Bộ máy nhân sự cơ quan quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân (Trang 45 - 49)

2.2. Nguyên nhân của thực trạng về quyền tiếp cận thông tin về đất đai của

2.2.3. Bộ máy nhân sự cơ quan quản lý đất đai

Cùng với việc tách, nhập, thay đổi cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý đất đai, đội ngũ cán bộ địa chính được đào tạo, phát triển qua nhiều giai đoạn và trong các điều kiện khác nhau nên năng lực và trình độ chun mơn khơng đồng đều. Một số nơi trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ rất hạn chế, như huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Do đó, mặc dù đã có nhiều chính sách, dự án tài trợ cho việc hiện đại hóa hệ thống thơng tin đất đai, và được những chuyên gia nước ngoài đến hướng dẫn, chuyển giao cơng nghệ nhưng vì những hạn chế về mặt kỹ thuật và kiến thức tin học, ngoại ngữ nên cán bộ của ta vẫn chưa thực sự lĩnh hội được hết cơng nghệ, đó là một trong những lý do khiến cho sau khi dự án được thí điểm tại một số địa phương nhưng Việt Nam vẫn chưa thể tự mình triển khai đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên cả nước.

Bên cạnh trình độ chun mơn hạn chế, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý đất đai cũng là một vấn đề quan trọng đã được phản ánh nhiều lần hiện nay. Thái độ quan liêu, cửa quyền dường như là “căn bệnh" cố hữu mà cán bộ nói chung và cán bộ quản lý đất đai nói riêng thường mắc phải dẫn đến tình trạng tham nhũng trở thành một vấn nạn. Hàng loạt vụ việc đã được phát hiện ở nhiều nơi trên cả nước liên quan đến hoạt động cấp Giấy chứng nhận. Tại Hà Tĩnh, cán

bộ địa chính xã Kỳ Hịa, huyện Kỳ Anh đã tự ý thu tiền làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhiều hộ dân vượt quá quy định và bòn rút tiền ngân sách xã hàng trăm triệu đồng. Sự việc đã có kết luận kiểm tra từ đầu năm 2011, nhưng cán bộ này vẫn ung dung tại vịvà Ủy ban nhân dân từ xã đến huyện đùn đẩy trách nhiệm giải quyết cho nhau, mãi đến năm 2013 mới bị khởi tố64. Cũng tại Hà Tĩnh, nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đức Thọ đã cố ý thẩm định và ký xác nhận sai 56 hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mặc dù biết rõ 100% hồ sơ khơng hợp lệ và cán bộ địa chính xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ tự ý bán đất công và lập khống hồ sơ đất đai nhằm trục lợi bất chính65. Hay trường hợp một số cán bộ địa chính xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã làm sai lệch hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng, khiến nhiều người dân phải gửi đơn khiếu nại ròng rã 10 năm liền mà vẫn chưa được giải quyết mặc dù đã có kết luận của thanh tra về vấn đề này, đến cuối năm 2012, có đến 29 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sai phải trả lại cơ quan chức năng để chờ xử lý. Thực trạng trên cho thấy rằng, một mặt do sự suy thối đạo đức của cán bộ địa chính, họ chỉ lo đến lợi ích cá nhân mà quên đi trách nhiệm công việc, mặt khác là do thông tin trong hồ sơ địa chính khơng đầy đủ, khơng rõ ràng, nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ này lợi dụng để nhũng nhiễu, vi phạm.

Ngồi ra, cũng khơng thể khơng nhắc đến mức lương và chế độ đãi ngộ của cán bộ nhà nước hiện nay quá thấp. Mức lương hiện hành chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, không đủ trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình thì làm sao mà cán bộ n tâm hồn thành cơng tác được. Trong khi đó, giá trị mà đất đai mang lại rất lớn, nên nhiều cán bộ đã không vượt qua được cám dỗ của đồng tiền. Bên cạnh thu nhập từ lương, thực tiễn cho thấy một bộ phận cán bộ, cơng chức muốn có cả những khoản thu nhập “nhạy cảm” như hoa hồng, quỹ riêng của đơn vị, tiền được biếu tặng, tiền bồi dưỡng, phong bì bơi trơn. Điều này lý giải cho việc tại sao lại có hiện tượng chạy công chức, chạy chức, chạy quyền trong khi “khơng ai sống được bằng lương”. Vì vậy, khi đã bước chân vào “guồng máy” rồi

64

Minh Đức, “Khởi tố, bắt tạm giam cán bộ địa chính móc túi dân nghèo”, Báo Dân trí, ngày 24/09/2013, http://dantri.com.vn/xa-hoi/khoi-to-bat-tam-giam-can-bo-dia-chinh-moc-tui-dan-ngheo-782513.htm, truy cập ngày 16/4/2016

65 “Hà Nội: Sai phạm quản lý đất đai, huyện chậm xử lý?”, ngày 03/06/2014, http://vtc.vn/457-490559/ban-

thì từ trên xuống dưới, mạnh ai nấy lo tranh thủ cơ hội để kiếm thêm thu nhập và các mối quan hệ mà chỉ có cán bộ, cơng chức nhà nước mới có để bù đắp các khoản đã mất để được trở thành cơng chức. Do đó, cán bộ vơ tư ra giá với người dân khi họ có nhu cầu tiến hành bất cứ thủ tục nào từ đăng ký, cấp Giấy chủ quyền nhà đất đến cung cấp thơng tin đất đai. Người dân thì sẵn sàng đưa hối lộ, cịn cán bộ thì cho rằng nhận tiền của dân là đương nhiên và cả hai bên đã góp phần “bình thường hóa” tham nhũng. Suy cho cùng chẳng ai muốn mất tiền để thực hiện quyền lợi chính đáng của chính mình. Có chăng là vì nếu khơng chi thì hồ sơ sẽ bị “ngâm” hoặc người dân bị “hành”, như trường hợp người mua nhà muốn tìm hiểu thơng tin về việc căn nhà có bị tranh chấp hay khơng, nhưng phải mất rất nhiều thời gian vì khi xuống phường thì phường bảo lên quận, khi lên quận thì quận lại từ chối cung cấp và yêu cầu xuống phường. Tuy nhiên, theo ý kiến nhiều người dân đã từng có kinh nghiệm mua bán nhà cho biết nếu thân quen với cán bộ địa chính thì cán bộ sẽ kiểm tra giùm và đưa vào khu vực phía trong để trả lời miệng cho kín đáo, cịn nếu khơng quen thì phải có “phong bì” thì cán bộ mới tuồn “thông tin” theo kiểu nói miệng, khơng hề có văn bản và mức độ thông tin tin chính xác cũng chưa chắc được đảm bảo.

Ngồi ra, nguyên nhân của thực trạng cán bộ quản lý đất đai không đảm bảo chất lượng như trên cũng từ chính q trình tuyển dụng khơng rõ ràng và khơng công bằng. Từ năm 1999, việc tuyển dụng cán bộ công chức thông qua thi tuyển công khai đã được quy định. Theo đó, mọi cơng dân từ đủ 18 đến 40 tuổi, có đủ sức khỏe và khơng trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự đều được đăng ký dự tuyển công chức, không phân biệt thí sinh đã làm hay chưa làm việc trong khu vực nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, do nhu cầu công việc thường xuyên cần bổ sung người, cơ quan nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh khơng thể đợi đến kỳ thi tuyển công chức, nên thường tạm tuyển người vào làm việc theo hợp đồng chủ yếu dựa vào quan hệ quen biết nội bộ và khi đến kỳ thi tuyển cơng chức chính thức sẽ giới thiệu họ đi thi để “hợp thức hóa”. Những thí sinh này dù đậu hay rớt vẫn được ưu tiên phân bổ vào đơn vị họ đang cơng tác, sau đó nếu cịn thiếu vị trí nào thì sẽ bổ sung thí sinh tự do. Mãi đến năm 2009, tại TP. Hồ Chí Minh mới lần đầu tiên thi tuyển công chức cạnh tranh. Tuy nhiên, số lượng thí sinh tự do chưa đến 10% tổng số thí sinh dự thi, số cịn lại chủ yếu là những người

đang làm việc theo hợp đồng tại các đơn vị hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo, kỳ thi tuyển cơng chức tháng 11/2013 tại tỉnh Bến Tre cũng lần đầu tiên được tổ chức theo nguyên tắc cạnh tranh. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 362 người, trong đó có 153 thí sinh đang hợp đồng mà chỉ tiêu chỉ có 156 biên chế. Tỉnh Đồng Tháp, Lào Cai cũng mới lần đầu tiên thi tuyển công chức theo nguyên tắc công khai, cạnh tranh lần lượt vào các ngày 26/02/2014 và 20/04/2014 khơng phân biệt thí sinh tự do, thí sinh vừa tốt nghiệp với thí sinh đã làm việc theo hợp đồng với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, mặc dù chủ trương thi tuyển công bằng, khách quan nhưng một số nơi vẫn dùng nhiều cách để hạn chế số lượng thí sinh tham gia nhằm tạo thuận lợi cho các đối tượng nào đó. Như việc một số người dân bị “sách nhiễu” khi đến mua hồ sơ thi công chức tại phường Ngọc Châu, Quang trung, Trần Phú, Hải Tân ở Thành phố Hải Dương. Thời gian bán hồ sơ được thông báo là từ ngày 10/05/2014 đến 08/06/2014, nhưng đến ngày 13/05/2014, UBND phường Ngọc Châu đã hết hồ sơ, các phường khác nơi thì trả lời cán bộ giữ hồ sơ đi vắng, nơi thì yêu cầu phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Hộ khẩu, bằng cấp chun mơn thì mới bán hồ sơ hoặc chỉ bán hồ sơ trực tiếp cho người đi thi tuyển. Mua hồ sơ đã khó khăn, đến khi nộp hồ sơ cũng khơng dễ dàng gì. Theo phản ánh của Báo Đồng Nai thì thí sinh tự do khơng được tiếp nhận hồ sơ vẫn với lý do các đơn vị nhà nước tại tỉnh đã có người làm hợp đồng và đang chờ thi công chức để “hợp thức hóa” hoặc như tại Thanh Hóa, lý do được đưa ra là hồ sơ dự tuyển đã đủ và “sếp chỉ đạo không nhận hồ sơ nữa”. Hoặc hạn chế bằng việc quy định về điều kiện hộ khẩu khi tham dự kỳ thi tuyển công chức như tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cịn tại Hà Nội, nếu khơng có hộ khẩu thủ đơ thì phải đáp ứng một trong các điều kiện rất khó khăn như tốt nghiệp thủ khoa đại học trong nước, tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi hoặc xuất sắc ở nước ngồi. Nếu tình trạng trên vẫn tiếp tục diễn ra thì khơng thể có được kỳ thi tuyển cơng chức cơng bằng và khách quan được và cũng dễ hiểu khi chất lượng cán bộ quản lý đất đai không đảm bảo như hiện nay.

Mặc dù trình độ, kiến thức pháp luật đất đai của cán bộ địa chính của nhiều địa phương còn hạn chế, nhưng ý thức tự học tập, nâng cao trình độ chun mơn của họ cịn hạn chế hơn. Trong các năm gần đây, Sở Tài ngun và Mơi trường Thành phố Hải Phịng đã phối hợp các bộ, ngành trung ương tổ chức nhiều lớp

tập huấn, bồi dưỡng theo chuyên đề dành cho đội ngũ cán bộ địa chính cấp quận, huyện và xã. Song số học viên tham gia những chương trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn không đều, không đủ và thực sự chưa nghiêm túc. Ngược lại, vì quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành tài nguyên môi trường giai đoạn 2010- 2020 cần đào tạo từ 100-120 tiến sỹ, 500-700 thạc sỹ, 3000-4000 cử nhân, nên tình trạng chạy theo chỉ tiêu, ồ ạt học lên đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với mục đích chính là có cái bằng để “thăng quan tiến chức”, chứ không hẳn là nâng cao kiến thức. Vì vậy, việc học hộ, thi hộ không phải là chuyện hiếm và các con số cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thể hiện trong các báo cáo chỉ là hình thức, cịn việc có đáp ứng được yêu cầu công việc thực sự hay không vẫn đang là một câu hỏi lớn.

Cuối cùng, ở Việt Nam, “văn hóa giữ bí mật” dường như đã ăn sâu trong nhận thức của cơ quan, cán bộ nhà nước. Hầu như công chức chưa xem việc cung cấp thông tin là trách nhiệm của họ và không quen với nhiệm vụ cung cấp thông tin. Họ không nhận thức được đầy đủ rằng thông tin mà cơ quan nhà nước nắm giữ thực ra là tài sản của dân, được tạo ra từ các công việc được nhân dân giao phó. Do đó, dấu ấn cơ chế quan liêu, xin cho vẫn còn in đậm trong điều hành và tổ chức công việc của các cơ quan và cán bộ quản lý đất đai ở các cấp, lề lối làm việc lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hiện đại. Để hạn chế tất cả những tình trạng trên khơng phải là khơng có cách và khơng thể, tuy nhiên vì lợi ích cục bộ hay lợi ích nhóm nào đó mà các giải pháp chỉ được thực hiện nửa vời. Việc thay đổi tư duy của cán bộ nhà nước không hề đơn giản. Tuy nhiên, những nước phát triển như Canada, Australia đã mất gần 20 năm để thay đổi tư duy, do đó, Việt Nam từ những bài học kinh nghiệm của các nước đi trước trên thế giới, chúng ta khơng có lý do gì để tiếp tục mất thêm 20 năm hay nhiều hơn để chạm đến được chân lý của tự do và cởi mở thông tin.

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)