2012 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội, tr 02.
3.3. Các kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền sửa bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
bản án hình sự sơ thẩm của Tịa án cấp phúc thẩm
3.3.1. Kiến nghị về mặt lập pháp
Một là, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 249 BLTTHS
năm 2003 để tạo điều kiện cho TACPT có quyền sửa BAST theo hướng giữ nguyên mức hình phạt tù và cho bị cáo được hưởng án treo hoặc giảm mức hình phạt tù và cho bị cáo được hưởng án treo. Hiện nay có quan điểm cho rằng Điều 249 BLTTHS năm 2003 quy định TACPT có thể giảm hình phạt và cũng có thể tăng hình phạt đối với bị cáo, cịn việc có cho bị cáo được hưởng án treo hay khơng thì căn cứ vào quy
định tại Điều 60 BLHS. Vì vậy điểm đ khoản 1 Điều 249 chỉ cần quy định: “Chuyển
sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn hoặc cho hưởng án treo” là đầy đủ.
Tác giả cho rằng nhận định ở trên là đúng, nhưng nếu sửa đổi điểm đ khoản 1
Điều 249 BLTTHS theo cách trên thì sẽ khơng phân biệt được các trường hợp sửa
bản án theo hướng có lợi với các trường hợp sửa bản án theo hướng bất lợi cho bị cáo, bởi vì với cụm từ “cho hưởng án treo” có thể hiểu bao gồm việc TACPT giữ nguyên mức hình phạt tù và cho bị cáo được hưởng án treo hoặc giảm mức hình phạt tù và cho bị cáo được hưởng án treo hoặc tăng mức hình phạt tù và cho bị cáo
được hưởng án treo. Đồng thời, nếu sửa đổi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 249
BLTTHS, thì cũng phải sửa đổi ở khoản 2 điều luật này về quy định “giữ nguyên
mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị”. Như vậy, cũng sẽ gây ra hiểu lầm là TACPT cũng
có quyền tăng hình phạt và cho hưởng án treo đối với các bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
Từ các nhận xét nêu trên, để thống nhất trong cách hiểu và dễ áp dụng trong
thực tiễn xét xử, Tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 249
BLTTHS hiện hành như sau:
“đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt
tù hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo”.
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 249 BLTTHS năm 2003 như sau:
“2. Nếu có căn cứ, Tịa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng
điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại
nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án
treo cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị”. Hai là, để có căn cứ giải quyết kháng cáo của người được TACST tuyên bố là
khơng có tội về phần lý do BAST tuyên là họ khơng có tội theo quy định tại Điều 231 BLTTHS hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát về vấn đề này, Tác giả kiến nghị bổ sung thêm khoản 4 Điều 249 BLTTHS năm 2003 như sau:
“4.Tòa án cấp phúc thẩm có thể sửa lý do mà bản án sơ thẩm đã tuyên bố đối
với người khơng có tội khi có kháng cáo của người đó hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát”.
Trong trường hợp này, người khơng có tội khơng phải là bị cáo nên phải được
quy định ở khoản khác độc lập với các khoản hiện có. Đồng thời, quy định TACPT
được sửa BAST về lý do mà BAST tuyên bố một người là khơng có tội khi có
kháng cáo của họ và kháng nghị của Viện kiểm sát là phù hợp với các quy định về kháng cáo, kháng nghị tại Điều 231 và Điều 232 BLTTHS năm 2003.
Ba là, để có căn cứ cho TACPT giải quyết kháng cáo, kháng nghị về cách quy
đổi, trừ hoặc tổng hợp hình phạt khơng đúng của BAST và có căn cứ cho TACPT
xác định lại án phí đúng với quy định của pháp luật, Tác giả kiến nghị bổ sung tại
điểm d khoản 1 Điều 249 BLTTHS năm 2003 như sau:
“d) Giảm mức bồi thường thiệt hại; sửa quyết định xử lý vật chứng; sửa quyết
định về án phí và sửa kết quả quy đổi, trừ, tổng hợp của hình phạt đã được tuyên”. Bốn là, để có căn cứ xác định quyền kháng cáo của người đại diện hợp pháp
của người bị hại, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự, người bảo vệ
quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên, người có
nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS và cũng để
thống nhất quy định về quyền kháng cáo của các chủ thể này tại khoản 3 Điều 249 với các Điều 51, 59 và 231 BLTTHS, Tác giả kiến nghị bổ sung quyền kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại, người đại diện hợp pháp của nguyên
đơn dân sự, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự là người
chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất vào khoản 3 Điều 249 BLTTHS.
Bên cạnh đó, để cụ thể, rõ ràng và có tính thực thi cao đối với quy định về sửa
BAST theo hướng áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn đối với bị cáo và
trong điều kiện quy định về giới hạn xét xử ở Điều 196 như hiện nay vẫn còn được thừa nhận trong tương lai, Tác giả kiến nghị sửa đổi lại quy định này tại khoản 3
Điều 249 BLTTHS cho phù hợp.
Từ các phân tích trên, Tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 249 BLTTHS năm 2003 như sau:
“3. Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại, người đại
diện hợp pháp của họ kháng cáo u cầu thì Tịa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình
phạt, áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, chuyển sang tội danh
khác nặng hơn trong trường hợp tội danh này đã được Viện kiểm sát truy tố, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn, không cho hưởng án treo, cho hưởng án treo và tăng mức hình phạt tù; tăng mức bồi thường thiệt hại.
Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc nguyên đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự là
người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất kháng cáo u cầu thì Tịa án có thể tăng mức bồi thường thiệt hại.
Nếu có căn cứ, Tịa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên
hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại”.
Ở đoạn thứ nhất, trường hợp “áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự” bao gồm áp dụng thêm các tình tiết tăng nặng tại khoản 1 Điều 48 BLHS
hoặc có thể là áp dụng các tình tiết định khung (khoản) tăng nặng trong cùng một
điều luật (chuyển sang khoản khác nặng hơn trong cùng một điều luật).
Tóm lại, Điều 249 BLTTHS năm 2003 được kiến nghị sửa đổi, bổ sung như
sau:
1. Tịa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo;
b) Áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại; sửa quyết định xử lý vật chứng; sửa quyết
định về án phí và sửa kết quả quy đổi, trừ, tổng hợp của hình phạt đã được tuyên;
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt
tù hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
2. Nếu có căn cứ, Tịa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng
điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại
nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án
treo cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
3. Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại, người đại
diện hợp pháp của họ kháng cáo yêu cầu thì Tịa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình
phạt, áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, chuyển sang tội danh
khác nặng hơn trong trường hợp tội danh này đã được Viện kiểm sát truy tố, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn, không cho hưởng án treo, cho hưởng án treo và tăng mức hình phạt tù; tăng mức bồi thường thiệt hại.
Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc nguyên đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất kháng cáo u cầu thì Tịa án có thể tăng mức bồi thường thiệt hại.
Nếu có căn cứ, Tịa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên
hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại”.
4. Tòa án cấp phúc thẩm có thể sửa lý do mà bản án sơ thẩm đã tuyên bố đối với người khơng có tội khi có kháng cáo của người đó hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát.
Trong tương lai, nếu quy định về giới hạn xét xử tại Điều 196 BLTTHS bị bãi bỏ hoặc vẫn còn nhưng mở rộng cho Tòa án được xét xử tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, thì Tác giả vẫn kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3
Điều 249 như phần trên, nhưng bỏ đi điều kiện: “…trong trường hợp tội danh này
đã được Viện kiểm sát truy tố” ở đoạn thứ nhất. Đồng thời, cần có thêm điều khoản
quy định trình tự, thủ tục cho TACPT tạo điều kiện cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ, nhất là bào chữa bắt buộc. Bên cạnh đó phải quy định một thời hạn
giải quyết đặc biệt, đảm bảo nhanh chóng khi có khiếu nại của bị cáo về tội danh
nặng hơn mà TACPT đã kết án họ theo trình tự giám đốc thẩm.
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về sửa bản án hình sự sơ thẩm
Từ những hạn chế, bất cập của việc thực thi pháp luật về sửa bản án HSST của TACPT và phân tích nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó, Tác giả mạnh dạn
đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi vấn đề này trong thời gian tới,
các giải pháp sau đây có thể khắc phục hoặc làm hạn chế phát sinh các nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan:
Thứ nhất, cần giảm áp lực giải quyết các loại vụ án đối với các Thẩm phán,
tạo điều kiện cho các Thẩm phán có thời gian đầu tư nhiều vào nghiên cứu hồ sơ, áp dụng pháp luật cho từng vụ án cụ thể. Để thực hiện yêu cầu này, ngành TAND phải
thực hiện ngay công tác tuyển dụng thêm biên chế theo chỉ tiêu được Ủy ban
Thường vụ Quốc hội phân bổ ngay từ năm 2013. Theo đó, các Tịa án địa phương cũng sẽ thực hiện tuyển dụng theo chỉ tiêu mà TANDTC đã phân bổ. Trước mắt, có
thể thực hiện việc điều động Thẩm phán từ những địa phương có án thụ lý, giải
quyết ít sang các địa phương có án thụ lý, giải quyết nhiều.
Mặt khác, các bản án HSST phải có chất lượng và có sức thuyết phục nhằm giảm bớt số vụ án bị kháng cáo, kháng nghị cũng như giảm bớt số lượng vụ án bị TACPT tuyên sửa do có sai sót.
Thứ hai, thực hiện chun mơn hóa trong xét xử nhằm nâng cao tính chuyên
sâu của Thẩm phán bằng cách hạn chế phân công Thẩm phán xét xử nhiều loại vụ
án trong cùng một thời điểm. Nếu có điều động hoặc phân cơng Thẩm phán giải
quyết loại án mới thì cần phải có thời gian và lộ trình cụ thể để Thẩm phán có điều kiện thích nghi. Phát huy vai trị lãnh đạo, điều hành, tổ chức xét xử của các cá nhân
có thẩm quyền ở từng đơn vị Tòa án, nên phân cơng, bố trí cán bộ theo u cầu
nhiệm vụ và năng lực công tác của họ chứ khơng nên vì lý do nào khác.
Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương cần tiến hành nghiên cứu để
sớm đề xuất hướng xử lý, giải quyết đối với những hành vi phạm tội mới, đặc biệt là những hành vi lợi dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao để phạm tội, cũng như
biệt là về sự có mặt tại phiên tịa của người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự và giải quyết vấn đề dân sự trong trường hợp này.
Thứ tư, để củng cố kiến thức và sớm trang bị những kiến thức mới cho công
chức của ngành đáp ứng yêu cầu công tác xét xử, TANDTC nên thực hiện các công việc sau đây:
Tổ chức tập huấn theo chuyên đề 03 tháng/lần cho Thẩm phán tồn ngành. Về
địa điểm, có thể phân chia theo khu vực để tập huấn hoặc có thể tổ chức tập huấn
trực tuyến. Trong đó, chuyên đề được tập huấn không chỉ là từng loại án (hình sự, dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động) mà cịn bao gồm các vấn đề nhỏ của từng loại án đó. Đối tượng được triệu tập tham gia tập huấn nên bao qt, tồn diện hơn, khơng nên q tập trung vào các lãnh đạo đơn vị mà nên tập trung vào các Thẩm phán thường xuyên xét xử loại án đó với điều kiện bắt buộc là họ phải triển khai lại tại đơn vị các nội dung đã được tập huấn.
Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn từ 03 tháng đến 06 tháng cho những người
đã làm Thẩm phán liên tục từ 03 nhiệm kỳ trở lên hoặc những người trước đây đã là
Thẩm phán nhưng sau khoảng thời gian dài mới được bổ nhiệm lại làm Thẩm phán.
Thứ năm, rút ngắn thời gian nghiên cứu để có thể triển khai sớm mơ hình tổ
chức hệ thống TAND theo yêu cầu cải cách tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị nhằm có được hệ thống Tịa án mới khơng lệ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tịa án sơ thẩm khu vực, Tòa án phúc thẩm, Tòa thượng thẩm và TANDTC. Từ đó hoạt động xét xử của các Tòa án, đặc biệt là Tòa án địa phương và Tịa án phúc thẩm có thể tránh được những chi phối, tác động từ các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền ở địa phương làm cho nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án được đảm bảo.
Thứ sáu, cùng với việc chuẩn bị thực hiện tổ chức lại hệ thống TAND theo mơ
hình cải cách tư pháp nên tăng thêm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác xét xử của ngành TAND như xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các trụ sở Tòa án, trang bị máy vi tính, xe cơng, bàn ghế, đổi mới trang phục ngành v.v… Bên
cạnh đó các Cơ quan có thẩm quyền nên cho phép ngành TAND có chế độ tiền
lương riêng, cũng như sửa đổi các chế độ, chính sách đãi ngộ khác nhằm tạo điều
kiện cho các công chức tồn ngành có thu nhập về cơ bản đủ đảm bảo cho cuộc
sống của bản thân và gia đình, Thẩm phán sẽ an tâm cơng tác nhiều hơn, các vụ án cũng sẽ được nghiên cứu và xét xử kỹ càng hơn.
Thứ bảy, ngành TAND phải thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng cho cơng chức trong tồn ngành, đặc biệt là tập trung thực hiện
nghiêm chỉnh việc: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và ln phải thấm nhuần lời dạy của Người đã được ngành TAND chọn làm mục tiêu phấn