Sửa bản án hình sự sơ thẩm theo hướng có lợi cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị

Một phần của tài liệu Sửa bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 49 - 50)

không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị

Khoản 2 Điều 249 BLTTHS 2003 quy định các trường hợp sửa BAST theo hướng có lợi cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị. Các trường hợp có lợi mà TACPT có thể quyết định đó là: giảm hình phạt; áp

dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn; chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ

hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.

Như vậy, so với các trường hợp sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị thì các bị cáo khơng kháng cáo hoặc khơng bị kháng cáo, kháng nghị có thể được TACPT sửa bản án theo hướng có lợi ít hơn 03

trường hợp đó là khơng được xem xét để miễn TNHS hoặc miễn hình phạt hoặc

giảm mức bồi thường thiệt hại.

Quy định tại khoản 2 Điều 249 BLTTHS 2003 thể hiện nguyên tắc cá thể hóa

TNHS và có lợi cho bị cáo, tơn trọng tính nghiêm minh hơn là nghiêm khắc của pháp luật tố tụng hình sự. Quy định này xuất phát từ phạm vi XXPT, đó là nếu xét thấy cần thiết thì TACPT có thể xem xét các phần khác khơng bị kháng cáo, kháng nghị của BAST. Khi có căn cứ pháp luật để giảm nhẹ TNHS, thì dù họ không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị TACPT vẫn áp dụng mặc dù BAST đã tuyên có hiệu lực pháp luật đối với họ. Tuy nhiên mức độ xem xét theo hướng có lợi cho họ khơng thể nào bằng được với bị cáo đã kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị.

Quy định TACPT được sửa BAST theo hướng có lợi cho những bị cáo không

kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị cịn tạo điều kiện để TACPT có thể quyết định hình phạt của vụ án lại cho cân đối, phù hợp với vai trò của các bị cáo trong vụ án có đồng phạm. Thực tế cho thấy, có trường hợp bị cáo kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị được TACPT giảm hình phạt bằng hoặc thấp hơn các bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị do có nhiều tình tiết

giảm nhẹ mới được xem xét ở TACPT. Nếu bị cáo được TACPT sửa bản án, giảm

nhẹ hình phạt chỉ giữ vai trị thứ yếu trong vụ án thì khơng có gì vướng mắc, nhưng khi họ là người chủ mưu cầm đầu thì việc sửa bản án của TACPT sẽ khơng đảm bảo ngun tắc xét xử tồn diện đối với vụ án, chưa phân hóa đúng TNHS của từng bị cáo, từ đó có thể tạo ra dư luận không tốt trong xã hội mặc dù căn cứ để quyết định

giảm hình phạt đó là đúng pháp luật. Hoặc là đối với trường hợp TACPT áp dụng

các quy định có hiệu lực của luật mới ban hành để xem xét theo hướng có lợi cho các bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội trước khi luật mới này có hiệu lực, trong

đó có các bị cáo khơng kháng cáo hoặc khơng bị kháng cáo, kháng nghị. Ví dụ:

Trước khi BLHS 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 có hiệu lực pháp luật (trước 00 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2010) các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản với giá trị tài sản là 6.000.000 đồng. Sau khi XXST chỉ có một bị cáo kháng cáo xin

giảm nhẹ hình phạt. TACPT mở phiên tịa để xét xử vụ án sau ngày 01 tháng 01 năm 2010 xét thấy khi bị cáo này phạm tội thì tại khoản 1 Điều 138 BLHS năm 1999 quy định mức giá trị tài sản trộm cắp tối thiểu để định khung cơ bản (định tội) là 500.000 đồng, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS 1999 được sửa

đổi, bổ sung năm 2009 thì mức giá trị tài sản tối thiểu để khung cơ bản đã tăng lên

là 2.000.000 đồng. Mặc dù cũng phạm tội ở khoản 1 Điều 138 BLHS nhưng so với trước và sau khi BLHS năm 2009 có hiệu lực, thì mức độ hậu quả của tội phạm có thay đổi nên TACPT áp dụng khoản 2 Điều 249 BLTTHS 2003 sửa BAST, giảm hình phạt cho bị cáo kháng cáo và vì thế cũng giảm hình phạt cho các bị cáo khác không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị trong vụ án. Vì vậy, quy

định tại khoản 2 Điều 249 BLTTHS 2003 còn là cơ sở pháp lý để TACPT có thể xét

xử vụ án được đúng quy định của pháp luật.

Có một ví dụ được nêu ra là nếu sau khi XXST, bị cáo không kháng cáo và

cũng không bị kháng cáo, kháng nghị nên đã có quyết định thi hành án của TACST và bị cáo đang chấp hành BAST, nhưng các bị cáo khác lại có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị. TACPT khi xét xử lại vụ án, ngồi giảm hình phạt tù cho các bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị cũng đã giảm hình phạt tù cho bị cáo đang chấp hành BAST, nhưng căn cứ vào quyết định của BAPT thì thời gian chấp hành hình phạt tù cịn lại của bị cáo đang chấp hành BAST lại ngắn hơn thời gian mà bị cáo này bị tạm giam trước đó. Vậy trong trường hợp này TACST có phải bồi thường (những ngày tạm giam nhiều hơn hình phạt tù) cho bị cáo đang chấp hành án hay không? Tác giả cho rằng, để giải quyết vấn đề trên cần xem xét bị cáo có thuộc trường hợp được bồi thường theo quy định của pháp luật hay không? Nghiên cứu, Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì bị cáo khơng thuộc trường hợp được bồi thường và cần lưu ý, bị cáo vẫn bị kết án là có tội.

Ví dụ trên đặt ra cho TACPT yêu cầu thận trọng khi áp dụng khoản 2 Điều

249 BLTTHS 2003, ngồi mục đích cân đối lại hình phạt của từng bị cáo để đảm

bảo xét xử tồn diện vụ án, cịn phải lưu ý đến tính khả thi của cơng tác thi hành án hình sự.

Một phần của tài liệu Sửa bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)