Điều 249 BLTTHS 2003 là quy định tiến bộ, nhưng nếu q trình thực thi nó bị áp
dụng tùy tiện thì sẽ tạo ra những ảnh hưởng khơng tốt, đồng thời trong một số
trường hợp nào đó có thể là cơ sở làm phát sinh các nhũng nhiễu, tiêu cực.
2.4. Sửa bản án hình sự sơ thẩm theo hướng khơng có lợi cho bị cáo bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng khơng có lợi kháng cáo, kháng nghị theo hướng khơng có lợi
Theo quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS thì trong trường hợp Viện kiểm
sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu, TACPT có thể tăng hình phạt,
áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn. Nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát
hoặc có kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự thì TACPT có thể tăng mức bồi thường thiệt hại.
Căn cứ vào tính chất và phạm vi của XXPT, TACPT có quyền kiểm tra, đánh giá, kết luận về tính hợp pháp và tính có căn cứ của BAST trên cơ sở nội dung kháng cáo, kháng nghị và thông qua việc xét xử tại phiên tịa. Từ đó, TACPT khơng những có quyền sửa BAST theo hướng có lợi cho bị cáo mà cịn có thể sửa BAST
theo hướng khơng có lợi đối với họ. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc khơng làm
xấu hơn tình trạng của bị cáo nên việc sửa BAST theo hướng khơng có lợi đối với
họ chỉ được thực hiện khi có kháng cáo, kháng nghị theo hướng đó mà thơi.
Theo quy định tại Điều 231 và Điều 249 BLTTHS và tiểu mục 1.3 Mục 1
Phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 thì người bị
hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết
hoặc trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo tồn bộ bản án theo hướng có lợi hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Như vậy, TACPT chỉ sửa BAST theo hướng tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn cho bị
cáo khi có kháng cáo của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ hoặc
khi có kháng nghị của Viện kiểm sát, vì chỉ có những người này mới có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo.
Đối với tăng hình phạt, TACPT có thể xét xử tăng hình phạt chính, tăng hình
phạt chính và giữ ngun hình phạt bổ sung, tăng hình phạt chính và tăng hình phạt bổ sung, tăng hình phạt chính nhưng lại giảm hình phạt bổ sung, giảm hình phạt chính nhưng tăng hình phạt bổ sung.
Đối với việc áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn do khoản 3 Điều 249
BLTTHS 2003 quy định còn chung chung, nên về mặt lý luận vẫn còn nhiều quan
điểm khác nhau, đặc biệt là sự liên quan giữa giới hạn xét xử và áp dụng điều khoản
BLHS về tội nặng hơn. Tuy nhiên, trong thực tế thì áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn được hiểu là: (1) Áp dụng thêm tình tiết tăng nặng TNHS được quy
áp dụng hoặc áp dụng thiếu tình tiết tăng nặng TNHS tại khoản 1 Điều 48 BLHS, vì vậy mà TACPT phải sửa BAST để áp dụng thêm tình tiết tăng nặng TNHS cho
đúng quy định; (2) Chuyển từ khung hình phạt có mức hình phạt hoặc loại hình
phạt nhẹ sang khung hình phạt có mức hình phạt hoặc loại hình phạt nặng hơn.
Thông thường việc chuyển khung này xuất phát từ việc TACPT áp dụng thêm tình tiết định khung hình phạt. Khi chuyển khung cần chú ý quy định những tình tiết đã
là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì khơng được coi là tình tiết tăng
nặng (khoản 2 Điều 48 BLHS). Việc chuyển khung hình phạt tăng nặng này có thể làm chuyển từ loại tội nhẹ sang loại tội nặng hơn trong cùng một điều luật (bao gồm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng). Tuy nhiên, nếu chuyển khung hình phạt hoặc chuyển tội danh từ nhẹ sang nặng mà khung hình phạt nặng hơn hoặc tội danh nặng hơn thuộc thẩm quyền XXST của TAND cấp tỉnh thì Tịa án XXPT phải tuyên hủy BAST của TAND cấp huyện, chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để làm các trình tự truy tố, XXST lại vụ án theo thẩm quyền; (3) Chuyển từ tội danh nhẹ sang tội danh khác
nặng hơn. Cách thức để xác định tội danh nhẹ và tội danh nặng hơn đó là: Tội nào
mà điều luật có quy định loại hình phạt chính nặng nhất nặng hơn thì tội đó nặng
hơn; trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất của 02 tội là tù có
thời hạn, thì tội nào có mức hình phạt tù cao nhất là tội đó nặng hơn; trong trường
hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả 02 tội đều là tử hình hoặc
đều là tù chung thân hoặc tù có thời hạn và mức hình phạt tù cao nhất đối với 02 tội
là như nhau, thì tội nào có mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn là tội đó nặng hơn; trong trường hợp cả 02 tội đều được quy định loại hình phạt nặng nhất là tù có thời hạn và mức hình phạt tù khởi điểm, mức hình phạt tù cao nhất như nhau, thì tội nào cịn quy định loại hình phạt chính khác nặng hơn thì tội đó nặng hơn; trong trường hợp điều luật quy định các loại hình phạt chính đối với cả 02 tội như nhau, thì tội nào có hình phạt bổ sung là tội đó nặng hơn, nếu cả 02 tội đều có hình phạt bổ sung
như nhau thì tội nào quy định hình phạt bổ sung là bắt buộc thì tội đó nặng hơn[57].
Đây là trường hợp TACST kết án bị cáo về một tội được quy định trong BLHS,
nhưng sau khi XXST thì người bị hại kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị yêu cầu TACPT kết án bị cáo về một tội khác nặng hơn tội mà TACST đã xét xử và nếu có căn cứ, TACPT kết án bị cáo về tội nặng hơn đó; (4) Chuyển từ án treo thành tù
giam. Đây là trường hợp TACST xử bị cáo hình phạt tù và cho hưởng án treo,
nhưng sau khi XXST, có kháng cáo hoặc kháng nghị đề nghị khơng cho bị cáo được hưởng án treo. Nếu có căn cứ, TACPT có thể chấp nhận kháng cáo hoặc kháng nghị. Khi XXPT, nếu Tòa án xét thấy việc TACST xử cho bị cáo được hưởng án
[57] Xem: Tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Nghị quyết số: 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
treo là không đúng quy định của pháp luật, nhưng khơng có kháng cáo hoặc kháng