Hệ thống thông tin đất đai

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân (Trang 54 - 57)

2.2. Nguyên nhân của thực trạng về quyền tiếp cận thông tin về đất đai của

2.2.6. Hệ thống thông tin đất đai

Hệ thống thơng tin đất đai có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin trong hồ sơ địa chính của người sử dụng đất, nhưng chưa được quy định trong Luật Đất đai năm 2003. Do đó, việc tổ chức thực hiện cịn phân tán và thiếu tính thống nhất. Hơn nữa với thực trạng hồ sơ địa chính như trên thì hiện tại Việt Nam chưa thể xây dựng được hệ thống thơng tin đất đai chính xác và an tồn. Từ năm 1994, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai đã bước đầu được thực hiện. Một trong những dự án tiêu biểu là Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về đổi mới hệ thống địa chính – CPLAR, phát triển và ứng dụng thử nghiệm hệ thống thông tin đất đai ở một số tỉnh trong giai đoạn từ 1997-2003. Tiếp nối kết quả của chương trình CPLAR, từ năm 2004-2009, Việt Nam tiếp tục hợp tác với Thụy Điển trong dự án SEMLA (Strengthening Environment Management and Land Administration) về nâng cao năng lực quản lý đất đai và môi trường. Dự án nhằm xây dựng chuẩn dữ liệu địa chính, tiêu chuẩn Văn phịng Đăng ký quyền sử dụng đất “một cấp”, cơng khai hóa thơng tin đất đai, xây dựng và cung cấp một điểm truy cập duy nhất thông tin đất đai tại các tỉnh, thành phố. Với cổng thông tin đất đai ELIS, người dân có thể tra cứu, khai thác thông tin đất đai thông qua một giao diện sử dụng duy nhất mọi lúc, mọi nơi, ngồi ra cịn có thể khai thác thơng tin thửa đất qua dịch vụ tin nhắn SMS. Và sau đó từ năm 2008, dưới sự hỗ trợ của nhiều nước như: Pháp, Thụy Điển, New Zealand và Phần Lan, dự án hồn thiện, hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai VLAP đã được triển khai tại 9 tỉnh được lựa chọn là Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Khánh Hịa, Bình Định, Quảng Ngãi, Thái Bình, Hưng Yên và Hà Tây. Mục tiêu của dự án là đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập sổ sách địa chính dưới dạng cơ sở dữ liệu và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo phương thức hiện đại, triển khai xây dựng hệ thống đăng ký đất đai, hồ sơ địa chính nhằm cải cách

thủ tục hành chính, tăng cường tính cơng khai và minh bạch trong quản lý nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của người sử dụng đất trên thực tế. Vĩnh Long được Bộ tài nguyên và Môi trường đánh giá là tỉnh thực hiện tốt nhất trong 9 tỉnh đang triển khai dự án VLAP. Tính đến năm 2014, Vĩnh Long đã đo đạc, lập bản đồ địa chính cho 103/107 xã, phường, thị trấn, đạt 92,4% diện tích đất cần đo và cấp 674.206 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chiếm 97,7% tổng diện tích cần cấp. Tỉnh cũng đã xây dựng xong và vận hành khai thác cơ sở dữ liệu đất đai tập trung cho 5/8 huyện, thị xã, thành phố và kết nối với hệ thống thông tin đất đai chung của tỉnh. Nhiều tỉnh không nằm trong dự án cũng đã dựa vào các công nghệ của dự án để xây dựng hệ thống thông tin đất đai của địa phương mình. Và có thể nói, hiện nay, việc ứng dụng cơng nghệ tin học để lập cơ sở dữ liệu đất đai dạng số đã được thực hiện ở 100% cơ quan tài nguyên và môi trường cấp tỉnh và cấp huyện. Cịn đối với cán bộ địa chính cấp xã thì vẫn còn rất nhiều hạn chế. Tại Long An, hiện tỉnh đã hồn thành mơ hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 3 địa phương gồm: thành phố Tân An, các huyện Châu Thành và Tân Trụ. Bắc Ninh là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tương đối đầy đủ. Bắc Ninh đã áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và xây dựng các cơ sở dữ liệu địa chính, sử dụng ELIS như hệ thống cơ bản quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính (bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất) dạng số trên phạm vi toàn bộ địa bàn tỉnh (125/125 xã, phường, thị trấn). Tuy nhiên, chỉ có 50/125 đơn vị cấp xã có dữ liệu hồ sơ địa chính đồng bộ giữa bản đồ và sổ sách địa chính. Một số đơn vị cấp xã cịn lại, dữ liệu được xây dựng theo số liệu đo đạc bản đồ địa chính cũ, chưa được cập nhật biến động thường xuyên, nên cũng chưa phản ánh được hiện trạng sử dụng đất. Ngoài ra, hiện tại chưa đáp ứng được việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trong cùng một hệ thống. Tất cả dữ liệu được cập nhật theo kiểu chồng, đè lên dữ liệu cũ, nên không thể tra cứu được lịch sử biến động đất đai. Và cơ sở dữ liệu đất đai chưa tích hợp với dữ liệu của các ngành khác và chưa thể tra cứu thơng tin trực tuyến.

Như vậy, có thể thấy rằng việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được triển khai riêng tại mỗi địa phương, không phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, dẫn đến nơi triển khai trước, nơi triển khai sau nhưng khơng có sự kết nối, trao

đổi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý đất đai tại mỗi địa phương và trong cả nước và với các hệ thống thơng tin quản lý hành chính khác. Kết quả là một số địa phương phải duy trì đồng thời hai hệ thống thơng tin đất đai như tại Thành phố Hồ Chí Minh, dẫn đến sự trùng lặp thơng tin, gây lãng phí đầu tư. Vì vậy, cho đến nay, việc xây dựng hệ thống thơng tin đất đai vẫn chưa được hồn thành và chưa được kết nối đồng bộ, thống nhất theo một chuẩn dữ liệu từ trung ương đến địa phương nên chưa thể đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ địa chính của người sử dụng đất trên phạm vi cả nước. Ngoài ra, việc ứng dụng phần mềm mỗi nơi mỗi kiểu cũng gây khó khăn cho việc nhận và tích hợp thơng tin tương thích.

Cuối cùng, cơ sở dữ liệu đất đai không được kết nối với các cơ quan quản lý khác như cơ quan công chứng, cơ quan thuế, cơ quan thi hành án và ngân hàng. Ví dụ như, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tương đối tốt so với các tỉnh thành trong cả nước. Vậy mà gần đây phát hiện nhiều vụ việc gây bất bình trong dư luận. Ví dụ như trường hợp một ngơi nhà được chuyển nhượng cho hai người. Bên chuyển nhượng sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà giả trong lần giao dịch thứ hai, nhưng công chứng viên vẫn chứng nhận. Hay trường hợp chỉ có một thửa đất nhưng chủ đất ủy quyền cho hai người khác nhau để chuyển nhượng nhà đất hai lần. Hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được cơng chứng tại cùng một văn phịng cơng chứng. Cả hai trường hợp người nhận chuyển nhượng đều chịu thiệt. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là cơ sở dữ liệu địa chính khơng đầy đủ nên chưa thể hỗ trợ cơng tác quản lý, kiểm sốt các hành vi gian dối. Nếu có cơ sở dữ liệu địa chính dạng số đầy đủ và dễ tiếp cận thì hồn tồn có thể tra cứu, liên hệ với cơ quan quản lý để xác minh xem giấy tờ liên quan đến nhà đất là giả hay thật và qua đó ngăn chặn được hành vi giả mạo. Hoặc trường hợp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà duy nhất thì chủ sử dụng/ sở hữu phải xin văn bản xác nhận về việc đã bán một căn nhà duy nhất để được miễn thuế. Quy định này cho thấy rằng, hệ thống thông tin đất đai hiện nay của Việt Nam chưa tốt và không được kết nối với cơ quan thuế.

Như vậy, để đảm bảo giao dịch quyền sử dụng đất an toàn, ngoài xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì thơng tin cịn phải được kết nối trên toàn hệ thống,

đảm bảo tổ chức công chứng, thi hành án, ngân hàng… đều có thể truy cập nhanh chóng thơng tin đất đai trong khi thực hiện cơng việc của mình.

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)