Sửa bản án hình sự sơ thẩm theo hướng có lợi cho những bị cáo bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng khơng có lợ

Một phần của tài liệu Sửa bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 50 - 52)

kháng cáo, kháng nghị theo hướng khơng có lợi

Khoản 3 Điều 249 BLTTHS quy định trong trường hợp Viện kiểm sát kháng

nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt, áp dụng điều khoản

BLHS về tội nặng hơn hoặc trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị, người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại,

nhưng nếu có căn cứ thì TACPT vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản

BLHS về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.

Như vậy, so với các trường hợp sửa bản án HSST theo hướng có lợi cho những bị cáo khơng kháng cáo hoặc khơng bị kháng cáo, kháng nghị thì các trường hợp sửa bản án HSST theo hướng có lợi cho những bị cáo bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng khơng có lợi (bất lợi) cho phép TACPT được sửa BAST nhiều hơn 01 trường hợp, đó là được giảm mức bồi thường thiệt hại. Đồng thời, khoản 3 Điều 249 BLTTHS quy định các trường hợp sửa bản án HSST theo hướng có lợi cho các bị cáo bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng khơng có lợi nhiều hơn các trường hợp

mà các bị cáo này bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng khơng có lợi. Từ đó cho

thấy, quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS thể hiện quan điểm tiến bộ của tố tụng hình sự, sửa BAST theo hướng có lợi cho bị cáo thì khơng cần phải có kháng cáo, kháng nghị theo hướng này. Quy định này kế thừa các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về sửa BAST trong tố tụng hình sự mà cơ bản và trực tiếp nhất chính là kế thừa khoản 3 Điều 221 của BLTTHS 1988.

TACPT chỉ được sửa bản án HSST theo hướng có lợi cho những bị cáo bị

kháng cáo, kháng nghị theo hướng bất lợi khi có đủ các điều kiện sau đây: (1)

Khơng có căn cứ để chấp nhận kháng cáo, kháng nghị về tăng hình phạt, áp dụng

điều khoản BLHS về tội nặng hơn, tăng mức bồi thường thiệt hại (kháng cáo, kháng

nghị theo hướng bất lợi cho bị cáo); (2) Có căn cứ để có thể giảm hình phạt, áp

dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ

hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.

Trong thực tế, việc sửa bản án HSST theo hướng có lợi này khơng có sự bắt

buộc ở từng trường hợp cụ thể, tức là nếu có căn cứ, TACPT vẫn có thể áp dụng

điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn và giảm hình phạt, giảm mức hình phạt tù và cho

hưởng án treo hoặc thậm chí có thể giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo

đồng thời với giảm mức bồi thường thiệt hại. Các căn cứ để áp dụng sửa bản án

thường là các tình tiết giảm nhẹ TNHS mới xuất hiện sau khi XXST, bởi vì trong thực tế có rất ít khi TACST bỏ sót tình tiết giảm nhẹ khơng áp dụng cho bị cáo, và lẽ đương nhiên giai đoạn XXPT phải khơng có thêm tình tiết tăng nặng TNHS hoặc nếu có thì tình tiết tăng nặng phải ít hơn các tình tiết giảm nhẹ.

Nhìn chung, nội dung và căn cứ sửa bản án HSST trong từng trường hợp cụ thể cũng giống như các trường hợp đã được trình bày tại Phần 2.1 của luận văn này. Trong thực tế, TACPT rất thận trọng khi sửa bản án HSST theo hướng có lợi cho những bị cáo bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng bất lợi. TACPT sẽ không sửa BAST theo hướng này nếu khơng có đủ căn cứ vững chắc, bởi vì trong bối cảnh mà các chủ thể có quyền theo pháp luật quy định kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng bất lợi cho bị cáo, thì việc TACPT khơng chỉ bác bỏ các u cầu kháng cáo, kháng nghị mà còn sửa BAST theo hướng ngược lại sẽ có những tác động rất lớn,

dư luận xã hội quan tâm. Từ đó cho thấy, quy định sửa bản án HSST theo hướng có

Một phần của tài liệu Sửa bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)