2.2. Nguyên nhân của thực trạng về quyền tiếp cận thông tin về đất đai của
2.2.4. Trang thiết bị kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư
Ngoài ra, một hạn chế quan trọng của hệ thống cơ quản quản lý đất đai là cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật và điều kiện làm việc cần thiết khác còn hạn chế. Ở trung ương, các trang thiết bị lạc hậu, đã được đầu tư từ những năm 1995- 1996 và sử dụng đến nay nên hiệu quả cập nhật dữ liệu thấp. Tại địa phương, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý đất đai không đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng, chưa đồng bộ để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và không đảm bảo tốc
độ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã, nhiều nơi khơng có máy đo đạc, máy photocopy, khơng có kho lưu trữ hồ sơ địa chính và khơng thể đáp ứng được u cầu đưa công nghệ thông tin vào quản lý. Như tỉnh Quảng Nam, có tới 16 Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, nhưng chỉ có 6 Văn phịng Đăng ký quyền sử dụng đất có máy đo đạc, 3 Văn phịng Đăng ký quyền sử dụng đất có máy photocopy và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất của hai huyện Nam Giang và Tây Giang chưa có kho lưu trữ hồ sơ địa chính. Ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện hoạt động của các Văn phịng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện vẫn cịn nhiều khó khăn, thiếu các thiết bị kỹ thuật cần thiết cho hoạt động chuyên môn như máy đo đạc, máy tính, máy scan và máy in A3, diện tích làm việc chật chội và sẽ không đủ mặt bằng nếu phát triển thêm nguồn nhân lực cần thiết và lưu trữ hồ sơ địa chính.
Từ thực trạng cơ sở vật chất thiếu thốn như trên, có thể thấy rằng, để xây dựng hồ sơ địa chính và hệ thống thông tin đất đai hiện đại từ Trung ương đến địa phương phải mất khá nhiều thời gian, nên cần một nguồn vốn đầu tư rất lớn và dài hạn. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư của địa phương và hỗ trợ từ trung ương trong những năm qua không đủ so với nhu cầu. Đến tháng 10/2013, nhu cầu kinh phí của 42 tỉnh thuộc diện được Trung ương hỗ trợ để thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận năm 2012 và 2013 là 6.823 tỷ đồng, nhưng mới chỉ được đầu tư 2.024 tỷ đồng (29,6 % so với nhu cầu) và số kinh phí này các địa phương chủ yếu sử dụng chi trả cho khối lượng công việc đã thực hiện trong năm 2012 và những năm trước. Ngoài ra, điều kiện ngân sách của các địa phương trong hai năm 2012, 2013 gặp nhiều khó khăn từ việc khốn chi phí từ phí, lệ phí và nguồn thu tiền sử dụng đất giảm mạnh, các địa phương mới đầu tư 1.024 tỷ đồng, bằng 6,2% tổng số tiền sử dụng đất thu được. Có 4 tỉnh khơng đầu tư kinh phí gồm: Điện Biên, Ninh Thuận, Quảng Nam và Sóc Trăng. Một số tỉnh đầu tư rất ít kinh phí trong năm 2013, như: Phú Yên 1,8 tỷ đồng; Quảng Bình 3,0 tỷ đồng; Bình Phước 3,8 tỷ đồng, Hịa Bình 4,5 tỷ đồng và Bắc Giang 5,3 tỷ đồng.
2.2.5. Hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính đã được lập, quản lý với nhiều mẫu khác nhau thay đổi qua các thời kỳ lịch sử. Do đó, tình trạng hồ sơ địa chính mỗi nơi mỗi khác. Nhưng
nhìn chung sẽ có một, một vài hoặc tất cả những hạn chế. Ví dụ như khơng có bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ biến động đất đai, hoặc có nhưng sử dụng tài liệu cũ được lập bằng các phương tiện thơ sơ, lạc hậu. Vì vậy, thơng tin được lưu trữ không đầy đủ, khơng chính xác và khơng rõ ràng, không được cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên và kịp thời, hoặc được cập nhật nhưng chưa gắn kết với các dự án điều tra cơ bản, nên không phản ánh được hiện trạng sử dụng đất. Bên cạnh đó, cơng tác cập nhật, chỉnh lý khơng được đảm bảo do chưa có mơ hình trao đổi, báo cáo thông tin dưới dạng cơ sở dữ liệu giữa các đơn vị hành chính các cấp và chưa có sự kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý đất đai tại mỗi địa phương, cũng như là các địa phương trong phạm vi cả nước. Do đó, nên đến nay, hầu như cả nước khơng có tỉnh nào xây dựng được đầy đủ, chính xác và đồng bộ cả hồ sơ địa chính dạng giấy và dạng số và chưa thể dễ dàng khai thác thông tin đất đai qua mạng Internet, nên thông tin đất đai được lưu trữ chưa đảm bảo chắc chắn cho quyền của chủ sở hữu/sử dụng đất và sự an toàn trong thị trường bất động sản cũng như là quản lý đất đai.
Tỉnh Bắc Giang đến năm 2008 lập được bản đồ địa chính cho 9,47% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh đến cuối năm 2013, tỷ lệ này được nâng lên, nhưng chỉ mới 57%, nên vẫn cịn 43% diện tích đất chưa có bản đồ địa chính. Do đó, rất khó để triển khai cập nhật những biến động đất đai đầy đủ. Cịn tỉnh Phú Thọ đã hồn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trên 70% diện tích đất tính đến năm 2008. Tuy nhiên hồ sơ địa chính được lập trên cơ sở nhiều loại tài liệu bản đồ, tồn tỉnh chỉ có 31 xã và 10 thị trấn là cấp Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính có toạ độ, cịn lại chủ yếu sử dụng bản đồ địa chính cũ theo Chỉ thị 299/CT-TTg nên độ chính xác chưa cao, việc cập nhật, chỉnh lý biến động chưa được thực hiện thường xuyên và đồng bộ ở cả 3 cấp. Mặc dù sau đó tỉnh đã đầu tư đo đạc lập bản đồ chính quy cho các xã khơng có bản đồ hoặc có tài liệu bản đồ cũ, nhưng đến năm 2014, tổng diện tích đã đo vẽ mới chỉ đạt 61,66% tổng diện tích tỉnh.
Tại Vĩnh Phúc cũng vậy, đến năm 2008, hồ sơ địa chính đã thiết lập chỉ là các loại sổ sách tạm thời, sử dụng bản đồ cũ đo vẽ từ năm 1980, đa phần lạc hậu, cũ nát, phân tán rời rạc, chất lượng thấp, hầu hết chỉ được lập ở cấp xã, chưa đồng bộ và nhất là không được chỉnh lý, cập nhật thường xuyên, nên tạo ra sự
khác biệt hiện trạng sử dụng đất với hồ sơ địa chính và khơng thể theo dõi q trình biến động sử dụng đất. Ở xã chỉ có Sổ mục kê, Sổ địa chính và bản đồ cũ, đa số khơng có Sổ theo dõi biến động đất đai và chỉ có sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm. Ở cấp huyện và cấp tỉnh chỉ có hồ sơ địa chính của 20/137 xã. Chỉ có 04/137 xã có đầy đủ dữ liệu dạng số. Hiện nay, diện tích thực tế của hầu hết các địa phương đã biến động lớn so với diện tích đo đạc bản đồ cũ trước đây, nên gây rất nhiều khó khăn trong quản lý. Từ năm 2009, việc quản lý hồ sơ địa chính bằng phần mềm Vilis cũng đã được triển khai cho 5 xã, phường là: phường Ngô Quyền, xã Liên Châu, Tam Hồng, Yên Đồng và Hồng Châu. Các xã cịn lại, thực trạng hồ sơ địa chính vẫn chưa được cải thiện. Đến năm 2014, nhiều xã, thị trấn thuộc huyện Lập Thạch vẫn đang sử dụng bản đồ 299 cũ và chưa có bản đồ địa chính chính quy như xã Đồng Ích, xã Xn Lơi và thị trấn Lập Thạch.
Ngay tại TP. Hồ Chí Minh, trước năm 2009, hồ sơ địa chính bằng giấy đối với đất cấp cho tổ chức cịn rất nhiều thiếu sót như: khơng có sổ mục kê và việc cập nhật biến động vào sổ địa chính khơng đầy đủ, bị gián đoạn một thời gian dài trong giai đoạn ngành xây dựng được giao cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và cơng trình xây dựng khác. Còn dữ liệu sổ đăng ký biến động được xây dựng từ năm 2002, có thể quản lý được biến động đã đăng ký nhưng không cập nhật được lịch sử biến động nhà đất. Từ khi thống nhất đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất tại Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất, thì việc cập nhật biến động được thường xuyên và đầy đủ hơn. Đối với đất cấp cho hộ gia đình, cá nhân, thì hầu hết các quận, huyện khơng có sổ mục kê dạng giấy, việc cập nhật biến động được thực hiện trên file số, nhưng không đầy đủ và không được chỉnh lý biến động kịp thời. Sổ địa chính dạng giấy mặc dù đã được lập tại 20/24 quận, huyện, nhưng lại không cập nhật đồng bộ thông tin tại 3 cấp thường xuyên193. Từ trước năm 2013, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được triển khai thực hiện ở 20/24 quận, huyện tại TP. Hồ Chí Minh, trong đó mới có 9 quận, huyện đã hồn thành. Tuy nhiên, phần mềm được áp dụng không thống nhất, Q.6 sử dụng phần mềm Vilis, Q.4 sử dụng phần mềm VnCis do Sở Thông tin Truyền thông triển khai, Q.7 sử dụng của FPT, Q. Bình Tân sử dụng phần mềm của quận, dẫn đến khó khăn trong kết nối để sử dụng, cập nhật và chỉnh lý
biến động trong cả nước. Tại Hải Phòng, dữ liệu đất đai chưa được số hóa hồn tồn, phần lớn được lưu giữ và sử dụng dưới dạng thủ công, nên theo thời gian, bản đồ cũ, rách, mờ và có một số xã khơng có bản đồ địa chính. Một số quận triển khai cơ sở dữ liệu đất đai dạng số nhưng bằng các phần mềm khác nhau, không thống nhất, nên việc tích hợp thơng tin rất khó khăn.
Như vậy, có thể thấy rằng do những tồn tại của lịch sử, nguồn gốc đất phức tạp và nhiều biến động nên việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dù được tiến hành nhưng hiệu quả chưa cao. Hiện nay, vẫn còn một số tỉnh chưa hoàn thành việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất như Lai Châu, Hưng Yên, Hải Dương, Đắk Lắk và Bình Phước. Do đó, chưa thể cung cấp đầy đủ thơng tin để hồn thiện hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Bên cạnh đó, mặc dù quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được thông qua trên phạm vi cả nước, nhưng vẫn chưa có sự liên kết và thống nhất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, đặc biệt là quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển đơ thị. Vì vậy, chất lượng và tính ổn định của quy hoạch không cao, nên chưa thể cung cấp đầy đủ và chính xác thơng tin quy hoạch chi tiết trong hồ sơ địa chính.
Hơn thế nữa, thơng tin đất đai trong hồ sơ địa chính hiện hữu mới chỉ giới hạn phục vụ ngành tài nguyên môi trường là chủ yếu, thường đáp ứng công việc trước mắt và trả lời được một phần câu hỏi, như vị trí thửa đất, diện tích, chủ sở hữu/ sử dụng, mục đích sử dụng đất, …chứ chưa đạt được ở mức phân tích, dự báo. Do đó chưa thể hỗ trợ các cơng tác như lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đánh giá tác động môi trường trong tương lai, chưa liên kết, chia sẻ thông tin với các cơ quan khác như: Xây dựng, Giao thông, Thuế.
Cuối cùng, do sự phân cấp quản lý, hồ sơ địa chính khơng được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính chi tiết đến từng thửa đất chỉ được quản lý phân tán tại mỗi địa phương, nên gây khó khăn cho việc tìm kiếm và cung cấp thơng tin. Nhiều địa phương chỉ mới dừng lại ở việc lập bản đồ và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một số địa bàn, hoặc đã có sự kết nối với các xã, huyện khác trong tỉnh như An Giang, Đồng Nai, Huế và thành phố Hồ Chí Minh,...vv nhưng cũng chưa được quản lý thống nhất và kết nối trong
phạm vi cả nước. Ngồi ra, thơng tin đất đai được quản lý ở ba cấp hành chính, mà việc đồng bộ cơ sở dữ liệu lại theo phương pháp thủ công thông qua các thông báo dạng giấy hoặc có kèm file, nên việc cập nhật tốn nhiều thời gian và cơng sức, do đó, cơ sở dữ liệu tại cấp huyện và cấp tỉnh sẽ không đồng bộ trong một khoảng thời gian nhất định