Sửa bản án hình sự sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị

Một phần của tài liệu Sửa bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 49)

hoặc bị kháng cáo, kháng nghị

2.1.1. Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo 2.1.1.1. Miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo

TNHS là một trong những vấn đề lý luận phức tạp mà hiện nay vẫn còn nhiều

quan điểm khác nhau giữa các nhà luật học. Theo Giáo trình của Trường Đại học

luật Hà Nội thì: “trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm

nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích”[29]. Theo tác giả Đào Trí Úc thì TNHS: “là hậu quả pháp lý

của việc phạm tội thể hiện ở chổ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”[30]. Theo tác giả Lê Văn Cảm thì: “trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý

của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định”[31]. Tuy nhiên, các quan điểm nêu trên có điểm chung là đều xem TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm.

BLTTHS 2003 quy định quyền sửa BAST là miễn TNHS cho bị cáo tại điểm a

khoản 1 Điều 249. “Miễn trách nhiệm hình sự là khơng buộc người phạm tội phải

chịu trách nhiệm hình sự về tội mà người đó đã phạm”[32].

Miễn TNHS được áp dụng khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ dấu hiệu cấu thành một tội phạm cụ thể được quy định tại BLHS, lẽ ra họ phải bị truy cứu TNHS nhưng các Cơ quan tiến hành tố tụng thấy không cần thiết

phải buộc họ chịu TNHS mà miễn cho họ khi họ có đủ điều kiện luật định. Miễn

TNHS thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam, trong đó miễn

TNHS khi có quyết định đại xá là một trường hợp mang tính nhân đạo sâu sắc thể

hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước ta. Miễn TNHS phản ánh chính sách phân hóa tội phạm và người phạm tội, thể hiện nguyên tắc “nghiêm trị kết hợp với

khoan hồng”, “trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo” trong luật hình

sự Việt Nam, bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp cưỡng chế hình sự

[29] Trường Đại học luật Hà Nội (2005), Giáo trình luật hình sự (Tập 1), Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 210.

[30] Đào Trí Úc (1993), Mơ hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 41.

[31] Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 609.

[32] Trường Đại học luật Hà Nội (2010), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Tập 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 221.

nghiêm khắc nhất với các biện pháp tác động xã hội khác để cải tạo, giáo dục người phạm tội, bằng cách đó hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính trấn áp về mặt

hình sự[33]. Người được miễn TNHS khơng được bồi thường thiệt hại theo Luật

trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bởi vì họ vẫn bị coi là đã thực hiện hành vi

phạm tội[34]. Người được miễn TNHS không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự

bất lợi của việc phạm tội nhưng có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế phi hình sự được quy định trong các ngành luật khác.

BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định 09 trường hợp miễn

TNHS. Tại Phần chung của Bộ luật này, các nhà làm luật quy định 05 trường hợp miễn TNHS, trong đó có 03 trường hợp có tính chất bắt buộc (được quy định tại

Điều 19, các khoản 1 và 3 Điều 25) và 02 trường hợp có tính chất lựa chọn (được

quy định tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 69), cụ thể:

Thứ nhất, về 03 trường hợp miễn TNHS có tính chất bắt buộc tại Phần chung

là:

Trường hợp thứ nhất, “… Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được

miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này” (Điều 19 BLHS).

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình khơng thực hiện tội phạm

đến cùng, tuy khơng có gì ngăn cản. Chỉ coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm

tội khi có đủ các điều kiện: Một là, việc chấm dứt hành vi phạm tội phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Hai là, việc chấm dứt hành vi phạm tội phải tự nguyện và dứt khoát. Quy định của BLHS hiện nay về miễn TNHS đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có điểm hạn chế là chỉ áp dụng miễn TNHS cho người thực hành trong vụ án có đồng phạm (áp dụng thuật ngữ “việc phạm tội”), mà chưa quy định

cụ thể, rõ ràng việc áp dụng nó cho ba loại người đồng phạm còn lại là người tổ

chức, người xúi giục và người giúp sức. Do đó cần thay cụm từ “việc phạm tội” bằng “tội phạm” cho phù hợp với thực tiễn xét xử và bao quát hành vi của tất cả

những người đồng phạm, chứ không chỉ riêng bản thân một loại người đồng phạm

là người thực hành…[35].

Trường hợp thứ hai, “Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi

tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa” (Khoản 1 Điều

25 BLHS).

[33] Trịnh Tiến Việt (2007), Về những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 1, tr. 09- 20.

[34] Xem: khoản 1 Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

[35] Lê Cảm (2002), Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam, trong sách: Nhà nước và

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể thế nào là “chuyển biến của tình

hình”, hướng dẫn của TANDTC chỉ nêu một cách khái quát xem đó là các chuyển

biến về chính trị, kinh tế, xã hội[36]. Tuy nhiên, trường hợp này có thể hiểu là “tội

phạm đã được thực hiện trong một điều kiện, hoàn cảnh khác so với điều kiện, hoàn cảnh vào thời điểm điều tra, truy tố, xét xử. Chính sự thay đổi đó đã làm cho hành vi phạm tội hoặc người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội”[37] . Khi đó,

TACST miễn TNHS cho họ nếu vụ án đang được XXST hoặc khi XXPT thì

TACPT sửa BAST, áp dụng quy định về miễn TNHS cho bị cáo đã bị TACST tuyên bố phạm tội và phải chịu hình phạt cũng như các hậu quả pháp lý hình sự khác.

Trường hợp thứ ba, “Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có

quyết định đại xá” (Khoản 3 Điều 25 Bộ luật hình sự).

Đại xá là quyết định thuộc quyền hạn của Quốc hội (Khoản 10 Điều 84 Hiến

pháp năm 1992). Đại xá là: “tha, miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt cho một

số loại tội phạm hoặc một loạt người phạm pháp nhất định đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án”[38]. Đại xá khác với đặc xá vì đặc xá là quyết định thuộc quyền hạn của Chủ tịch Nước (Khoản 12 Điều 103 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001), đó là quyết định miễn tồn bộ hay một phần hình phạt đối với một hoặc một số người bị kết án.

Như vậy, quyết định đại xá là văn bản pháp luật hình sự của Cơ quan lập pháp

cao nhất áp dụng đối với riêng một phạm vi khơng nhất định những người bị coi là

có lỗi trong việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, từ trước đến nay mới có 02 lần Nhà

nước ta quyết định đại xá tội phạm, đó là đại xá năm 1945 nhân dịp thắng lợi của

Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và đại xá

năm 1954 nhân dịp giải phóng Thủ đơ Hà Nội[39].

Căn cứ miễn TNHS theo khoản 3 Điều 25 BLHS hiện hành là một căn cứ mới

so với quy định của Điều 48 BLHS 1985. Trường hợp miễn TNHS khi có quyết

định đại xá đã thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và

của pháp luật hình sự nói riêng trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Thứ hai, về 02 trường hợp miễn TNHS có tính chất lựa chọn tại Phần chung

của BLHS hiện hành là:

[36] Xem: điểm 2 Mục III Nghị quyết số: 02/NQ-HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.

[37] Phạm Văn Beo (2010), Luật hình sự Việt Nam (quyển 1- Phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.450.

[38] Bộ tư pháp, tlđd 12, tr.227.

[39] Nguyễn Ngọc Anh (2007), Khái niệm đặc xá và một số khái niệm có liên quan đến đặc xá, Tạp chí Tịa án

Trường hợp thứ nhất, “Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát

giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự” (Khoản 2 Điều 25 BLHS).

Căn cứ Thông tư liên tịch số: 05- BNV- TANDTC- VKSNDTC- BTP/TTLT ngày 02 tháng 6 năm 1990 của Bộ nội vụ (nay là Bộ Công an), TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú thì người đã thực hiện hành vi phạm tội, nhưng chưa bị phát giác, khơng kể phạm tội gì, thuộc trường hợp nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng mà ra tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tội phạm thì có thể được miễn TNHS hoặc được giảm nhẹ hình phạt. Nếu cùng với việc tự thú mà lập công lớn, vận động

được nhiều người khác đã phạm tội ra tự thú thì có thể được khen thưởng theo quy

định chung của Nhà nước[40]. Như vậy, để được miễn TNHS, người phạm tội ra tự

thú phải hội đủ các điều kiện đó là: (1) Tội phạm đã thực hiện chưa bị phát giác, tức là chưa ai biết có tội phạm xảy ra hoặc có biết nhưng chưa biết ai là thủ phạm; (2) Người tự thú phải khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm; (3) Người tự thú phải cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm.

Thông tư liên tịch số 05- BNV-TANDTC- VKSNDTC- BTP/TTLT không quy

định trường hợp “đầu thú”. Theo tác giả Đinh Văn Quế thì ở thời điểm này chỉ có

một khái niệm tự thú cho tất cả những trường hợp tự thú hoặc đầu thú, tuy nhiên

mức độ có khác nhau[41]. Theo hướng dẫn của TANDTC thì “đầu thú” là có người

đã biết mình phạm tội, nhưng biết khơng thể trốn tránh được nên đến cơ quan có

thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp

luật[42]. Như vậy “tự thú” khác với “đầu thú”, và chỉ trong trường hợp “tự thú” mới

được xem xét áp dụng quy định miễn TNHS.

Khi xem xét để sửa bản án HSST theo hướng miễn TNHS trong trường hợp này, TACPT phải xem xét một cách tổng hợp, toàn diện, căn cứ vào tính chất, mức

độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả đã xảy ra, thái độ khai báo, tính tích

cực hạn chế hậu quả của tội phạm cũng như những hành vi khác góp phần vào việc phát hiện, xử lý tội phạm của bị cáo, các đề nghị xử lý trong kết luận điều tra, cáo trạng, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, nhận định của BAST về

[40] Xem: Mục 1 Phần II Thông tư liên tịch số: 05- BNV- TANDTC- VKSNDTC- BTP/TTLT ngày 02/6/1990 của Bộ nội vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú.

[41] Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự- Phần chung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 272.

[42] Xem: Mục 7 Phần I Công văn số: 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân tối cao giải

hành vi phạm tội của bị cáo. Đồng thời phải cảnh giác với những người giả vờ tự thú để trốn tránh bị xử lý ở một tội phạm nghiêm trọng hơn hoặc chờ thời cơ tiếp tục thực hiện tội phạm.

Trường hợp thứ hai, “người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách

nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại khơng lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục” (Khoản 2 Điều 69 BLHS).

Căn cứ vào quy định tại Điều 12 và Điều 68 BLHS hiện hành thì người chưa

thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu TNHS về mọi tội phạm, bao

gồm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng

và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chưa

đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc

biệt nghiêm trọng. Như vậy, người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn

TNHS theo quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS chỉ là những người từ đủ 16 tuổi

đến dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, ngoài độ tuổi là người chưa thành niên, để được xem

xét miễn TNHS thì cần phải xác định hậu quả do hành vi phạm tội của họ gây ra là khơng lớn, họ phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 BLHS và

phải được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Việc quy định

Tòa án giao người chưa thành niên phạm tội sau khi họ được miễn TNHS cho gia

đình, cơ quan, tổ chức giám sát giáo dục họ là một quy định thể hiện nguyên tắc

nhân đạo, một biện pháp pháp lý cần có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân, cơ quan, tổ chức và nhất là gia đình của người được miễn TNHS. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng miễn TNHS cho người chưa thành niên phạm tội là hẹp, nếu được áp dụng mang tính lựa chọn ở các trường hợp khác thì ưu điểm của nó sẽ phát huy nhiều hơn.

Tại Phần các tội phạm của BLHS hiện hành, có 04 trường hợp miễn TNHS, bao gồm 01 trường hợp miễn TNHS có tính chất bắt buộc và 03 trường hợp miễn TNHS có tính chất lựa chọn.

Thứ nhất, trường hợp miễn TNHS có tính chất bắt buộc được quy định tại

khoản 3 Điều 80 của Tội gián điệp:

“… 3. Người nào đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự”.

Thứ hai, về 03 trường hợp miễn TNHS có tính chất lựa chọn thì:

Trường hợp thứ nhất được quy định tại khoản 6 Điều 289 của Tội đưa hối lộ:

“Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị

phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”.

Trường hợp thứ hai được quy định tại khoản 6 Điều 290 của Tội làm môi giới hối lộ: “Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có

thể được miễn trách nhiệm hình sự”.

Trường hợp thứ ba được quy định tại khoản 3 Điều 314 của Tội không tố giác

tội phạm: “Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội

Một phần của tài liệu Sửa bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)