mới HTX nông nghiệp của Đảng và thi hành luật HTX, tất cả các địa phƣơng đều đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới cho phù hợp với luật kinh tế thị trƣờng và đặc điểm của sản xuất dựa trên quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Xuất phát từ đặc điểm của từng địa phƣơng, vận dụng sáng tạo đƣờng lối đổi mới HTX việc chuyển đổi HTX diễn ra hết sức đa dạng và phong phú. Đáng chú ý là làm xuất hiện nhiều mô hình HTX làm ăn có hiệu quả đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của hộ nông dân trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa. Có thể khái quát thành hai cách làm chủ yếu:

- Chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ sang HTX nông nghiệp kiểu mới.

Cách chuyển đổi này khá phổ biến với các tỉnh phía Bắc và Bắc trung bộ, về cơ bản giữ nguyên HTX nông nghiệp kiểu cũ nhƣng đổi mới phƣơng thức tổ chức, quản lí theo luật HTX. Tuy nhiên cách chuyển đổi này vẫn mang nặng tính hình thức, tổ chức, cơ chế quản lí, cơ chế lợi ích chƣa tạo đƣợc động lực phát triển mới và gắn với lợi ích của các hộ xã viên. Bản thân các xã viên không có động lực kinh tế, HTX không có nhiều hoạt động kinh doanh.

- Thành lập mới HTX nông nghiệp: Cách làm này phổ biến với các tỉnh

phía Nam, ƣu điểm của cách làm này là xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế hộ, bảo đảm tính tự chủ cao, nông dân tự nguyện góp vốn để hoạt động. Phƣơng thức hoạt động gắn đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của từng hộ xã viên với HTX. Ngƣời sáng lập ra HTX có trình dộ chuyên môn kĩ thuật và trình độ kinh doanh, là cán bộ quản lí năng động, sáng tạo phát triển vững chắc và có hiệu quả.

Ở một số tỉnh phía Bắc nƣớc ta cũng xuất hiện một số HTX nông nghiệp thành lập mới theo nguyên tắc của luật HTX kinh doanh phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và có hiệu quả.

Trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc hiện nay thì HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển HTX nông nghiệp là nội dung quan trọng và là tiền đề của quá trình CNH, HĐH. Việc phát triển các HTX sẽ tạo nên sự phân công lao động và tổ chức lao động mới tạo năng xuất cao và tạo điều kiện để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác (công nghiệp, dịch vụ). Nhờ sự góp vốn của xã viên thỏa đáng mà HTX đủ sức hoạt động kinh doanh và đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật, có điều kiện ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, tạo qui mô sản xuất hàng hóa lớn thích ứng với nhu cầu của thị trƣờng…

Tuy nhiên trong quá trình phát triển HTX vẫn tồn tại một số hạn chế nhƣ: các hộ nông dân chƣa có nhu cầu và động lực tham gia hợp tác, thiếu những cán bộ quản lí có trình độ kĩ thuật, kinh nghiệm và tâm huyết vì lợi ích của HTX và xã viên… bởi vậy phát triển HTX gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần phát triển kinh tế của hộ nông dân theo hƣớng sản xuất hàng hóa, khắc phục tình trạng manh mún, tự cấp, tự túc của kinh tế hộ nhằm tạo nhu cầu và động lực tham gia vào HTX, coi trọng công tác đào tạo cán bộ cho HTX… Năm 2008 cả nƣớc có 7.592 HTX nông, lâm, thủy sản đang hoạt động. Trong đó có 7.277 HTXNN chiếm 95,9%, 273HTX thủy sản chiếm 4,1%. Số lƣợng HTX tập trung nhiều ở ĐBSH với 45,9% và rải rác ở các vùng khác. [8], [10]

1.2.1.4. Thể tổng hợp nông nghiệp

Thể tổng hợp nông nghiệp là HTTCLTNN mới hình thành ở nƣớc ta trong những năm gần đây. Loại hình phổ biến của hình thức này là các vành đai nông nghiệp ngoài thành phân bố quanh các thành phố lớn (Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh). Đó là tổng hợp các xí nghiệp nông nghiệp nằm xung quanh các thành phố lớn và trung tâm công nghiệp, hƣớng vào sản

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)