Phân tích doanh số cho vay đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 52 - 58)

- CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

4.2.1 Phân tích doanh số cho vay đối với doanh nghiệp

4.2.1.1. Doanh số cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp Nhà nước: doanh số cho vay DNNN có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá ổn định, đạt khoảng 30%/năm ở cả hai năm 2011 và 2012. Doanh số cho vay DNNN tăng ổn định như vậy là do các DNNN vốn là khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng lâu dài với Chi nhánh. Hơn nữa, VietinBank Cần Thơ là một chi nhánh NHTM quốc doanh nên Chi nhánh luôn đi đầu trong việc cấp tín dụng cho các DNNN, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này thực hiện vai trị bình ổn thị trường (lương thực, xăng dầu) đồng thời tạo động lực phát triển Thành phố (một số lĩnh vực Nhà nước phải làm có chi phí đầu tư cao như: đường xá, điện, nước, đầu tư xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp) đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc phòng, nhất là trong điều kiện Thành phố Cần Thơ đang ngày càng phát triển, cần nhiều vốn để đầu tư đổi mới và xây dựng cơ sở hạ tầng như hiện nay. Doanh số cho vay DNNN cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng cơ cấu DSCV tại chi nhánh. Một số khách hàng lớn là DNNN tại chi nhánh: Tập Đồn Dầu Khí Việt Nam, Cơng ty TNHH Cấp Thốt Nước Cần Thơ, Cơng ty TNHH Công Nghiệp Thuỷ Sản Miền Nam, Công ty TNHH 2TV Hải sản 404, vân vân.

+ Công ty TNHH, công ty CP: vì là loại hình hoạt động kinh doanh chủ

yếu của các doanh nghiệp trên địa bàn nên DSCV dành cho đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu DSCV tại Chi nhánh. Dựa vào bảng số liệu ta thấy rằng DSCV đối với cty TNHH, cty CP không ngừng biến động trong những năm gần đây. Cụ thể doanh số cho vay đối tượng này tăng mạnh trong năm 2011 với tốc độ tăng là 40,99% (+1.537.733 triệu đồng) so với năm 2010 nhưng đến năm 2012, tổng mức cho vay cty TNHH, cty CP sụt giảm đáng kể với tổng giá trị bị giảm sút gần 690 tỷ đồng. Cái khó của một bộ phận khơng nhỏ DN hiện tại là khơng tìm được thị trường tiêu thụ. Vì thế, việc lãi suất vay giảm trong năm 2012 tuy là tin mừng đối với các DN, nhưng nếu khơng có đơn đặt hàng thì DN cũng khơng dám vay vốn của ngân hàng dù lãi suất giảm. Do đó, dù là khách hàng tốt, khách hàng truyền thống tại ngân hàng cũng hạn chế nhu cầu vay vốn

mở rộng sản xuất; các công ty cần vốn để vượt qua khó khăn hiện tại thì lại khơng đáp ứng được những tiêu chí mà ngân hàng đưa ra hoặc thiếu TSĐB khiến việc tìm kiếm khách hàng mới cũng gặp nhiều trở ngại.

+ Doanh nghiệp tư nhân: doanh số cho vay đối với DNTN có cùng xu

hướng biến động với DSCV công ty TNHH, công ty CP. Sở dĩ ta nhận thấy như vậy là vì DSCV các DNTN trong năm 2011 cũng tăng lên khá lớn so với năm 2010 với tốc độ tăng là 31,18% (+243.533 triệu đồng) nhưng lại sụt giảm 10,34% trong năm 2012, tương ứng giảm 105.897 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Tuy số lượng các DNTN trên địa bàn khá nhiều nhưng doanh số cho vay DNTN lại chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu DSCV tại Chi nhánh và có xu hướng ngày càng giảm trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do đa số các DNTN trên địa bàn đều có quy mơ nhỏ, số DNTN có quy mơ lớn và quy mô vừa lại rất thưa thớt do đó nhu cầu vốn vay của đối tượng này khá thấp (<10tỷ/món) nên lượng tiền phát vay ra hằng năm cũng khơng lớn.

Hình 3: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CẦN THƠ

(Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, 2010 - 2012)

4.2.1.2. Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế

+ Công nghiệp chế biến (CNCB): bao gồm những khoản cho vay đối với

các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, lương thực, thực phẩm, sản xuất phân bón, sản xuất thuốc, hoá dược, sản xuất trang phục, bia, nước giải khát, vân vân. Nhận thấy ngành CNCB có nhiều tiềm năng phát triển (nguồn nguyên liệu dồi dào, Thành phố hiện có 6 khu công nghiệp tập trung nhiều DN chế biến) nên

Chi nhánh đặc biệt chú trọng đầu tư. Bằng chứng là lượng vốn cho vay ngành CNCB tại Chi nhánh qua mỗi năm đều có sự tăng trưởng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu DSCV hằng năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng DSCV với ngành này trong những năm gần đây lại có xu hướng giảm đi. Cụ thể, năm 2011 tốc độ tăng trưởng DSCV ngành CNCB là 23,63% và năm 2012 con số này giảm xuống còn 10,63%, mặc dù lãi suất cho vay đã giảm đi nhưng DSCV cũng khơng vì thế mà tăng mạnh. Điều này xuất phát từ nguyên nhân như sau:

Nguyên nhân thứ nhất là do lượng hàng tồn kho hiện tại quá lớn, chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/12/2012 của ngành công nghiệp chế biến tại Cần Thơ tăng 20,1% so với cùng thời điểm năm trước (Tổng cục thống kê), các DN không bán hàng ra được nên khơng có nhu cầu vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất. Nguyên nhân của vấn đề hàng tồn kho một phần do giá cả thị trường liên tiếp tăng trong năm 2012, (chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với năm 2011), mặt khác kinh tế khó khăn, việc thắt chặt chi tiêu đã làm giảm nhu cầu mua sắm của người dân.

Nguyên nhân thứ hai là do Chi nhánh thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng đối với một số lĩnh vực của ngành CNCB như: chế biến thuỷ sản, sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng. Đối với các khoản vay cũ, nếu nhận thấy các doanh nghiệp có dấu hiệu kinh doanh không hiệu quả, Chi nhánh sẽ thực hiện giảm dần dư nợ theo quý, rút ngắn thời hạn cho vay. Đối với các khoản vay mới, Chi nhánh đặt ra những điều kiện vay vốn chặt chẽ hơn như: chỉ cho vay với các doanh nghiệp có hợp đồng kinh tế bảo đảm về đầu ra rõ ràng và chỉ cho vay lượng vốn thực sự cần thiết để doanh nghiệp sản xuất đủ số lượng sản phẩm có khả năng tiêu thụ; các HĐKT phải có nội dung tiền bán hàng được chuyển/nộp về tài khoản của doanh nghiệp mở tại Chi nhánh tối thiểu tương ứng với tỷ trọng dư nợ của DN tại Chi nhánh; chỉ cho vay với các DN có năng lực tài chính tốt, sản phẩm có thương hiệu trên thị trường có khả năng tiêu thụ sản phẩm và trả nợ.

+ Thuỷ sản: bao gồm những khoản cho vay đối với các doanh nghiệp nuôi

trồng và khai thác thuỷ sản, sản xuất con giống. Đây là lĩnh vực được khá nhiều Ngân hàng đầu tư trong thời gian qua, trong đó có VietinBank Cần Thơ, do đó DSCV với các doanh nghiệp thuỷ sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu DSCV tại Chi nhánh, chỉ sau ngành CNCB. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, DSCV

doanh nghiệp thuỷ sản tại Chi nhánh có sự tăng trưởng rất lớn trong giai đoạn 2010 - 2011 với tốc độ tăng trưởng đạt 93,76% tương ứng tăng 1.358.406 triệu đồng, gần bằng mức DSCV ra của cả năm 2010. Sang năm 2012, mức cho vay đối với ngành Thuỷ sản bị giảm sút đi 21,08% tương ứng giảm 591.813 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đây là một năm đầy khó khăn của các doanh nghiệp thuỷ sản. Ngồi tác động chung của suy thối kinh tế trong và ngoài nước, người trong giới còn cho biết việc ni trồng và xuất khẩu thủy sản cịn bị tác động bởi sự khủng hoảng về dịch bệnh và đầu ra. Ơng Ngơ Quang Trường, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông tại Cần Thơ, cho biết: “Do khủng hoảng nợ công ở châu Âu, đồng euro sụt giảm so với USD nên tình hình xuất khẩu của các DN thủy sản cũng ảnh hưởng không nhỏ. Các đối tác giảm lượng đặt hàng, các hợp đồng cung ứng sản phẩm bị phân tán nhỏ lẻ”. Hơn nữa, thời gian qua đã có hàng loạt lô hàng cá tra, tơm xuất khẩu vì dư thừa lượng kháng sinh, bị kiểm tra gắt gao và bị trả lại ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU khiến cho nhiều DN đã khó lại càng lâm vào tình trạng nợ nần, thua lỗ. Nhận thấy lĩnh vực này đang tồn tại quá nhiều rủi ro, Chi nhánh đã thắt chặt tín dụng đối với các doanh nghiệp thuỷ sản, làm giảm DSCV ( biện pháp chắt chặt tương tự như với các doanh nghiệp ngành CNCB). Mặc dù đã chủ động nhìn thấy được rủi ro và có biện pháp hạn chế nhưng ta khơng thể không thừa nhận rằng thời gian qua ngân hàng đã tập trung quá nhiều vốn cho ngành Thuỷ sản. Đặc biệt là năm 2011, DSCV các doanh nghiệp Thuỷ sản tăng lên một lượng quá lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong DSCV và cao hơn cả CNCB. Trong khi đó, nếu đem so sánh với CNCB thì việc cho vay ngành Thuỷ sản lại mang tính rủi ro nhiều hơn vì chỉ tập trung vào một loại hàng hoá là thủy sản.

+ Thương mại - dịch vụ: Doanh số cho vay đối với ngành TMDV trong năm 2011 có sự tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng đạt 19,64% (+246.096 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do ngành Thương mại dịch vụ của Thành phố Cần Thơ trong năm đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Trong số đó phải kể đến việc tổ chức đưa hàng Việt về bán lưu động ở khu vực nông thôn, vùng ngoại thành, khu công nghiệp, khu dân cư và phối hợp với thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân, góp phần nâng cao sức tiêu thụ hàng hóa, giúp hoạt

động thương mại phát triển. Theo số liệu của Trung tâm Xúc Tiến Thương Mại Thành phố, tổng giá trị hàng hóa bán ra năm 2011 tăng 22,6%, tổng mức bán lẻ tăng 22,9% so với năm 2010. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch đã đón và phục vụ 970.000 lượt khách lưu trú, hoàn thành kế hoạch, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính doanh thu toàn ngành du lịch là 720 tỷ đồng, vượt kế hoạch, tăng 24,1% so cùng kỳ năm 2010. Những số liệu trên chứng tỏ ngành Thương mại dịch vụ trong năm rất phát triển, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, làm DSCV ngành TMDV trong năm tăng lên. Tuy nhiên, trong khi đạt tăng trưởng nhưng DSCV các doanh nghiệp TMDV trong năm 2011 lại đạt tỷ trọng thấp nhất trong thời gian phân tích nguyên nhân là do ngành Thuỷ sản trong năm tăng trưởng quá lớn, làm ảnh hưởng đến tỷ trọng các ngành khác. Bước sang năm 2012, doanh số cho vay TMDV sụt giảm đi 4,42% so với năm 2011 tương ứng giảm gần 66 tỷ đồng. Nguyên nhân là do suy thối kinh tế tồn cầu, người dân thắt chặt chi tiêu dẫn đến nhu cầu về mua sắm hàng hoá và các dịch vụ du lịch, ăn uống, giải trí cũng giảm đi do đó DSCV ngành TMDV năm 2012 giảm.

+ Ngành khác: chủ yếu là các khoản cho vay ngành xây dựng, kinh doanh

BĐS, chứng khoán, và một số ngành nhỏ lẻ khác. Việc cho vay thêm nhiều đối tượng, ngành nghề kinh doanh khác cũng giúp ngân hàng đa dạng hoá đầu tư, phân tán rủi ro. Vì có một số lĩnh vực khơng được nhà nước khuyến khích nên DSCV các ngành khác ln chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu DSCV.

Hình 4: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI VIETINBANK CẦN THƠ 2010 - 2012

Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại VietinBank Cần Thơ 2010 - 2012

Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CẦN THƠ PHÂN THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 và 2010 Chênh lệch 2012 và 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Theo loại hình DN 5.491.720 7.566.111 7.152.969 2.074.391 37,77 (413.142) (5,46) - DNNN 958.921 1.252.046 1.634.306 293.125 30,57 382.260 30,53 - Cty TNHH, Cty Cổ phần 3.751.743 5.289.476 4.599.971 1.537.733 40,99 (689.505) (13,04) -DNTN 781.056 1.024.589 918.692 243.533 31,18 (105.897) (10,34) Theo ngành kinh tế 5.491.720 7.566.111 7.152.969 2.074.391 37,77 (413.142) (5,46)

- Công nghiệp chế biến (CNCB) 1.937.946 2.395.813 2.650.542 457.867 23,63 254.729 10,63

- Thuỷ sản 1.448.750 2.807.156 2.215.343 1.358.406 93,76 (591.813) (21,08)

- Thương mại, dịch vụ (TMDV) 1.253.116 1.499.212 1.432.998 246.096 19,64 (66.214) (4,42)

- Ngành khác 851.908 863.930 854.086 12.022 1,41 (9.844) (1,14)

Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại VietinBank Cần Thơ 2010 - 2012

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)