TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
3.1. Thực trạng về sửa bản án hình sự sơ thẩm của Ngành Tòa án nhân dân dân
3.1.1. Đánh giá khái quát về hoạt động xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Trong thời gian qua, hoạt động XXPT các vụ án hình sự của các TAND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, các Tòa phúc thẩm của TANDTC[59] và các Tòa
án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự trung ương[60] (gọi chung là
TACPT) có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Mặc dù số lượng vụ án phải thụ lý hàng năm đều tăng, tính chất, mức độ của các loại tội phạm ngày càng
diễn biến phức tạp, nhưng công tác XXPT không ngừng được cải thiện. Trong
khoảng thời gian 05 năm, từ năm 2008 đến năm 2012, hoạt động XXPT của các Tịa án có thẩm quyền đạt được những kết quả như sau:
Năm 2008, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã thụ lý 79.291 vụ án hình sự với 135.976 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 77.407 vụ án với 131.893 bị cáo, đạt 97,6% về số vụ và đạt 97% số bị cáo. Trong đó, thụ lý theo thủ tục phúc thẩm là 14.685 vụ với 23.248 bị cáo; đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm là 14.165 vụ với 22.259 bị cáo, đạt 96,5% về số vụ và 95,7% về số bị cáo.
Năm 2009, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã thụ lý 80.104 vụ án hình sự với 138.823 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 78.343 vụ án, với 134.717 bị cáo, đạt 97,8% số vụ và 97% số bị cáo. Trong đó, thụ lý theo thủ tục phúc thẩm là 12.968 vụ với 20.615 bị cáo; đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm là 12.687 vụ với 20.079 bị cáo, đạt 97,8% về số vụ và 97,4% về số bị cáo.
Năm 2010, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã thụ lý 71.680 vụ án hình sự với 121.793 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 68.381 vụ án với 114.988 bị cáo, đạt 95,3% số vụ và 94,4% số bị cáo. Trong đó, thụ lý theo thủ tục phúc thẩm là 13.543 vụ với 20.219 bị cáo; đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm là 12.971 vụ với 19.417 bị cáo, đạt 95,8% về số vụ và 96% về số bị cáo.
Năm 2011, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã thụ lý 76.894 vụ án hình sự với 131.428 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 75.014 vụ án với 127.247 bị cáo, đạt 97% về số vụ và 96,8% về số bị cáo. Trong đó, thụ lý theo thủ tục phúc thẩm là 14.530 vụ án với 21.036 bị cáo; đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm là 13.893 vụ án với 19.989 bị cáo, đạt 95,6% về số vụ và 94,9% về số bị cáo.
[59] Xem: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.
[60] Xem: Pháp lệnh số: 04/2002/PL- UBTVQH11 ngày 04/11/2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức Tòa án quân sự.
Năm 2012, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã thụ lý 83.116 vụ án hình sự với 146.968 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 81.643 vụ án với 144.448 bị cáo, đạt 98% về số vụ và về số bị cáo. Trong đó, thụ lý theo thủ tục phúc thẩm là 14.781 vụ án với 22.190 bị cáo; đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm là 14.119 vụ án
với 21.239 bị cáo, đạt 95,5% về số vụ và 95,7% về số bị cáo[61].
Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 các Tịa án có thẩm quyền đã giải quyết, xét xử trung bình trên 96,6% các vụ án hình sự đã thụ lý, đặc biệt là năm 2012 tỷ lệ giải quyết, xét xử đạt 98% mặc dù trong năm này số lượng vụ án thụ lý và số lượng bị cáo nhiều hơn so với các năm khác. Số lượng vụ án hình sự phải thụ lý phúc thẩm cũng nhiều và có thể được xem là đã tăng theo chiều hướng
năm sau nhiều hơn năm trước, nhưng tỷ lệ giải quyết phúc thẩm cũng ln đạt ở
mức cao, trung bình trên 96,6%. Trong 05 năm qua, ngành TAND đã có nhiều cố
gắng để đẩy nhanh tốc độ giải quyết, xét xử các vụ án hình sự nói chung và giải
quyết, XXPT vụ án hình sự nói riêng.
Chất lượng XXPT vụ án hình sự được các Tòa án quan tâm, hầu hết các
trường hợp hủy, sửa bản án nói chung đều đúng pháp luật, cơ bản đảm bảo được
tính chất và phạm vi của XXPT, thể hiện được nguyên tắc hai cấp xét xử, giải quyết
được các yêu cầu kháng cáo của bị cáo, đương sự và kháng nghị của Viện kiểm sát
theo quy định của pháp luật. Hoạt động XXPT còn là cơ sở để Tòa án cấp trên rút
kinh nghiệm xét xử đối với Tòa án cấp dưới, cũng như phát hiện các khó khăn,
vướng mắc trong công tác xét xử để đề xuất TANDTC kịp thời có văn bản hướng dẫn thực hiện.
Tuy nhiên, hoạt động XXPT vụ án hình sự trong thời gian qua cũng cịn gặp
khơng ít hạn chế như tình trạng hủy, sửa bản án không đúng pháp luật vẫn xảy ra, có khơng ít vụ án bị vi phạm thời hạn xét xử, trong một số ít trường hợp do người tiến hành tố tụng hiểu chưa đúng về phạm vi XXPT nên trình tự, thủ tục xét xử tại phiên tịa chưa tồn diện hay việc TACPT bỏ sót kháng cáo hoặc kháng nghị khơng xem xét vẫn còn v.v…
3.1.2. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về sửa bản án hình sự sơ thẩm của Tịa án cấp phúc thẩm
3.1.2.1. Những kết quả đạt được qua thực hiện quyền sửa bản án hình sự sơ thẩm của Tịa án cấp phúc thẩm
Trong những năm qua, TACPT thực hiện quyền sửa bản án HSST cơ bản tuân
thủ đúng với các quy định của pháp luật, đạt được yêu cầu đề ra. Trong việc sửa
BAST, các BAPT đều căn cứ vào quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và các ngành luật khác có liên quan trên cơ sở xem xét, đánh giá tính có căn cứ và tính hợp pháp của các kháng cáo, kháng nghị, tính chất, mức độ hành
[61] Xem: Bảng số liệu thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự và Bảng số liệu thụ lý, giải quyết phúc thẩm án hình sự của ngành Tịa án nhân dân giai đoạn 2008- 2012 ở phụ lục 1 và phụ lục 2 Phần phụ lục.
vi phạm tội của bị cáo, nhân thân bị cáo và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS
đối với họ ở giai đoạn XXST cũng như XXPT, nghĩa vụ và mức độ bồi thường các
thiệt hại do tội phạm gây ra. Ngoài ra, việc sửa BAST cịn được cân nhắc ở tính ổn
định của BAST hoặc phân hóa lại cho đúng với TNHS của các bị cáo trong vụ án,
thậm chí cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, sửa BAST cịn được xem xét trong
điều kiện vụ án có ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội
tại địa phương.
Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, TAND và Tòa án quân sự các
cấp khi thực hiện thẩm quyền XXPT đã thực hiện quyền sửa bản án HSST như sau:
Năm 2008, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã giải quyết, XXPT được
14.165 vụ án với 22.259 bị cáo. Trong đó, số vụ án được xét xử là 11.879 vụ với 19.279 bị cáo. Về sửa BAST có 683 bị cáo bị sửa tăng án, có 2.922 bị cáo được giảm án, có 1.908 bị cáo được chuyển từ tù giam thành án treo, có 12 bị cáo được miễn TNHS và 538 bị cáo được sửa án trong các trường hợp khác. Như vậy, tổng cộng đã sửa BAST cho 6.063 bị cáo.
Năm 2009, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã giải quyết, XXPT được
12.687 vụ án với 20.079 bị cáo. Trong đó, số vụ án được xét xử là 10.735 vụ với 17.540 bị cáo. Có 635 bị cáo bị TACPT sửa tăng án, có 2.707 bị cáo được sửa giảm án, có 1.583 bị cáo được chuyển từ tù giam thành án treo, có 18 bị cáo được miễn TNHS và có 725 bị cáo được sửa án trong các trường hợp khác. Như vậy, tổng cộng
đã sửa BAST cho 5.668 bị cáo.
Năm 2010, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã giải quyết, XXPT được
12.971 vụ án với 19.471 bị cáo. Trong đó, số vụ án được xét xử là 10.762 vụ với 16.555 bị cáo. Có 647 bị cáo bị TACPT sửa tăng án, có 3.142 bị cáo được TACPT sửa giảm án, có 1.537 bị cáo được chuyển từ tù giam sang án treo, có 24 bị cáo
được miễn TNHS và có 538 bị cáo được sửa án trong các trường hợp khác. Như
vậy, tổng cộng đã sửa BAST cho 5.888 bị cáo.
Năm 2011, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã giải quyết, XXPT được
13.896 vụ án với 19.989 bị cáo. Trong đó, số vụ án được xét xử là 11.838 vụ với 17.053 bị cáo. TACPT đã sửa tăng án cho 631 bị cáo, giảm án cho 3.328 bị cáo, chuyển từ tù giam thành án treo cho 1.641 bị cáo, miễn TNHS cho 39 bị cáo và có
430 bị cáo được sửa án trong các trường hợp khác. Như vậy, tổng cộng đã sửa
BAST cho 6.069 bị cáo.
Năm 2012, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã giải quyết, XXPT được
14.119 vụ án với 21.239 bị cáo. Trong đó, số vụ án được xét xử là 11.464 vụ với 17.765 bị cáo. TACPT đã sửa tăng án cho 730 bị cáo, giảm án cho 3.603 bị cáo, chuyển từ tù giam thành án treo cho 2.272 bị cáo, miễn TNHS cho 06 bị cáo và có
425 bị cáo được sửa án trong các trường hợp khác. Như vậy, tổng cộng đã sửa
BAST cho 7.036 bị cáo[62].
Như vậy, từ năm 2008 đến năm 2012 các trường hợp sửa BAST cơ bản gia
tăng theo chiều hướng năm sau nhiều hơn năm trước. Hoạt động sửa bản án của
TACPT là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng xét xử của TACST dựa
trên việc đánh giá về nguyên nhân làm cho BAST bị sửa là do nguyên nhân chủ
quan (TACST có sai sót) hay do ngun nhân khách quan (vì có các tình tiết mới phát sinh ở giai đoạn phúc thẩm).
Năm 2008, tỷ lệ vụ án bị sửa do nguyên nhân chủ quan là 0,7% và do nguyên
nhân khách quan là 3,9%[63].
Năm 2009, tỷ lệ vụ án bị sửa do nguyên nhân chủ quan là 0,54% và do nguyên
nhân khách quan là 3,67%[64].
Năm 2010, tỷ lệ vụ án bị sửa do nguyên nhân chủ quan là 0,45% và do nguyên
nhân khách quan là 4,65%[65].
Năm 2011, tỷ lệ vụ án bị sửa do nguyên nhân chủ quan là 0,4% và do nguyên
nhân khách quan là 4,4%[66].
Năm 2012, tỷ lệ vụ án bị sửa do nguyên nhân chủ quan là 0,3% và do nguyên
nhân khách quan là 4,6%[67].
Từ năm 2008 đến năm 2012, tỷ lệ các bản án của TACST có sai sót bị TACPT tuyên sửa (nguyên nhân chủ quan) luôn ở mức rất thấp và được giảm dần theo từng
năm, đây là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ chất lượng XXST đã có nhiều tiến bộ.
Trong khi đó, tỷ lệ các BAST bị sửa do ngun nhân khách quan thì ln cao hơn,
điều này đã phản ánh đúng thực tiễn xét xử, đó là việc sửa BAST do có tình tiết mới
phát sinh ở giai đoạn phúc thẩm thường rất nhiều. Vấn đề đáng lo ngại là tại sao
tình tiết mới lại phát sinh ở nhiều vụ án như vậy? Tại sao tình tiết này khơng có khi
XXST mà để sau khi vụ án có kháng cáo, kháng nghị thì mới xuất hiện để được
TACPT xem xét? Các tình tiết mới này có thực sự là “mới” hay khơng? Đây là vấn
đề đáng để quan tâm.
3.1.2.2. Những hạn chế, vướng mắc khi thực hiện quyền sửa bản án hình sự sơ thẩm của Tịa án cấp phúc thẩm
[62] Xem: Bảng số liệu sửa bản án hình sự sơ thẩm của ngành Tịa án nhân dân giai đoạn 2008- 2012 ở phụ lục 3 của Phần phụ lục.
[63] Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và triển khai nhiệm vụ năm 2009
của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội, tr. 03.
[64] Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác
năm 2010 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội, tr. 02.
[65] Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm