2.2. Nguyên nhân của thực trạng về quyền tiếp cận thông tin về đất đai của
2.2.1. Hệ thống quy định pháp luật
Hệ thống, chính sách pháp luật đất đai Việt Nam là một hệ thống pháp luật đồ sộ, bao gồm các văn bản do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Việc sửa đổi Luật Đất đai cùng các văn bản hướng dẫn nhiều lần trong thời gian ngắn cho thấy tính khơng ổn định và thiếu khả thi của những quy định, dẫn đến tình trạng các văn bản dễ trùng lặp, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau. Hệ thống pháp luật như vậy làm cho ngay cả những cán bộ, cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực thi pháp luật cũng gặp khó khăn, thì người dân càng khó khăn hơn trong việc nắm bắt hết quy định pháp luật.
Đầu tiên, một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng vi phạm quyền tìm kiếm thơng tin về đất đai diễn ra phổ biến là vì pháp luật đất đai trước năm 2013 không quy định cụ thể trách nhiệm và chế tài đối với cán bộ, cơ quan quản lý nhà nước về thông tin đất đai trong việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về đất đai. Luật Đất đai năm 2013 đã khắc phục hạn chế nêu trên bằng việc quy định trách nhiệm của nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai. Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai, công bố kịp thời, công khai thông tin và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai. Và Luật Đất đai năm 2013 cũng đã bổ sung chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc công bố, công khai và cung cấp thông tin đất đai57, đồng thời cũng đưa ra các chế tài để xử lý người vi phạm pháp luật đất đai, bao gồm: bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm và bồi thường thiệt hại
57
(nếu gây thiệt hại cho người khác)58. Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng quy định các hình thức xử lý đối với người có hành vi vi phạm quy định pháp luật về tiếp cận thông tin như bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự59. Đối với trách nhiệm hình sự, Bộ luật Hình sự năm 2015 liệt kê những hành vi vi phạm quy định về quản lý đất đai trong các lĩnh vực, bao gồm: giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật60. Như vậy, mặc dù Luật Đất đai và Luật Tiếp cận thơng tin có đề cập đến trách nhiệm hình sự trong vi phạm liên quan đến cung cấp thông tin đất đai, song Bộ luật Hình sự lại khơng quy định hành vi vi phạm trong cung cấp thông tin đất đai phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, chế tài hình sự trong cung cấp thơng tin đất đai không thể được thực hiện trên thực tế.
Đối với trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, một trong những căn cứ để xác định là thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017. Theo đó, Luật này có quy định rằng Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thơng tin sai lệch mà khơng đính chính và khơng cung cấp lại thông tin61. Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017 đã loại trừ hành vi cung cấp thông tin khơng đầy đủ, trì hỗn việc cung cấp thơng tin, làm giả thông tin ra khỏi phạm vi chịu trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong khi đây cũng là những hành vi bị nghiêm cấm. Như vậy, trong trường hợp công dân bị thiệt hại do cơ quan, cán bộ nhà nước cung cấp thông tin về đất đai khơng đầy đủ hoặc trì hỗn việc cung cấp thơng tin thì khó có thể áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước để yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. Kể cả đối với hành vi cung cấp thông tin sai lệch mà gây ra thiệt hại cho cơng dân thì Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường nhưng mức bồi thường là bao nhiêu thì chưa được quy định rõ. Bởi lẽ, có những trường hợp cung cấp sai lệch thơng tin về quy hoạch nhưng người sử dụng đất khó chứng minh được mức thiệt hại. Ví dụ như hẻm lớn thành
58 Điều 207 Luật Đất đai 2013
59 Khoản 1 Điều 15 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016
60 Điều 229 Bộ Luật Hình sự 2015
61
hẻm nhỏ, vì lúc mua họ căn cứ vào hiện hữu để thỏa thuận giá hơn là dựa vào quy hoạch đường dự kiến. Hoặc trường hợp mua đất nơng nghiệp cũng khó chứng minh bởi thơng tin quy hoạch mang tính chất định hướng, cịn lúc hai bên mua bán thì vẫn là mua bán đất nơng nghiệp62.
Việc quy định phí quá cao cũng là một trở ngại cho người dân khi tiếp cận thông tin đất đai. Điều 12 Luật Tiếp cận thông tin quy định công dân được cung cấp thông tin khơng phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp pháp luật khác có quy định. Trong lĩnh vực đất đai, người yêu cầu cung cấp thơng tin phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai bên cạnh chi phí in ấn, sao chụp tài liệu, chi phí gửi tài liệu63. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quy định về việc thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai ở thành phố, đối với tổ chức, mức thu là 300.000 đồng/lần/hồ sơ, đối với cá nhân, hộ gia đình, mức thu là 150.000 đồng/lần/hồ sơ (khơng bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu). Hay tại thành phố Hồ Chí Minh, mức thu là 200.000 đồng/hồ sơ, tài liệu (không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu). Mức phí này dường như cao so với mặt bằng chung thu nhập của người dân và có khả năng hạn chế quyền tiếp cận thông tin đất đai của người sử dụng đất ở một chừng mực nào đó. Do vậy, quy định mức phí phù hợp cũng là một trong những điều kiện cần để đảm bảo mọi người sử dụng đất đều có khả năng tiếp cận thông tin về đất đai.