Thực trạng quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân (Trang 36 - 41)

2.1.1. Thực trạng quyền tiếp nhận thông tin về đất đai

Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn cùng với Luật Tiếp cận thơng tin năm 2016 đã có những quy định đề cao quyền tiếp nhận thông tin về đất đai. Tuy nhiên các quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập và việc áp dụng trên thực tế cũng không đúng quy định pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cơng dân.

Thứ nhất, về chủ thể có quyền tiếp nhận thông tin về đất đai.

Đối với nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong quá trình lấy ý kiến, thì Luật Đất đai năm 2013 quy định đối tượng được lấy ý kiến là nhân dân. Có hai hình thức để lấy ý kiến: một là, lấy ý kiến bằng cách công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; hai là, tổ chức hội nghị tại Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến trực tiếp nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Tuy nhiên, đối với hình thức thứ hai, việc mời người dân nào đến hội nghị để lấy ý kiến thì Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn chưa quy định cụ thể. Chỉ có người dân có sử dụng đất thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thì mới được mời, hay mời tất cả người dân sinh sống trên địa bàn cấp huyện, hoặc mời cả người cư trú trên địa bàn cấp huyện và cả những người cư trú trên địa bàn cấp huyện liền kề. Việc không quy định cụ thể đối tượng người dân được lấy ý kiến sẽ dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thông nhất và sẽ không đảm bảo quyền của người dân chịu ảnh hưởng bởi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Tương tự, trong trình tự thu hồi đất bắt buộc phải cơng khai thông báo thu hồi đất bằng cách họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi. Tuy nhiên, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn không quy định đối tượng người dân trong khu vực có đất thu hồi gồm những ai. Chính vì thế, việc thơng báo thu

hồi đất hoặc công khai để lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn bị áp dụng tùy nghi. Trên thực tế, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chỉ thông báo thu hồi đất, lấy ý kiến về phương án bồi thường đối với người dân có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, theo người viết, đối tượng được tiếp nhận thông tin về thu hồi đất ở đây bao gồm cả người bị thu hồi đất và những người có liên quan. Bởi lẽ, khơng phải chỉ những người có đất bị thu hồi chịu ảnh hưởng bởi dự án mà cịn có những đối tượng khác như người chịu ảnh hưởng về các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình hạ tầng xã hội, chịu ảnh hưởng về môi trường khi dự án được triển khai53

.

Thứ hai, về chủ thể có nghĩa vụ cơng khai thông tin về đất đai.

Trong quá trình Nhà nước thu hồi đất, chủ thể có trách nhiệm cơng khai thông tin là tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Mặc dù thông qua quy định đã xác định được tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng là tổ chức phát triển quỹ đất và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tuy nhiên, khi nào là tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, khi nào là Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện thì Luật Đất đai chưa quy định cụ thể. Bên cạnh đó, tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trong khi Luật Tiếp cận thông tin quy định chủ thể có trách nhiệm cơng khai thơng tin là cơ quan nhà nước. Cho nên, người dân có thể gặp khó khăn trong việc yêu cầu chủ thể có trách nhiệm cơng khai trong bối cảnh pháp luật quy định chưa rõ ràng.

Thứ ba, về loại thông tin phải được công khai.

Về hoạt động Nhà nước quy định giá đất, một trong những bước trong trình tự xây dựng khung giá đất, bảng giá đất là lấy ý kiến. Tuy nhiên đối tượng được lấy ý kiến ở đây chỉ là cơ quan, tổ chức có liên quan, hay lấy kiến người dân thì Luật Đất đai năm 2013 chưa quy định rõ. Sau khi khung giá đất, bảng giá đất được ban hành thì mới cơng khai cho người dân biết. Tương tự, giá đất cụ thể cũng sẽ được công khai nhưng sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ví dụ như giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường về đất vẫn được cơng khai thông

53 Phan Trung Hiền (2018), “Pháp luật về tiếp cận thông tin trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, Kỷ

qua việc công khai Quyết định phê duyệt giá đất cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và giá đất bồi thường cho từng trường hợp sẽ được công khai thông qua phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Có quan điểm cho rằng, việc tiếp cận các thơng tin trong q trình định giá đất cụ thể khơng quan trọng mà điều quan trọng chính là giá đất bồi thường có. Tuy nhiên, người viết khơng đồng tình với quan điểm trên bởi lẽ người dân khơng chỉ quan tâm đến kết quả giá đất như thế nào mà cịn quan tâm đến q trình làm ra nó. Hơn nữa, việc cơng khai thơng tin, căn cứ quyết định giá đất sẽ tác động đến tính hợp lý của giá đất cụ thể54

.

2.1.2. Thực trạng quyền tìm kiếm thơng tin về đất đai

Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã chú trọng hơn đến quyền tìm kiếm thơng tin của người dân nói chung và quyền tìm kiếm thơng tin về đất đai nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện quyền tìm kiếm thơng tin về đất đai của người dân vẫn còn nhiều hạn chế.

Thơng tin quy hoạch và tình trạng pháp lý của căn nhà là một trong những thông tin quan trọng hàng đầu mà bên mua nhà muốn tìm hiểu trước khi xác lập giao dịch nhận chuyển quyền sử dụng đất/ sở hữu nhà ở. Nhưng khi họ liên hệ với Phịng Tài ngun và Mơi trường một số quận ở Thành phố Hồ Chí Minh thì bị từ chối cung cấp thông tin với rất nhiều lý do. Cán bộ địa chính ở Phịng Tài ngun và Mơi trường Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh giải thích rằng thơng tin về đất đai chỉ cung cấp cho chủ sử dụng đất nếu có nhu cầu, chứ khơng cung cấp cho bên nhận chuyển nhượng còn thơng tin quy hoạch thì phải hỏi Phịng Quản lý đơ thị. Hoặc Phịng Tài ngun và Mơi trường Quận Bình Thạnh thì từ chối cung cấp với lý do ngắn gọn “bên mua không cần thiết phải biết thông tin nhà đất, vì khi xảy ra tranh chấp, trách nhiệm thuộc về phịng cơng chứng” và yêu cầu xuống hỏi cán bộ địa chính phường. Và khi hỏi cán bộ địa chính ở Ủy ban nhân dân phường 25, Quận Bình Thạnh thì chỉ được trả lời bằng miệng là đất khơng có tranh chấp. Như vậy, bên mua nhà đã mất rất nhiều thời gian và cơng sức, nhưng vẫn khơng thể có được thơng tin đất đai chính xác bằng văn bản, việc trả lời qua loa bằng miệng sẽ không đảm bảo giá trị pháp lý của thông tin được

54 Châu Hồng Thân (2018), “Cơng khai thơng tin trong xác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vị lợi ích quốc gia, công cộng”, Kỷ yếu Hội

cung cấp55. Hoặc ngay cả chủ sử dụng đất cũng khơng dễ dàng gì khi xin thơng tin quy hoạch, tại Quận 7, người dân được yêu cầu phải mua đơn xin thông tin quy hoạch, 20 (hai mươi) ngày sau mới có kết quả hoặc Quận Bình Thạnh lại yêu cầu đợi đến mỗi chiều thứ hai hàng tuần mới được gặp những người phụ trách lĩnh vực này. Ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước mà cịn tồn tại tình trạng này thì ở các tỉnh thành khác, khả năng tiếp cận thơng tin đất đai có thể cịn khó khăn hơn. Ví dụ như Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh An Giang chỉ cung cấp thông tin cho chủ sử dụng đất nhằm tránh các khiếu kiện liên quan đến quyền sử sụng đất, còn yêu cầu cung cấp địa bộ thời Pháp thuộc thì chỉ cung cấp cho cơ quan nhà nước như Cơng an, Tịa án,... chứ khơng cung cấp cho người dân, thậm chí ngay cả khi chủ sử dụng đất hay Phịng cơng chứng u cầu cung cấp thông tin liên quan đến tài liệu này cũng bị từ chối với lý do nguồn tài liệu từ thời Pháp thuộc không đầy đủ, không đáng tin cậy, nên Sở hạn chế cung cấp.

Ngồi ra, việc cung cấp thơng tin đất đai mỗi nơi một kiểu, tùy thuộc vào quy trình thủ tục riêng của cơ quan quản lý đất đai tại địa phương cũng gây khơng ít khó khăn cho người sử dụng đất. Tại Bình Dương, hồ sơ yêu cầu cung cấp thơng tin ngồi một số giấy tờ như: phiếu yêu cầu hoặc văn bản u cầu hay hợp đồng cung cấp thơng tin thì Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bình Dương cịn đòi hỏi thêm những giấy tờ khác như Giấy giới thiệu (đối với tổ chức) hoặc Giấy ủy quyền (nếu đối tượng yêu cầu cung cấp thông tin không phải chủ sử dụng đất). Đối với trường hợp xin trích lục hồ sơ địa bộ cũ thì phải có văn bản có xác nhận của cấp xã nơi đang cư trú thể hiện rõ mối quan hệ của người xin trích lục với người đứng tên trên địa bộ, cịn nếu u cầu cung cấp thơng tin phục vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thì đơn đề nghị cung cấp thơng tin phải được xác nhận bởi cơ quan đang giải quyết vụ án và việc có được cung cấp thơng tin hay khơng tùy theo quyết định của Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Tương tự, Sở Tài nguyên và Mơi trường Lâm Đồng cũng u cầu phải có Giấy giới thiệu và hồ sơ văn bản có liên quan đến thửa đất cần cung cấp thông tin. Thủ tục cung cấp thơng tin đất đai từ hồ sơ địa chính được áp dụng trên địa bàn

55 “Cải cách hành chính – những điều trông thấy”, https://baomoi.com/cai-cach-hanh-chinh-nhung-dieu- trong-thay/c/12245386.epi, truy cập ngày 24/3/2018

Thành phố Hồ Chí Minh cũng u cầu phải có giấy tờ chứng minh là tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nhà đất cần cung cấp thông tin hoặc Giấy uỷ quyền (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu/ Công văn (nếu là tổ chức). Hay như ở Quận Cầu Giấy, Hà Nội, hướng dẫn thủ tục trên website và trên thực tế hoàn toàn khác nhau, cán bộ địa chính thường yêu cầu thêm một số giấy tờ như Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà yêu cầu cung cấp thông tin.

Bên cạnh đó, q trình u cầu cung cấp thơng tin phải thể hiện rõ người có yêu cầu và mục đích sử dụng dữ liệu. Như vậy, tổ chức, cá nhân có thể khai thác thơng tin của tổ chức, cá nhân khác nếu họ không yêu cầu phải bảo mật thông tin. Tuy nhiên, thế nào là mục đích sử dụng khơng phù hợp theo quy định của pháp luật, đây là một quy định khơng rõ ràng và có khả năng sẽ tạo ra việc áp dụng pháp luật tùy tiện của cơ quan cung cấp thơng tin đất đai. Vì thực tế, mục đích sử dụng thơng tin rất đa dạng và rất khó để kiểm sốt người được cung cấp thông tin sử dụng thông tin đất đai đúng mục đích đã nêu trong phiếu yêu cầu cung cấp thơng tin. Do đó, người được cung cấp thông tin sẽ phải chịu trách nhiệm và bồi thường nếu như việc sử dụng thông tin về đất đai của cá nhân, tổ chức khác mà gây thiệt hại cho họ.

Theo Khung đánh giá quản trị đất đai và kết quả nghiên cứu ở Việt Nam, việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân còn nhiều hạn chế, chưa minh bạch. Thơng tin trong hồ sơ địa chính cịn thiếu, khơng được cập nhật và chưa được quy chiếu không gian56

. Việc tra cứu thông tin thửa đất trên mạng vẫn chưa thể thực hiện được mặc dù trên website của nhiều Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng nội dung tra cứu thông tin đất đai. Ngay cả website của Sở Tài nguyên và Mơi trường TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng vậy, phần tra cứu thông tin đất đai chỉ hỗ trợ tra cứu dữ liệu hồ sơ giao dịch chứ không thể khai thác dữ liệu thửa đất. Website của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long và Thái Ngun là một trong số ít tỉnh có hỗ trợ tra cứu thông tin thửa đất qua mạng dựa vào thông tin theo đơn vị hành chính, số hiệu tờ bản đồ và số thứ tự. Tra cứu thông tin thửa đất trên mạng sẽ giúp người sử dụng đất không phải đến trực tiếp

56 Đặng Hùng Võ và Nguyễn Văn Thắng (2014), “Khung đánh giá quản trị đất đai (LGAF) và kết quả nghiên

cơ quan quản lý đất đai để yêu cầu cung cấp thông tin, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả họ và nhà nước. Tuy nhiên, do hiện nay cơ sở dữ liệu đất đai chưa được xây dựng hoàn chỉnh nên mặc dù các tỉnh, thành phố hầu như cũng đều xây dựng website nhưng khả năng người sử dụng đất có thể tìm thấy đầy đủ dữ liệu đất đai trên các trang web này thường khơng dễ dàng mà phải đến Văn phịng Đăng ký đất đai để yêu cầu cung cấp.

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)