2.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền tiếp cận thông tin
2.3.1. Hồn thiện hệ thống, chính sách pháp luật
Từ thực trạng nêu ở chương 2, mặc dù Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã có sự tích cực và được đánh giá là khá tiến bộ so với Luật Đất đai năm 2003, nhưng vẫn còn một số quy định chưa rõ ràng và cần được hoàn thiện.
Thứ nhất, cần bổ sung quy định ràng buộc trách nhiệm của các cán bộ, cơ
quan quản lý đất đai trong việc đảm bảo quyền thông tin, nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng vị trí đặc quyền, đặc lợi của những người có điều kiện, vị trí cơng tác dễ dàng tiếp cận thơng tin để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng, thiếu cơng bằng trong xã hội. Cụ thể là quy định chế tài đối với cán bộ, cơ quan nhà nước khi vi phạm quy định về xây dựng, quản lý và cung cấp thông tin đất đai, bao gồm chế tài hành chính, chế tài hình sự và chế tài dân sự. Đối với trách nhiệm hình sự, Bộ Luật Hình sự hiện nay đã liệt kê những hành vi vi phạm quy định về quản lý đất đai trong các lĩnh vực, nhưng không bao gồm hành vi vi phạm liên quan đến cung cấp thơng tin đất đai. Do đó, mặc dù Luật Đất đai năm 2013 có quy định về chế tài hình sự đối với cán bộ, cơ quan nhà nước khi vi phạm quy định liên quan đến thông tin đất đai nhưng nếu như hành vi này khơng được quy định trong Bộ luật hình sự thì sẽ khơng bị xử lý hình sự. Như vậy, Bộ Luật Hình sự phải được sửa đổi theo hướng bổ sung trách nhiệm hình sự do hành vi vi phạm nghĩa vụ xây dựng, quản lý và cung cấp thơng tin đất đai. Ngồi ra, đối với trách nhiệm dân sự, tức là người bị vi phạm quyền tiếp cận thơng tin có thể u cầu bồi thường thiệt hại, Việt Nam cần quy định cụ thể cơ chế để yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị vi phạm quyền tiếp cận thông tin đất đai. Cụ thể, Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước phải bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước do hành vi vi phạm liên quan đến quyền tiếp cận thông tin đất đai. Và theo đó, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi
67 Bình Minh (2013), “Để pháp luật đến gần với dân hơn”, Báo điện tử, ngày 08/11/2013, http://baodientu.
chinhphu.vn/Ngay-Phap-luat-Viet-Nam/De-phap-luat-den-gan-voi-dan-hon/185099.vgp, truy cập ngày
thường thiệt hại. Tuy nhiên, bản thân thiết chế tịa án Việt Nam cũng khơng thực sự đảm bảo tính độc lập trong xét xử. Do vậy, để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin thông qua thiết chế tịa án cũng là một vấn đề khó khăn, cần có những chính sách cải cách và thay đổi tư duy cởi mở về tính độc lập của ngành tư pháp.
Thứ hai, để quyền tiếp cận thông tin của người dân được thực thi trong thực
tế, đồng thời hạn chế việc các cơ quan, tổ chức nắm giữ thông tin lạm dụng quyền hạn của mình từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin khơng kịp thời cho người dân thì cần thiết phải có cơ chế theo dõi, đánh giá và giám sát việc thực thi quyền tiếp cận thơng tin, ngồi giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và công dân, có thể là cơ chế giám sát của các tịa án hoặc giám sát của các cơ quan độc lập khác. Sau quá trình giải quyết khiếu nại hành chính kết thúc, pháp luật một số nước quy định cơng dân có thể tiếp tục khiếu nại đến một cơ quan khác không nằm trong hệ thống cơ quan hành chính, có thể là cơ quan giám sát do Quốc hội thành lập (gọi là Ombudsman) hoặc một Ủy ban Thông tin độc lập (có thể là một cơ quan trực thuộc Quốc hội hoặc Chính phủ hoặc có thể là một thiết chế hoàn toàn độc lập) để chuyên trách thực hiện chức năng giám sát việc thực thi quyền tiếp cận thơng tin. Để cơ quan giám sát có thể thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp giữa một bên là người khiếu nại và một bên là cán bộ, cơ quan nhà nước thì họ phải độc lập và không bị can thiệp trong khi giải quyết vụ việc, đặc biệt là can thiệp mang tính chất chính trị. Trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay, việc thành lập một cơ quan hoàn toàn độc lập chuyên trách giám sát việc thực thi quyền tiếp cận thông tin là chưa thể thực hiện được. Vì vậy, trước mắt nếu chưa thể có cơ quan giám sát thơng tin độc lập, thì vẫn cần phải có một cơ quan giám sát do Quốc hội thành lập đảm nhận chức năng giám sát việc thực thi tiếp cận thơng tin nói chung và thơng tin đất đai nói riêng. Cơ quan này có thể thực hiện các hoạt động điều tra khi xem xét giải quyết vụ việc và được trao quyền để yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp bất kỳ thơng tin gì, bao gồm cả thông tin mà đề nghị tiếp cận bị từ chối. Quy trình bổ nhiệm rõ ràng là điểm mấu chốt để đảm bảo tính độc lập, do đó, sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội vào quá trình bổ nhiệm thành viên ban giám sát là cách thức quan trọng để tăng cường tính độc lập của việc bổ nhiệm.
Thứ ba, pháp luật cần quy định rõ trong hồ sơ địa chính, thơng tin đất đai
nào phải cơng bố công khai, thông tin nào được cung cấp khi có u cầu, những thơng tin nào là bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và bí mật đời tư khơng được công bố và khai thác nhằm tối thiếu hóa khả năng các cơ quan nhà nước viện dẫn những lý do khơng chính đáng để từ chối cung cấp thơng tin và loại bỏ những nguyên nhân khiến cho người sử dụng đất gặp khó khăn, nhũng nhiễu từ cán bộ quản lý. Theo đó, tất cả các thơng tin đất đai đều thuộc phạm vi được công khai, trừ những thông tin hạn chế được quy định cụ thể theo quy định pháp luật và nếu thơng tin nào khơng được cơng khai thì cần có văn bản trả lời chính thức từ phía cơ quan quản lý đất đai. Ngoài ra, cần xây dựng quy trình khách quan để thẩm định và giám sát việc thực thi quy định bí mật thơng tin nhằm xác định rõ những thơng tin nào là bí mật nhà nước, tránh tùy tiện, những thông tin không liên quan mật thiết với an ninh quốc gia cần phải đưa ra khỏi danh sách bí mật nhà nước. Và quy định Quốc hội là cơ quan có quyền ban hành Danh mục bí mật nhà nước, khơng để cho các Bộ, ngành tự đề xuất danh mục các thông tin hạn chế hoặc không được tiếp cận của chính lĩnh vực mình quản lý vì khơng mấy cơ quan quyền lực tự giác đặt hoạt động của mình dưới sự giám sát của nhân dân.
Đối với việc cung cấp thông tin về đất đai cho mọi đối tượng sử dụng đất, để dung hịa mối quan hệ giữa bí mật riêng tư và quyền tiếp cận thơng tin đất đai, nếu như chủ sở hữu/ sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất không yêu cầu bảo mật thì thơng tin về nhân thân, địa chỉ của chủ sở hữu/ sử dụng đất cũng sẽ khơng được cơng bố cơng khai, tuy nhiên khi có yêu cầu cung cấp thì sẽ được cung cấp cho bất cứ đối tượng nào, khơng cần thiết phải giải trình lý do chính đáng. Vì cơ quan nhà nước cũng không thể quản lý được mục đích tiếp cận thông tin của các chủ thể khác nhau. Việc sử dụng thông tin như thế nào tùy thuộc vào các chủ thể này, nếu gây ảnh hưởng, gây thiệt hại cho các chủ sở hữu/ sử dụng đất khác thì trách nhiệm sẽ thuộc về người sử dụng thơng tin đó. Ngồi ra, trong một số trường hợp đặc biệt, mặc dù chủ sở hữu/ sử dụng bất động sản yêu cầu bảo mật thông tin về nhân thân, địa chỉ của họ nhưng những thông tin này vẫn sẽ được cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những người có liên quan để giải quyết các quan hệ như thi hành án hay giải quyết tranh chấp.