Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân (Trang 61 - 63)

2.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền tiếp cận thông tin

2.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai

Thứ nhất, cơ cấu nhân sự tại mỗi bộ phận cũng cần được nghiên cứu kỹ tùy từng vị trí cơng việc cụ thể mà sắp xếp cho phù hợp, có thể là trình độ thạc sĩ, đại học hay cao đẳng, trung cấp. Để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cần kết hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp để chuẩn hóa chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu công việc chun mơn. Ngồi ra, công tác tuyển dụng cán bộ quản lý đất đai cần minh bạch, công bằng nhằm thu hút người tài, đảm bảo cán bộ được tuyển chọn phải là người giỏi chuyên mơn, có phẩm chất đạo đức tốt và hết lòng phục vụ đất nước. Để được như vậy, việc tổ chức thi tuyển cán bộ phải được công bố rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, với thơng tin về u cầu, trình độ…

Thứ hai, sau khi được tuyển dụng, trong quá trình làm việc, cán bộ quản lý đất đai phải khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Có thể là tự bồi dưỡng tại cơ quan thông qua các buổi trao đổi, tập huấn nghiệp vụ, cập nhật quy định pháp luật mới. Hoặc kết hợp với việc cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tin học, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp.

Sau đó, thường xuyên có những đợt kiểm tra, thi đua khen thưởng thực thụ về chuyên mơn nghiệp vụ để sàng lọc các cán bộ có năng lực và thơng qua đó làm tiêu chuẩn để xét nâng bậc lương cũng như là tinh giản biên chế những cán bộ không đáp ứng yêu cầu hoặc chuyển sang bộ phận khác phù hợp hơn. Môi trường cạnh tranh như vậy sẽ thúc đẩy lịng nhiệt huyết và phấn đấu trong cơng việc của cán bộ quản lý đất đai. Cịn sự trì trệ và cào bằng sẽ là nguyên nhân giết chết đam mê và nỗ lực của những con người trong guồng máy của nó, kể cả những con người đã từng có niềm tin và ước mơ cao đẹp. Đối với những cán bộ địa chính lớn tuổi, đã làm việc lâu năm, nhưng trước kia chưa được đào tạo nghề nghiệp chun mơn thì cần tạo điều kiện để họ nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng và làm việc ở những vị trí thích hợp. Đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng cần được đào tạo, phát triển, đáp ứng nhu cầu về số lượng, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nhằm nâng cao chất lượng công tác xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý và cung cấp thông tin đất đai. Trong thời đại công nghệ hiện nay, hệ thống thông tin đất đai sẽ ngày càng được nâng cấp và hiện đại hơn. Do đó, bên cạnh những cán bộ quản lý, ngành tài nguyên và môi trường cũng cần bổ sung các cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin để vận hành hệ thống và quản trị dữ liệu. Ngồi ra, duy trì, mở rộng quan hệ quốc tế, trao đổi kinh nghiệm trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong những cách thức giúp cán bộ quản lý đất đai nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào thực tế Việt Nam.

Thứ ba, vấn đề bổ nhiệm, cất nhắc lên vị trí cao hơn cũng cần được quy định những tiêu chí rõ ràng, nhằm tránh sự mua chức, mua quyền, thiết lập quan hệ để được cất nhắc hay tình trạng “sống lâu lên lão làng” dù thiếu năng lực. Định kỳ hàng năm có thể tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ và xem đây là một trong những tiêu chí để tiếp tục tái bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ và cất nhắc lên vị trí cao hơn hoặc nếu khơng được tín nhiệm thì sẽ khơng được bổ nhiệm và sẽ tổ chức thi tuyển để chọn người thay thế, tránh tình trạng cũng thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm nhưng rất hài hước và hình thức như ở Việt Nam thời gian gần đây, đó là phiếu tín nhiệm được chia làm ba cấp độ “tín nhiệm thấp, tín nhiệm và tín nhiệm cao”.

Thứ tư, là phải có sự đột phá trong việc thay đổi tư duy, nhận thức, hành động, tác phong làm việc của cán bộ, Cơ quan quản lý đất đai từ “văn hóa giữ bí mật” sang “văn hóa minh bạch”. Để có những bước chuyển đổi này thì cán bộ, Cơ quan quản lý đất đai cần phải hiểu rằng thông tin đất đai mà họ nắm giữ thuộc về công chúng, chứ không phải của riêng nhà nước và lý do, mục đích mà họ nắm giữ thơng tin là vì và để phục vụ cho cơng chúng và lợi ích cơng cộng. Và người dân, khi gặp phiền hà, trở ngại với cán bộ quản lý đất đai, cần hết sức tránh dùng biện pháp bôi trơn hối lộ, việc làm này sẽ giúp cho các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực khơng có mơi trường và điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ cán bộ trong thực thi công vụ và xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi nhũng nhiễu, quan liêu, vi phạm về quản lý và cung cấp thông tin đất đai rất là quan trọng. Ngồi ra, cơng tác tiếp dân cũng cần được cải thiện để có thể giải quyết kịp thời các khiếu nại và xử lý tình huống phát sinh. Như vậy mới có thể tạo ra sự thay đổi để cải cách trong quản lý đất đai.

Cuối cùng, chính sách của nhà nước đối với cán bộ cũng cần được quan tâm hơn. Chế độ lương, thưởng phải tương xứng với trách nhiệm công việc và đảm bảo cuộc sống cho cán bộ quản lý đất đai và gia đình để họ có thể n tâm công tác và không bị chi phối bởi những lợi ích vật chất

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về đất đai của công dân (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)