Sửa bản án hình sự sơ thẩm không phụ thuộc vào kháng cáo, kháng nghị

Một phần của tài liệu Sửa bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 54 - 57)

này mà phải tuyên giữ nguyên BAST rồi kiến nghị giám đốc thẩm xem xét quyết

định.

Đối với trường hợp tăng mức bồi thường thiệt hại, TACPT chỉ có thể sửa

BAST để tăng mức bồi thường thiệt hại khi có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự và có căn cứ. Tăng mức bồi thường

thiệt hại là vấn đề rất phức tạp vì nó bắt buộc phải áp dụng quy định của nhiều

ngành luật khác nhau như BLHS, BLTTHS, Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự. Việc tăng mức bồi thường thiệt hại không chỉ đối với bị cáo mà cịn có thể đối

với người giám hộ của bị cáo hoặc bị đơn dân sự. Vì vậy, những người này là

những người bị kháng cáo hoặc bị kháng nghị họ phải có mặt tại phiên tịa, nếu họ vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng thì TACPT khơng được sửa bản án tăng

mức bồi thường đối với họ. Khi xét xử, nếu việc tăng mức bồi thường thiệt hại

không dẫn đến tăng nặng TNHS của bị cáo, thì TACPT chỉ cần sửa BAST về tăng bồi thường thiệt hại, nhưng nếu việc tăng bồi thường thiệt hại dẫn đến tăng nặng

TNHS của bị cáo, ảnh hưởng đến định khung, định mức hình phạt nặng hơn thì

TACPT khơng những tăng bồi thường thiệt hại mà cịn có thể tăng hình phạt, áp

dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn đối với bị cáo, nếu vụ án có đủ các điều

kiện theo quy định của pháp luật về tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn.

2.5. Sửa bản án hình sự sơ thẩm không phụ thuộc vào kháng cáo, kháng nghị nghị

Sửa bản án HSST không phụ thuộc vào kháng cáo, kháng nghị là trường hợp TACPT sửa phần xử lý vật chứng hoặc phần án phí trong BAST. Đây là trường hợp vụ án có kháng cáo của bị cáo, các đương sự khác hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát, nhưng nội dung của các kháng cáo, kháng nghị không yêu cầu hoặc đề nghị TACPT xem xét lại phần xử lý vật chứng hoặc phần án phí mà TACST đã xét xử. Nhưng khi xét xử, nếu xét thấy quyết định của BAST về xử lý vật chứng hoặc về án phí của vụ án là khơng đúng quy định của pháp luật thì TACPT có quyền sửa BAST về phần này mà khơng phụ thuộc vào việc TACPT chấp nhận hay không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị.

2.5.1.Sửa bản án hình sự sơ thẩm về xử lý vật chứng

Điều 74 BLTTHS 2003 quy định vật chứng là vật được dùng làm công cụ,

phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.

Đó là những vật thể mà khi dựa vào chúng những người có thẩm quyền có thể xác định được những sự kiện có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án hình sự. Chúng là

những vật vơ tri, vơ giác, tồn tại khách quan và không bị chi phối bởi các yếu tố tâm

lý, tình cảm nên chúng rất quan trọng và có giá trị chứng minh, độ tin cậy rất cao[58].

Tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng mà thẩm quyền xử lý vật chứng được

quy định khác nhau. Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì xử lý vật

chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố

thì xử lý vật chứng do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai

đoạn chuẩn bị xét xử thì xử lý vật chứng do Tịa án quyết định, nếu vụ án được đình

chỉ tại phiên tòa hoặc được tuyên án bằng bản án thì xử lý vật chứng do HĐXX

quyết định tại quyết định đình chỉ hoặc tại bản án.

Khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định xử lý vật chứng như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy;

b)Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

d)Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;

đ) Vật chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

Về nguyên tắc, vật chứng chỉ được xử lý khi vụ án kết thúc. Tuy nhiên để kịp

thời khôi phục các quyền đối với tài sản của cá nhân, tổ chức và Nhà nước đã bị

thiệt hại do tội phạm xâm hại đến, pháp luật cho phép các Cơ quan tiến hành tố tụng có thể quyết định trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp các vật, tiền

bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt

hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội trước khi kết thúc vụ án nếu xét thấy việc trả lại trước này không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

Khi xét xử, TACPT căn cứ vào các quy định về xử lý vật chứng để đánh giá

tính đúng pháp luật của BAST. Nếu xét thấy TACST xử lý vật chứng khơng đúng thì TACPT sửa lại cho đúng mà khơng bị lệ thuộc vào việc có kháng cáo, kháng nghị đối với BAST về xử lý vật chứng hay khơng.

2.5.2 . Sửa bản án hình sự sơ thẩm về án phí

Theo quy định tại Điều 99 BLTTHS và Điều 22 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tịa

án thì người bị kết án phải chịu án phí HSST; người bị hại đã yêu cầu khởi tố phải

chịu án phí HSST trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng Tòa án tuyên bố bị cáo khơng có tội hoặc vụ án bị đình chỉ khi người bị hại có yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm; nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện như nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự.

Trong thực tiễn xét xử, TACST thường ít để ra sai sót khi tính án phí HSST do

mức án phí này là cố định, phần lớn các sai sót thường tập trung ở án phí dân sự trong vụ án hình sự. Nguyên nhân là do TACST xác định chưa đúng mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra, xác định không đúng tư cách đương sự trong vụ án dẫn đến xác định trách nhiệm bồi thường không đúng, đồng thời do đây là loại án phí có giá ngạch nên nhiều khi có sai sót về số liệu do tính tốn sai. Trong những trường hợp như vậy, TACPT phải sửa BAST về án phí cho dù khơng có kháng cáo, kháng nghị về vấn đề này.

Kết luận Chương 2

1. Kể từ khi BLTTHS 2003 có hiệu lực pháp luật đã góp phần tạo sự chuyển

biến quan trọng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Quyền sửa BAST được quy định tại Điều 249 BLTTHS 2003 có một số điểm mới so với Điều 221 BLTTHS 1988, sự bổ sung này đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xét xử hình sự trong giai đoạn mới.

2. BLTTHS 2003 tiếp tục quy định các trường hợp TACPT được sửa BAST theo hướng tiến bộ, mang đặc điểm của pháp luật tố tụng hình sự hiện đại như đảm

bảo thực thi nguyên tắc trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo ở quy định miễn

TNHS hay miễn hình phạt cho bị cáo hoặc các trường hợp sửa BAST theo hướng có lợi cho cả những bị cáo khơng kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc sửa bản án theo hướng có lợi cho những bị cáo bị kháng cáo, kháng nghị theo

hướng bất lợi hoặc chỉ được sửa BAST theo hướng bất lợi đối với bị cáo khi có

kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng đó.

3. Tuy những quy định của BLTTHS 2003 về sửa BAST cịn chưa thật sự

hồn thiện, nhưng về cơ bản nó đã đảm đương được vai trò là cơ sở pháp lý quan

Chương 3

Một phần của tài liệu Sửa bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)