Tổng quan pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực thi hành về quy định sửa bản án sơ thẩm

Một phần của tài liệu Sửa bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 25 - 32)

hình sự năm 2003 có hiệu lực thi hành về quy định sửa bản án sơ thẩm

Sửa bản án HSST là một trong những quyền hạn của TACPT. Vì vậy, căn cứ vào quá trình phát triển của pháp luật về tố tụng hình sự nói chung và XXPT nói riêng, có thể phân chia pháp luật về quyền sửa BAST của TACPT thành các giai

đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1960 (thời điểm Luật tổ chức TAND năm 1960

được thông qua); giai đoạn từ năm 1960 đến trước năm 1988 (thời điểm BLTTHS

được thông qua) và giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi ban hành BLTTHS năm

2003.

1.5.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1960

Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

SL ngày 13 tháng 9 năm 1945 thành lập các Tòa án quân sự, đánh dấu sự ra đời của

hệ thống Tòa án nước ta. Tòa án xét xử một cấp, bản án, quyết định được thi hành

ngay sau khi tuyên án, trừ người bị kết án tử hình có quyền làm đơn xin Chủ tịch nước ân giảm (Điều 3). Như vậy, giai đoạn này pháp luật tố tụng hình sự chưa quy

định thủ tục XXPT.

Đến ngày 23 tháng 01 năm 1946, Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 13-

SL về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán. Sắc lệnh này quy định hệ thống Tòa án gồm Tòa thượng thẩm (Bắc kỳ đặt tại Hà Nội, Trung kỳ đặt tại Thuận Hóa, Nam kỳ đặt tại Sài Gịn), Tòa án đệ nhị cấp (tỉnh), Tòa án các cấp (quận). Sắc lệnh số 13- SL quy định Tòa thượng thẩm được sửa lại BAST trực tiếp theo hướng giảm nhẹ và tăng nặng cho bị cáo (Điều 41).

Tiếp theo đó, ngày 17 tháng 4 năm 1946 Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 51-SL quy định thẩm quyền của các Tịa án và sự phân cơng giữa các nhân viên trong Tòa án. Theo Sắc lệnh này, Tịa thượng thẩm có quyền xét xử những việc kháng cáo BAST của các Tòa đệ nhị cấp (Điều 13). Đến ngày 19 tháng 11 năm 1946, bản Hiến

pháp đầu tiên của nước ta ra đời, Hiến pháp quy định cơ quan tư pháp gồm có

TANDTC, các Tịa phúc thẩm, các Tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp (Điều 63).

Ngày 01 tháng 10 năm 1947, Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành Nghị định số 05-

ĐB tạm ngưng cơng việc xét xử của các Tịa thượng thẩm do cả nước lại phải kháng

chiến chống Pháp. Đến ngày 14 tháng 12 năm 1946, Sắc lệnh số 21- SL được ban hành quy định những vụ án phản cách mạng chỉ xét xử một lần và chung thẩm, thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự.

Ngày 12 tháng 4 năm 1947, Bộ trưởng Bộ tư pháp ra Nghị định số 44- ĐB

thiết lập ở mỗi khu một Hội đồng phúc án thay thế cho Tòa thượng thẩm để xét xử

những việc của Tịa thượng thẩm trước đây. Nhìn chung, thời điểm này hệ thống

Tịa án các cấp chưa được kiện tồn về tổ chức; thẩm quyền của Tòa thượng thẩm (TACPT) chỉ được quy định khái quát; hoạt động của Tòa thượng thẩm còn rất hạn chế; các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục phúc thẩm và quyền hạn của Tòa thượng thẩm chưa rõ ràng, cụ thể.

Đến ngày 22 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 85-SL về

cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, quy định Hội đồng phúc án gọi là Tòa phúc thẩm, Tòa án đệ nhị cấp gọi là TAND tỉnh, Tòa án sơ cấp gọi là TAND huyện. Tịa án binh có thẩm quyền XXST đồng thời chung thẩm tất cả các vụ án phản cách mạng, Tòa án thường (TAND) thực hiện chế độ hai cấp xét xử đối với những vụ án hình sự khác. Cơng tố viên có quyền kháng cáo cả về việc hộ và việc hình (Điều 15).

Đến ngày 14 tháng 8 năm 1959, các Tòa phúc thẩm ở miền Bắc được quy định

sáp nhập thành Tòa phúc thẩm ở Hà Nội, Tòa phúc thẩm tại Hải phòng và Tòa phúc thẩm tại Vinh theo Nghị định số: 300/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các Tịa phúc

thẩm này có nhiệm vụ xét xử lại các bản án bị kháng cáo của Tòa án thành phố và tỉnh.

Đến ngày 20 tháng 10 năm 1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định

số: 381/TTg quy định thành lập TANDTC với thẩm quyền được XXPT, chung thẩm những vụ án do Tòa án cấp dưới xét xử trong trường hợp có kháng nghị của cơ quan công tố và các TAND tách khỏi Bộ Tư pháp thành một hệ thống riêng.

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960, do bộ máy Nhà nước còn non trẻ

nên hệ thống pháp luật chưa hồn chỉnh, đặc biệt là chưa có các quy định của luật, bộ luật về trình tự, thủ tục tố tụng, vì vậy mà các quy định về phúc thẩm cũng chủ yếu được ghi nhận trong các văn bản dưới luật, nội dung rất khái quát, chung chung chưa thể hiện rõ được chức năng và nhiệm vụ của XXPT. Trong giai đoạn này,

TACPT được xem xét lại tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án HSST, có

quyền sửa bản án theo hướng bất lợi cho bị cáo.

1.5.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến trước năm 1988

Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp mới (Hiến

pháp năm 1959). Trên cơ sở đó, ngày 14 tháng 7 năm 1960 Luật tổ chức TAND

cũng được Quốc hội thông qua, TAND được thiết lập thành một hệ thống thống

nhất, chế độ hai cấp xét xử cũng được xác định, đương sự được chống bản án hoặc

quyết định của TAND cấp sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp và trên một cấp có

quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định của TAND cấp sơ thẩm. Bản án hoặc

quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật nếu nó khơng bị kháng cáo, kháng nghị

trong thời hạn pháp luật quy định. Tại Công văn số 224-TC ngày 01 tháng 3 năm 1965 của TANDTC quy định tùy từng trường hợp, TACPT có thể có những quyết

định y án sơ thẩm, sửa đổi BAST nếu nhận thấy sự việc mà TACST xét xử đã rõ

ràng, chứng cứ đầy đủ, trình tự tố tụng căn bản hợp pháp nhưng việc định tội, lượng hình chưa được chính xác, xử nặng quá, nhẹ quá hoặc xử cả hành vi chưa cấu thành tội phạm. Trong những trường hợp này, TACPT có thể giảm án, tha bổng cho bị cáo, thay đổi tội danh nặng hơn hoặc tăng án… Nếu chỉ có bị cáo chống án mà Viện Kiểm sát không kháng nghị tăng nặng thì TACPT khi xét thấy cần định tội danh nặng hơn hoặc tăng án, có thể hủy BAST để tùy từng trường hợp vụ án sẽ được điều tra bổ sung hoặc đưa ra xét xử ở tại TACST cho thích đáng hơn. Từ giai đoạn này, pháp luật đã áp dụng nguyên tắc không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo bằng việc hạn chế phạm vi, quyền hạn sửa BAST theo hướng bất lợi cho bị cáo mặc dù vẫn cho phép TACPT được quyền hủy BAST nếu nhận thấy cần xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn hoặc cần tăng hình phạt khi khơng có kháng cáo, kháng nghị theo hướng bất lợi cho bị cáo.

Đến ngày 19 tháng 5 năm 1967, TANDTC ban hành Thông tư số: 03- NCPL

hướng dẫn về trình tự XXPT vụ án hình sự. Thơng tư số: 03- NCPL là văn bản đầu tiên quy định có hệ thống về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự; chức năng, nhiệm

vụ và quyền hạn của TACPT; quyền kháng cáo, kháng nghị; thủ tục và thời hạn kháng cáo, kháng nghị; quyền thu thập chứng cứ, tài liệu bổ sung; thủ tục XXPT… Theo quy định, TACPT có nhiệm vụ xét xử lại toàn bộ vụ án, kể cả đối với những người không kháng cáo hay không bị kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp có

kháng cáo hoặc kháng nghị u cầu, thì TACPT có quyền định lại tội danh nặng

hơn, tăng mức hình phạt đối với bị cáo[27].

Sau đó, TANDTC đã ban hành Thơng tư số: 19/TATC ngày 12 tháng 10 năm

1974 (kèm theo Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm về hình sự) để thay

thế cho Thơng tư số: 03- NCPL. Thông tư mới ban hành đã quy định khá tồn diện chức năng, nhiệm vụ và tính chất của phúc thẩm. TACPT xét xử lại những vụ án đã XXST mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị nhằm thẩm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của BAST. TACPT xét xử đối với những người kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị và xem xét trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp xét thấy mức án của BAST áp dụng cho các bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị là quá nhẹ, thì TACPT đề nghị Viện kiểm sát nghiên cứu có thể kháng nghị, nếu Viện kiểm sát khơng đồng ý kháng nghị hoặc thời gian kháng nghị đã hết thì TACPT cũng khơng được tăng án hay hủy BAST để xét xử lại mà phải kháng nghị giám đốc thẩm. Tuy nhiên, nếu có căn cứ thì Tịa án có thể giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo không kháng cáo hoặc

không bị kháng cáo, kháng nghị[28].

Qua XXPT, nếu nhận thấy hình phạt mà BAST áp dụng là quá nặng, thì TACPT giảm mức hình phạt cho tương xứng với tính chất và mức độ của tội phạm

và nhân thân bị cáo. TACPT có quyền định lại tội danh cho đúng đồng thời giảm

mức hình phạt tương xứng, miễn TNHS hoặc miễn hình phạt cho bị cáo (kể cả trong trường hợp có kháng cáo của người bị hại hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát yêu cầu tăng nặng). Việc sửa BAST theo hướng nặng hơn chỉ thực hiện khi có kháng cáo của người bị hại hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát theo hướng đó. TACPT có thể kết tội và tuyên hình phạt đối với bị cáo đã được BAST tuyên bố khơng có tội, miễn TNHS hay miễn hình phạt. TACPT cũng có thể xử theo tội danh nặng hơn; tăng nặng hình phạt; sửa lại tội danh từ nhiều tội thành một tội hoặc ngược lại từ một tội danh thành nhiều tội danh nếu cùng một loại hành vi.

TACPT không được sửa BAST theo hướng nặng hơn đối với những bị cáo

không kháng cáo hay không bị kháng cáo, kháng nghị về phần hình phạt.

TACPT vẫn có thể sửa lại tội danh nếu tội danh mới cùng tính chất, cùng loại

và có khung hình phạt tương đương với tội danh đã XXST; TACPT có thể xử tội

danh nặng hơn nếu ở phiên tòa phúc thẩm bị cáo cũng nhận tội danh nặng hơn đó hoặc có kết luận của Viện kiểm sát đề nghị xử theo tội danh nặng hơn, nhưng không

[27] Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng hình sự, Hà Nội, tr. 206.

được tăng hình phạt; TACPT có thể bổ sung hình phạt phụ có tính chất bắt buộc, ví

dụ như tước một số quyền lợi của công dân đối với bị cáo phạm tội phản cách mạng hoặc thêm hình phạt phụ khác khơng có tính chất bắt buộc nhưng mang ý nghĩa

phịng ngừa tội phạm, ví dụ như cấm cư trú ở một số địa phương, cấm đảm nhiệm

những chức vụ có liên quan trực tiếp đến tài sản xã hội chủ nghĩa… nhưng khơng

được áp dụng thêm hình phạt phụ về tài sản, nếu khơng có kháng cáo, kháng nghị.

Trong trường hợp nếu chỉ có bị cáo kháng cáo, kháng nghị theo hướng giảm

nhẹ hình phạt, nhưng thấy hình phạt là quá nhẹ, thì TACPT khơng có quyền tăng hình phạt hoặc tự mình định lại tội danh nặng hơn (trừ trường hợp nêu trên). Trong trường hợp này, TACPT ở khu, tỉnh, thành phố hủy BAST giao TACST xét xử lại

hoặc có thể giữ lại để XXST trong một phiên tòa khác. Đối với Tịa phúc thẩm

TANDTC thì phải hủy BAST giao hồ sơ cho TAND khu, tỉnh, thành phố xét xử lại. Trong trường hợp Tòa phúc thẩm TANDTC nhận thấy việc hủy BAST và giao cho các TAND khu, tỉnh, thành phố XXST lại sẽ gặp khó khăn, thì khơng chấp nhận kháng cáo, kháng nghị, giữ nguyên BAST rồi báo cho Tòa chuyên trách TANDTC xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

Về phần bồi thường của bản án HSST, nếu có kháng cáo, kháng nghị và xét thấy có căn cứ, thì TACPT có quyền tăng hoặc giảm mức bồi thường. Nếu thấy khơng có đủ căn cứ giải quyết, thì hủy riêng phần bồi thường của BAST và giao cho

TACST điều tra và giải quyết lại theo thủ tục tố tụng dân sự. Thơng tư số: 19-

TATC cịn cho phép TACPT được quyền giải quyết đối với trường hợp khoản bồi

thường nào đó chưa được TACST giải quyết và cũng khơng có kháng cáo, kháng

nghị, nhưng nếu được u cầu ở phiên tịa phúc thẩm và có đầy đủ chứng cứ để giải quyết yêu cầu đó. Bên cạnh đó, việc xử lý tang vật được coi là quy định bắt buộc, nếu TACST giải quyết không đúng thì TACPT có quyền giải quyết lại cho đúng, kể cả trong trường hợp khơng có kháng cáo, kháng nghị.

Theo Thơng tư số: 19- TATC, thì TACPT có quyền kiểm tra lại tồn bộ BAST khơng phụ thuộc vào kháng cáo, kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình

trạng của bị cáo khơng bị kháng cáo hoặc khơng bị kháng nghị, đối với bị cáo có

kháng cáo, kháng nghị thì TACPT có quyền sửa BAST theo hướng bất lợi cho bị cáo. Mặc dù chưa thật hồn chỉnh, nhưng Thơng tư số: 19- TATC đã đáp ứng được yêu cầu XXPT tại thời điểm mà nó có hiệu lực, nội dung của Thơng tư: 19- TATC là một trong những cơ sở nền tảng để xây dựng các BLTTHS của nước ta.

1.5.3. Giai đoạn từ năm 1988 cho đến trước năm 2003

Ngày 18 tháng 12 năm 1980, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI đã thơng qua bản Hiến pháp mới (Hiến pháp 1980). Đây là bản Hiến

pháp của giai đoạn cách mạng mới, thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trong

phạm vi cả nước, trong bối cảnh đó việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

hoàn chỉnh làm khn khổ pháp lý cho trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, cũng như quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đáp

ứng yêu cầu đó, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa VIII ngày 28 tháng 6 năm 1988,

BLTTHS đầu tiên của nước ta (BLTTHS 1988) đã được thông qua. BLTTHS này là kết quả kế thừa và phát triển pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta, đúc kết từ

kinh nghiệm thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự hơn 40 năm, kể từ Cách mạng

tháng tám đến thời điểm lúc bấy giờ.

Nghiên cứu các quy định về “Xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu lực

theo thủ tục phúc thẩm” cho thấy đây là sự kế thừa và hồn thiện các hướng dẫn về trình tự phúc thẩm hình sự trong Thơng tư số 19- TATC. So với các quy định trước

đây, BLTTHS đã quy định một cách tương đối hệ thống, đầy đủ, cụ thể và hợp lý

hơn.

Về sửa BAST, BLTTHS 1988 quy định TACPT có quyền miễn TNHS hoặc hình phạt cho bị cáo; áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn; giảm hình phạt cho

bị cáo; giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng (khoản 1

Điều 221). Nếu có căn cứ, TACPT có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản

BLHS về tội nhẹ hơn cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị (khoản 2 Điều 221). Đối với việc sửa BAST theo hướng bất lợi cho bị cáo, Bộ luật quy định chỉ trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người

Một phần của tài liệu Sửa bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)