- CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN
4.1.1 Tình hình huy động vốn
Tiền gửi của dân cư
Trong cơ cấu tiền gửi dân cư, tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 95%) bởi vì mục đích chính của đa số người dân khi gửi tiền vào ngân hàng là để sinh lời mà lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn lại cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn, hơn nữa đa số người dân vẫn cịn thói quen mua bán trao đổi hàng hố bằng tiền mặt, lượng tiền thanh toán lại nhỏ lẻ nên tiền gửi không kỳ hạn trở nên không hấp dẫn đối với họ.
Trong năm 2011, tăng trưởng vốn huy động từ dân cư đạt mức 25,01% tương ứng tăng 222.467 triệu đồng so với năm 2010 nguyên nhân là do lượng tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh tăng cao. Điều này không đáng ngạc nhiên vì năm 2011 là năm mà lạm phát nước ta tăng cao (tỷ lệ lạm phát cuối năm 2011 lên đến 18,12%), NHNN thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất cơ bản, cũng theo đó mà gây sự khát vốn cho các NHTM và VietinBank Cần Thơ cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hưởng. Chính vì thế, để thu hút khách hàng gửi tiền, ngoài việc đưa ra lãi suất huy động hợp lý, chi nhánh còn triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng hấp dẫn như “ Gửi tiền ngay - quay trúng lớn”, “may mắn nhân đơi - niềm vui gấp bội”, “tích lũy hơm nay tỏa sáng ngày mai” với tổng giá trị các giải thưởng lên đến hàng chục tỷ đồng (Xem phụ lục 1). Bên cạnh đó, ngân hàng cịn sử dụng chính sách mơi giới trung gian trong hoạt động huy động vốn với mức hoa hồng ứng 0,45%/tháng tính trên tổng số dư vốn huy động với KH cá nhân hoặc nhận vốn uỷ thác.
Sang năm 2012, lượng tiền gửi dân cư giảm 7,05% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do sự sụt giảm mạnh của lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lại tăng lên so với cùng kỳ. Sở dĩ có tình trạng này là do thị trường bị tác động bởi việc giảm trần lãi suất huy động trong năm và ảnh hưởng của thông tư 33/2012/TT-NHNN quy định trần lãi suất huy động ngắn hạn tối đa là 8% nhưng lại thả nổi lãi suất huy động trên 12
tháng. Sau thông tư này, tại chi nhánh đã có hiện tượng rất nhiều người dân đến đảo sổ tiết kiệm, chuyển sang gửi kỳ hạn dài để được hưởng lãi suất cao hơn ( khoảng từ 10-11%) và một số thì chuyển sang kênh đầu tư khác.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT)
Đối tượng của các sản phẩm tiền gửi này là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục đích gửi tiền của đối tượng này khơng phải vì lợi nhuận mà vì địi hỏi thanh tốn nhanh và đảm bảo giữa các thành phần kinh tế với nhau. Do đó họ chủ yếu gửi tiền khơng kì hạn hoặc kì hạn ngắn để đáp ứng việc chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc trong các giao dịch của mình. Qua biểu đồ hình 3 cho ta thấy, tiền gửi của các TCKT góp phần khơng nhỏ vào lượng vốn huy động tại ngân hàng, thậm chí trong năm 2010 và 2012 lượng vốn này chính là nguồn vốn huy động chủ lực tại chi nhánh và qua mỗi năm lượng vốn huy động từ các TCKT đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Sở dĩ chi nhánh đạt được những con số huy động từ TCKT luôn ổn định và phát triển như vậy là do chi nhánh đã tăng cường kết hợp với các doanh nghiệp Nhà nước để trả lương cho nhân viên, thu tiền điện-nước, thu tiền nộp phạt và tiền thuế. Hơn nữa, ngân hàng luôn chú trọng giữ mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, trở thành nơi cung cấp các dịch vụ tiện ích có uy tín và có nhiều khách hàng truyền thống trên thị trường.
Ngoài ra, ở khoản mục tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, số liệu từ Bảng 04 cho ta thấy một hiện tượng nổi bật là lượng tiền gửi khơng kỳ hạn có xu hướng giảm sút qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2012. Cụ thể, năm 2010 lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng đến 45,93% trên tổng tiền gửi từ các TCKT nhưng sang năm 2011 tỷ trọng này giảm còn 26,48%, tương ứng giảm 188.670 triệu đồng và đến cuối năm 2012 thì chỉ cịn 24,01%. Trong khi đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của TCKT lại có xu hướng tăng mạnh. Nguyên nhân do ngân hàng đã triển khai gói “Tiền gửi đầu tư đa năng” (xem mục 4, phụ lục 1) với nhiều kỳ hạn ngắn khác nhau cho khách hàng lựa chọn tuỳ theo thời gian nhàn rỗi của nguồn tiền với mức lãi suất hấp dẫn. Do đó nhiều DN thay vì gửi tiền không kỳ hạn trong thẻ để chờ giao dịch thì họ cũng muốn tranh thủ kiếm một khoản tiền lãi hấp dẫn hơn trong thời gian nhàn rỗi tạm thời của nguồn vốn.
Lượng vốn huy động qua phát hành GTCG có sự sụt giảm mạnh trong năm 2011 so với 2010 và lại bất ngờ tăng vọt trong năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2011, tình hình huy động vốn từ dân cư và các TCKT đạt nhiều thuận lợi, việc phát hành GTCG để huy động vốn trở nên kém quan trọng hơn. Sang năm 2012, thị trường huy động vốn khá ảm đạm nên ngân hàng phải phát hành thêm một lượng lớn kỳ phiếu ngắn hạn để đa dạng hố hình thức đầu tư và tạo điều kiện để tăng mức lãi suất ngắn hạn cao hơn nhằm thu hút khách hàng.
Tóm lại: lượng vốn huy động tại Chi nhánh khơng có sự tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm do ảnh hưởng của chính sách trần lãi suất huy động của NHNN, đòi hỏi ngân hàng cần đưa ra nhiều chiến lược hơn nữa để giữ chân khách hàng. Ngoài ra, những người dân muốn gửi tiền tiết kiệm lại đang có xu hướng gửi tiền dài hạn để được hưởng mức lãi suất cao hơn (xem lại trang 30). Đây là một cơ hội tốt cho Chi nhánh huy động được lượng vốn ổn định để cho vay các dự án trung và dài hạn.
Hình 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK CẦN THƠ
(Nguồn: Phịng Khách hàng Doanh nghiệp)
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại VietinBank Cần Thơ 2010 - 2012
Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ TẠI VIETINBANK CẦN THƠ 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 và 2010 Chênh lệch 2012 và 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Không kỳ hạn 29.899 3,36 23.929 2,15 33.626 3,25 (5.970) (19,97) 9.697 40,52 Có kỳ hạn 859.663 96,64 1.088.100 97,85 999.986 96,75 228.437 26,57 (88.114) (8,10) - Kỳ hạn dưới 12 tháng 733.879 82,50 928.461 83,49 687.247 66,49 194.582 26,51 (241.214) (25,98) - Kỳ hạn trên 12 tháng 125.784 14,14 159.639 14,36 312.739 30,26 33.855 26,92 153.100 95,90 TỔNG 889.562 100,00 1.112.029 100,00 1.033.612 100,00 222.467 25,01 (78.417) (7,05)
(Nguồn: Phịng Khách hàng Doanh nghiệp)
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI VIETINBANK CẦN THƠ 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp)
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 và 2010 Chênh lệch 2012 và 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Không kỳ hạn 474.299 45,93 285.629 26,48 277.946 24,01 (188.670) (39,78) (7.683) (2,69) Có kỳ hạn 558.376 54,07 792.872 73,52 879.814 75,99 234.496 42,00 86.942 10,97 - Kỳ hạn dưới 12 tháng 477.569 46,25 731.749 67,85 827.650 71,49 254.180 53,22 95.901 13,11 - Kỳ hạn trên 12 tháng 80.807 7,83 61.123 5,67 52.164 4,51 (19.684) (24,36) (8.959) (14,66) TỔNG 1.032.675 100,00 1.078.501 100,00 1.157.760 100,00 45.826 4,44 79.259 7,35
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại VietinBank Cần Thơ 2010 - 2012
4.1.2 Phân tích khái qt về tình hình tín dụng chung tại Ngân hàng 4.1.2.1. Doanh số cho vay
Tổng doanh số cho vay tại chi nhánh qua mỗi năm đều có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2010 - 2012. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu này lại có sự biến động khá lớn. Cụ thể, doanh số cho vay tại chi nhánh vào cuối năm 2011 đạt mức tăng trưởng lên đến 37,06% so với năm 2010 nhưng con số này chỉ còn lại 0,69% vào cuối năm 2012. Dựa vào số liệu bảng 05 ta thấy rất rõ nguyên nhân sự sụt giảm này là do sự giảm sút của DSCV đối với các doanh nghiệp và sở dĩ Chi nhánh đạt tăng trưởng tổng DSCV chính nhờ sự “vớt lại” của mức tăng trưởng 58,11% của doanh số cho vay Cá nhân, hộ gia đình. Nguyên nhân DSCV doanh nghiệp giảm sút là do “sức khoẻ” của các doanh nghiệp đã bị bào mòn đáng kể sau một khoảng thời gian dài phải chống chọi với lạm phát, chi phí đầu vào và chi phí lãi vay cao, sang năm 2012 lại thêm ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, cầu nội địa suy giảm trong khi tình hình xuất khẩu cũng khơng mấy khả quan, do đó đa số các doanh nghiệp trên địa bàn đều gặp khơng ít khó khăn. Để tồn tại, hầu hết các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mơ sản xuất hoặc duy trì hoạt động cầm chừng để giữ chân khách hàng chứ khơng dám sản xuất ồ ạt, do đó mặc dù lãi suất cho vay có giảm đi nhưng hầu hết các doanh nghiệp khơng cịn thiết tha với việc vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện cho vay của ngân hàng, thiếu TSĐB, khiến họ khơng thể tiếp cận nguồn vốn. Chính trong tình hình đó kênh cho vay các Cá nhân, hộ gia đình trở thành tâm điểm mà chi nhánh hướng đến với mục đích vay vốn chủ yếu là cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Việc làm này của ngân hàng là rất đúng đắn bởi vì nó vừa giúp ngân hàng khai thơng nguồn vốn vừa có tác dụng kích cầu góp phần giải quyết khó khăn cho các Doanh nghiệp trong tình hình hiện tại. Trong số các biện pháp để thu hút khách hàng Cá nhân, hộ gia đình phải kể đến chương trình tín dụng “5.000 tỷ đồng chung tay xây nhà mơ ước” cho khách hàng cá nhân người Việt Nam có nhu cầu vay vốn bất động sản phục vụ tiêu dùng và chương trình cho vay du học “1.000 tỷ đồng khởi nguồn tương lai” với lãi suất cam kết 12%/năm (xem phụ lục 2).
4.1.2.2. Doanh số thu nợ
Trong giai đoạn 2010 - 2012, mức thu hồi nợ của VietinBank Cần Thơ đều tăng qua các năm. Dựa vào bảng số liệu ta nhận thấy rằng, doanh số thu nợ tại chi nhánh có sự tương đồng về xu hướng biến động với doanh số cho vay. Cụ thể, doanh số thu nợ tăng mạnh từ 2010 - 2011 với số tăng tuyệt đối khá lớn là 2.816.616 triệu đồng (+55,22%) nhưng sang năm 2012 thì chỉ cịn tăng 764.764 triệu đồng (+9,66%) so với cùng kỳ. Diễn biến cụ thể về biến động của doanh số thu nợ đối với từng thành phần kinh tế như sau:
Theo số liệu thống kê cuối năm 2011, mức thu hồi nợ DN trong năm tăng 56,75% (+2.587.181 triệu đồng), mức thu nợ đối với Cá nhân, hộ gia đình cũng tăng khơng kém với tốc độ tăng là 42,35% (+229.435 triệu đồng), đây là những con số khá ấn tượng gián tiếp đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Sở dĩ Chi nhánh đạt kết quả thu hồi nợ cao như vậy là nhờ vào sự thực hiện nghiêm túc chỉ thị 01/CT-NHNN vào ngày 1/03/2011 về việc hạn chế cho vay các lĩnh vực phi sản xuất, bất động sản, chứng khoán nên khách hàng tại ngân hàng chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập thường xuyên, giúp ngân hàng dễ thu hồi nợ hơn. Hơn nữa, đa số các khách hàng của ngân hàng sử dụng vốn với chu kỳ ngắn, nên khi doanh số cho vay tại Chi nhánh tăng mạnh sẽ kéo theo doanh số thu hồi nợ cũng tăng theo. Ngồi ra, khơng thể khơng kể đến tinh thần làm việc tích cực từ các cán bộ tín dụng, họ ln đơn đốc, nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ đúng hạn, kiểm tra sát sao quá trình sử dụng vốn để ngăn ngừa, hạn chế xảy ra nợ quá hạn, làm thiệt hại đến lợi ích của Chi nhánh.
Sang năm 2012, doanh số thu nợ DN có tốc độ tăng trưởng là 2,24% (+160.144 triệu đồng), tuy là có tăng trưởng nhưng chậm hơn nhiều so với năm 2011. Trong khi đó, doanh số thu hồi nợ đối với Cá nhân, hộ gia đình lại tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng đạt 78,41%. Cũng như đã nói, doanh số thu nợ tại Chi nhánh có sự tương đồng về xu hướng biến động với doanh số cho vay nên nguyên nhân của sự biến động này là do tình hình kinh tế khó khăn năm 2012, ngân hàng khó tìm kiếm được khách hàng tốt, doanh số cho vay DN tăng chậm làm cho doanh số thu nợ cũng tăng chậm theo. Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn như thời điểm hiện tại mà Chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng về thu nợ DN
cũng là một tín hiệu đáng vui mừng. Đối với Cá nhân, hộ gia đình thì doanh số cho vay tăng mạnh nên doanh số thu hồi nợ cũng có cùng xu hướng.
4.1.2.3. Dư nợ
Dư nợ phản ánh rõ nét thực trạng và chính sách tăng trưởng tín dụng của ngành tại một thời điểm nhất định, đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tình hình dư nợ tại VietinBank Cần Thơ trong giai đoạn 2010-2012 diễn biến như sau:
Theo số liệu cuối năm 2011, tổng DSCV trong năm cao hơn DSTN lại thêm phần dư nợ chuyển qua từ năm 2010 nên tổng dư nợ cuối kỳ tại Chi nhánh vẫn tăng 20,39% so với năm 2010. Trong đó, dư nợ doanh nghiệp tăng 22,56% và dư nợ Cá nhân, hộ gia đình tăng 10,06%. Sang năm 2012, do doanh số thu nợ trong năm còn lớn hơn tổng mức cho vay ra trong năm nên tổng dư nợ tại Chi nhánh giảm đi 9,11% tương ứng giảm 247.264 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó dư nợ Doanh nghiệp giảm 6,71% và dư nợ Cá nhân, hộ gia đình giảm 21,79%. Tình hình trên cho thấy cơng tác thu hồi nợ ngày càng được ngân hàng chú trọng hơn là chỉ lo tăng trưởng doanh số cho vay. Tuy nhiên, việc dư nợ giảm sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của ngân hàng.
4.1.2.4. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh biến động không ổn định trong thời gian phân tích. Từ 2010 - 2011, tổng nợ xấu giảm 200 triệu đồng. Điều đó cho thấy cơng tác thu hồi nợ và xử lý rủi ro trong giai đoạn này cũng được thực hiện khá tích cực và có hiệu quả. Phần nợ xấu của Cá nhân, hộ gia đình phát sinh trong năm 2010, 2011 chủ yếu là các khoản nợ cho vay tiểu thương chợ và chăn nuôi.
Trong giai đoạn 2011 - 2012 mức nợ xấu có sự gia tăng mạnh với tổng mức tăng so với năm 2011 là 1.935 triệu đồng. Trong đó nợ xấu doanh nghiệp tăng 1.096 triệu đồng, nợ xấu của Cá nhân, hộ gia đình tăng 839 triệu đồng. Có 2 ngun nhân chính làm gia tăng nợ xấu tại Chi nhánh. Thứ nhất là do tình hình kinh tế khó khăn, các DN và cá nhân làm ăn không hiệu quả dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Thứ hai do trong năm một số cán bộ tín dụng đã phạm sai lầm trong quá trình kiểm tra, thẩm định để cấp tín dụng. Theo cơng văn số 217/TGĐ-NHCT v/v “Cảnh báo rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh” ngân hàng Công Thương đã phát hiện ra một số rủi ro tác nghiệp phát sinh tại
Chi nhánh: Giải ngân nhưng khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn thực, cấp tín dụng đối với khách hàng có tư cách và uy tín khơng rõ ràng, khơng đáng tin cậy ( khách hàng khơng xuất trình được đầy đủ sổ sách kế toán, làm thất lạc con dấu, khi cán bộ đến kiểm tra thì khách hàng khơng có mặt). Thêm vào đó, nhiều cá nhân làm ăn khơng hiệu quả nhưng bằng cách này hay cách khác, che