Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 54)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Các nhân tố kinh tế xã hội

2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động

a) Dân cƣ

Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số toàn tỉnh Thái Nguyên là 1131,3 nghìn ngƣời (chiếm 13,47% dân số vùng ĐB), mật độ dân số của tỉnh là 321 ngƣời/km2, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 0,8%/năm. [17]

Thái Nguyên có dân số trẻ, dân số dƣới độ tuổi lao động chiếm 38,5%, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 54,6% và dân số trên tuổi lao động là 6,9%. Toàn tỉnh Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em sinh sống, đông nhất là dân tộc kinh (chiếm 75,5%). Cơ cấu dân tộc cho thấy sự đa dạng về phong tục tập quán, lối sống kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Đức tính cần cù, năng động, hiếu học và nền năn hóa lâu đời của ngƣời dân sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KT - XH của tỉnh. [24]

Dân cƣ có sự phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn. Tỉ lệ dân

thành thị chiếm 74,3%, mật độ 313 ngƣời/km2, cao nhất là ở thành phố Thái

Nguyên (1330 ngƣời/km2 ), thấp nhất là ở huyện Võ Nhai 75 ngƣời/km2. [18] Thái Nguyên có thế mạnh, lợi thế về nguồn nhân lực. Điều này có tác động mạnh tới sự phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng nhƣ sự hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành đa dạng các HTTCLTNN và yếu tố thành công của các hình thức này. b) Nguồn lao động

Nguồn lao động của tỉnh năm 2009 là 715.935 ngƣời, trong đó có 665.652 ngƣời đang làm việc trong các ngành kinh tế. Lao động trong khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 68,3%, khu vực công nghiệp chiếm 14,5%, lao động trong khu vực kinh tế dịch vụ là 17,2%. So với năm 2005 (72,19%) lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm 0,97%/năm. Sự chuyển biến của số lƣợng lao động trong những năm gần đây là kết quả phù hợp với chủ chƣơng phát triển của quá trình CNH, HĐH nông thôn của tỉnh.

Về chất lƣợng nguồn lao động đƣợc biểu hiện qua số lao động đã qua đào tạo là 27,63%, trong đó có 7,38% có trình độ trung học chuyên nghiệp và 5,82% có trình độ cao đẳng trở lên. Chất lƣợng nguồn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thái Nguyên chƣa cao nên ảnh hƣởng lớn về khả năng tiếp thu, trong việc ứng dụng các thành tựu của KHKT vào sản xuất.

Dân cƣ còn là lực lƣợng tiêu dùng các sản phẩm nông sản của tỉnh. Những thói quen tiêu dùng, những đặc tính văn hóa của từng dân tộc khác nhau cũng có ảnh hƣởng tới quá trình phát triển chung và phƣơng hƣớng phát triển của các HTTCLTNN.

2.1.3.2. Cách mạng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp

Cuộc cách mạng KHKT trong nông nghiệp đã giúp tạo ra bƣớc chuyển lớn trong phát triển sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ các HTTCLTNN. Nhờ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT trong sản xuất nông nghiệp mà các HTTCLTNN nhƣ: trang trại, HTX, …hoạt động với qui mô lớn. Bên cạnh việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng KHKT công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghệ vào sản xuất thì việc đầu tƣ CSVC nhƣ: các công trình thủy lợi (các hồ chứa nƣớc, hệ thống kênh mƣơng…), công tác hóa học hóa (sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu…), công nghệ sinh học (giống mới đƣợc ứng dụng vào sản xuất…) đƣợc tăng cƣờng và ứng dụng rộng rãi. Những yếu tố này góp phần nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

2.1.3.3. Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp

Đƣờng lối chính sách đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong quá trình định hƣớng và phát triển của các HTTCLTNN. Lãnh đạo các cơ quan, sở ban ngành liên quan đã đƣa ra những đƣờng lối chính sách cụ thể giúp sản xuất nông nghiệp phát triển, những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất góp phần mở rộng qui mô cũng nhƣ đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm của các HTTCLTNN. Một số chính sách đã đƣợc tiến hành nhƣ: chính sách hỗ trợ giống mới vào sản xuất, chuyển giao chƣơng trình IPM góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để giảm chi phí sản xuất, xây dựng các mô hình chăn nuôi…

2.1.3.4. Thị trường

Thị trƣờng và qui luật cạnh tranh của thị trƣờng tác động tới phƣơng hƣớng sản xuất và góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm của các HTTCLTNN. Các HTTCLTNN khi tiến hành sản xuất các sản phẩm đều phải hƣớng tới nhu cầu của thị trƣờng để có hƣớng sản xuất thích hợp và mang lại hiệu quả cao. Các HTTCLTNN của tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài qui luật chung là chịu ảnh hƣởng của yếu tố thị trƣờng. Thái Nguyên là trung tâm của vùng Việt Bắc và có tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, đây là thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển. Nhu cầu tiêu dùng của các thị trƣờng này có ảnh hƣởng tới sự hình thành các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HTTCLTNN cũng nhƣ định hƣớng sản xuất các sản phẩm nông sản của các hình thức này .

2.1.3.5. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Cơ sở hạ tầng và CSVCKT của tỉnh Thái nguyên đƣợc xây dựng từ rất sớm. Đến nay, CSHT và CSVCKT phục vụ cho quá trình phát triển KT - XH của tỉnh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng về cơ bản là khá hoàn thiện.

- Mạng lƣới điện: đã đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, 100% các xã đã có điện, lƣợng điện tiêu thụ ở khu vực nông thôn chỉ chiếm 20 - 30%, trong đó chủ yếu sử dụng cho sinh hoạt (70%), còn sử dụng cho sản xuất rất thấp. Điều này thể hiện sự kém phát triển trong ngành nghề ở nông thôn của tỉnh. Do vậy quá trình TCLTNN của tỉnh cần phải chú ý hơn tới vấn đề này.

- Mang lƣới giao thông: cơ bản đã đƣợc hoàn thiện. Các dự án nâng cấp quốc lộ đƣợc triển khai thực hiện. Toàn tỉnh có 2.753km đƣờng bộ (quốc lộ là 183km, tỉnh lộ là 105,5km, huyện lộ là 659km, đƣờng liên xã là 1764km). Với những điều kiện đó đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất định cho quá trình hình thành và phát triển các HTTCLTNN của tỉnh. Tuy nhiên, do là tỉnh Trung du miền núi, địa hình vẫn gây khó khăn trong việc hoàn thiện các CSHT. Ở các xã vùng sâu, vùng xa chủ yếu vẫn là đƣờng đất, hệ thống cầu cống thô sơ, mùa mƣa lầy lội, đi lại khó khăn, khả năng lƣu thông thấp…đây cũng là những trở ngại cho việc TCLTNN của tỉnh.

- Các hệ thống trạm, trại nông lâm nghiệp những năm qua có đóng góp tích cực, nhất là trong vấn đề đƣa giống mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Công tác thủy lợi phục vụ cho hệ thống sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứng đủ. Tỉnh đã tiến hành quản lí, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi, tu sửa phai đập, nạo vét kênh mƣơng, kịp thời phát hiện và xử lí các sự cố công trình thủy lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung CSHT, CSVCKT của tỉnh Thái Nguyên cơ bản đã đáp ứng đủ và mang lại những hiệu quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ việc TCLTNN. Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng tỉnh còn những khó khăn chƣa thể khắc phục về CSHT, CSVCKT cũng là những trở ngại cho việc TCLTNN mà tỉnh cần quan tâm và có hƣớng giải quyết các vấn đề đó để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao.

2.1.3.6. Vốn đầu tư

Vốn đầu tƣ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ TCLTNN. Giai đoạn 2009 - 2010 tổng số vốn đầu tƣ cho ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là 1.803.460 triệu đồng, trong đó có 252.484 triệu đồng là vốn ngân sách của nhà nƣớc. Tỉnh đã triển khai các hoạt động hợp tác nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua các dự án đƣợc tài trợ nhƣ: dự án nâng cao chất lƣợng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chƣơng trình khí sinh học, chƣơng trình phát triển HTX, chƣơng trình phát triển trang trại…. Hiện nay, tỉnh vẫn đang cố gắng thu hút vốn đầu tƣ của cả trong và ngoài nƣớc nhằm tạo động lực tốt nhất không chỉ cho riêng sản xuất nông nghiệp mà cho cả sự phát triển KT - XH của tỉnh.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 54)