- CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
4.2.3 Phân tích dư nợ đối với doanh nghiệp
4.2.3.1. Dư nợ doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp Nhà nước: Về mặt tỷ trọng ta có thể thấy rằng, dư nợ của
DNNN chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu dư nợ tại Chi nhánh chứng tỏ ngân hàng đầu tư một lượng vốn khá lớn vào DNNN trong những năm gần đây. Chi nhánh đã chấp nhận đánh đổi và lựa chọn một trong hai rủi ro sau: rủi ro thứ nhất chính là tình trạng sử dụng khơng vốn hiệu quả của một số tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước trong thời gian gần đây, họ ỷ lại có sự tài trợ của Chính phủ, đầu tư tràn lan dẫn đến rủi ro không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng; rủi ro thứ hai là rủi ro từ tình hình kinh doanh đang trì trệ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong khi biến động thị trường thì rất khó lường trước, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng với đối tượng này là một việc hết sức nguy hiểm. Cuối cùng, tất cả các số liệu đều chứng tỏ tiêu chí của ngân hàng là lựa chọn rủi ro thứ nhất vì dù DNNN có làm ăn tệ đến đâu thì vẫn có sự bảo lãnh của Chính phủ, ngân hàng sẽ giảm đi nguy cơ mất vốn hơn là cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể, dư nợ cho vay các DNNN qua mỗi năm đều có sự tăng trưởng, năm 2011 dư nợ tăng trưởng 38,16% (+177.449 triệu đồng), năm 2012 con số này là 7,45% (+47.849 triệu đồng), trong khi dư nợ các loại hình doanh nghiệp khác thì lại giảm đi nhiều trong năm 2012. Trong khoảng thời gian được phân tích, ta vẫn chưa thấy các khoản cho vay DNNN phát sinh bất kì rủi ro nào khi mà doanh số thu nợ tăng trưởng nhanh, lại không phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn cần phải thận trọng, không thể chủ quan lơ là đối với những đối tượng này nhằm có biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Theo các số liệu trong báo cáo tài chính 2011, Vietinbank (tính trên tồn hệ thống) là ngân hàng cho vay DNNN lớn nhất với giá trị chiếm 36,4% tổng dư nợ của ngân hàng này.
+ Công ty TNHH, công ty CP: Tỷ trọng dư nợ của cty TNHH, cty CP từ 2011 - 2012 luôn chiếm trên 60% giá trị tổng dư nợ chứng tỏ mức độ đầu tư của Chi nhánh vào đối tượng này là khá lớn. Giá trị tổng dư nợ có sự gia tăng vào năm 2011 với tốc độ tăng là 19,99% (+251.915 triệu đồng). Sang năm 2012, các doanh nghiệp lại rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, theo Thống kê của Sở KH&ĐT TP. Cần thơ cho đến hết tháng 11 năm 2012, tồn thành phố đã có 48 doanh nghiệp và 62 đơn vị trực thuộc đã nộp hồ sơ giải thể,
tăng trên 54% so cùng kỳ 2011, nhu cầu vốn giảm sút làm doanh số cho vay giảm cộng thêm công tác thu hồi nợ được thực hiện tích cực nên doanh số thu hồi nợ trong năm còn lớn hơn lượng tiền cho vay trong năm, do đó dư nợ giảm đi cũng là điều tất yếu. Một số khách hàng là những công ty CP lớn được Chi nhánh đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ trong năm 2013 đó là: Cơng ty CP Bia Sài Gịn Tây Đô, công ty CP Vật Tư Hậu Giang, cơng ty CP Bia Sài Gịn Sóc Trăng, cơng ty CP Ngọc Mekong, cty CP May Meko, cty CP Mekong, cty CP Thanh Thế.
+ Doanh nghiệp tư nhân: dư nợ cho vay DNTN đang chiếm tỷ trọng thấp
nhất trong cơ cấu dư nợ tại Chi nhánh và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do quy mô DSCV đối với DNTN thấp nhất trong các loại hình doanh nghiệp và lại bị giảm đi trong năm 2012, công tác thu hồi nợ của những đối tượng này cũng được thực hiện khá sát sao, ngân hàng tích cực thu hồi những khoản nợ cũ lẫn nợ mới, do đó dư nợ ngày càng giảm.
Hình 7: CƠ CẤU DƯ NỢ DOANH NGHIỆP THEO
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CẦN THƠ 2010 - 2012
(Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, 2010 - 2012)
4.2.3.2. Dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế
+ Công nghiệp chế biến: VietinBank Cần Thơ luôn chú trọng cho vay đầu
tư vào các ngành kinh tế trọng điểm của Thành phố, đặc biệt là các ngành Cơng nghiệp vì theo Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ, Cần Thơ được định hướng để phát triển trở thành Thành phố công nghiệp trước năm 2020, công nghiệp chế biến lại chiếm nhiều ưu thế hơn các ngành cơng nghiệp khác, do đó việc đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến
có vai trị hết sức quan trọng đối với Chi nhánh. Chính vì thế, mặc dù hạn chế cho vay với một số lĩnh vực trong ngành CNCB nhưng dư nợ các doanh nghiệp chế biến cũng đạt tăng trưởng qua các năm. Năm 2011 dư nợ này tăng 80,29% (+506.542 triệu đồng), năm 2012 dư nợ CNCB tiếp tục tăng thêm 13,18% (+149.898 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Dựa vào bảng số liệu ta nhận thấy CNCB là ngành duy nhất có dư nợ tăng trưởng trong các ngành được phân tích giai đoạn 2010 - 2012 nên dư nợ của ngành chiếm tỷ trọng ngày càng cao, đứng đầu trong cơ cấu dư nợ tại Chi nhánh.
Định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2013 của chi nhánh tập trung vào các ngành chế biến lương thực, dệt may, bia, nước giải khát. Chi nhánh đã tiếp thị một số khách hàng trong lĩnh vực này và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư.
+ Thuỷ sản: Dư nợ doanh nghiệp thủy sản có xu hướng ngày càng giảm. Nguyên nhân là do nhận thấy việc cho vay các DN thuỷ sản tồn tại nhiều rủi ro, rủi ro từ thị trường khó khăn lẫn rủi ro phát sinh từ các DN (xem lại trang 47) nên Chi nhánh đã chủ động thắt chặt tín dụng với các doanh nghiệp thủy sản do đó làm giảm dần dư nợ ngành Thuỷ sản tại Chi nhánh. Về mặt tỷ trọng, dư nợ ngành Thuỷ sản đứng thứ hai trong cơ cấu dư nợ tại Chi nhánh, sau ngành CNCB. Điều này cũng khá hợp lý khi mà tại Chi nhánh vẫn còn một số doanh nghiệp lớn là khách hàng truyền thống hoạt động trong ngành, hơn nữa dù thực trạng ngành Thuỷ sản vẫn cịn nhiều khó khăn chưa có biện pháp giải quyết khả thi nhưng vẫn được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố trong kế hoạch phát triển kinh tế từ đây đến năm 2020. Chính vì thế, trong thời gian tới Chính phủ dự định sẽ đưa ra những chính sách cho vay hỗ trợ giúp các DN thuỷ sản vượt qua khó khăn, do đó Chi nhánh cần lên những kế hoạch thích hợp để nới lỏng tín dụng với các doanh nghiệp thuỷ sản sao cho vừa an toàn vừa hỗ trợ được cho các doanh nghiệp.
+ Thương mại dịch vụ: dư nợ ngành này cũng có xu hướng giảm dần tại
Chi nhánh và chiếm tỷ trọng không lớn lắm. Điều này khơng tốt lắm vì TMDV là ngành được Chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển nhưng số liệu cho thấy dư nợ của Chi nhánh đang đi theo hướng ngược lại. Nếu phát triển được ngành này thì cũng có lợi cho Chi nhánh vì lãi suất các khoản cho vay doanh nghiệp các ngành TMDV thường cao hơn các ngành kinh tế cơ bản, hơn nữa việc kinh
doanh TMDV cũng không phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh nên ngân hàng dễ lường trước được rủi ro hơn các ngành khác.
+ Các ngành khác: Quy mô dư nợ của các ngành khác cùng ngày càng giảm và chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu dư nợ. Việc đầu tư của ngân hàng như vậy cũng khá hợp lý vì hiện nay tình hình thị trường BĐS, Chứng khốn vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc nên việc thận trọng là hết sức cần thiết, các doanh nghiệp Xây dựng thì cũng khơng mấy khả quan vì BĐS đóng băng nên cầu thị trường giảm. Các ngành nhỏ lẻ khác thì thường vốn vay khơng cao nên dư nợ cũng khá thấp.
Hình 8: CƠ CẤU DƯ NỢ DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI VIETINBANK CẦN THƠ 2010 - 2012
Bảng 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CẦN THƠ PHÂN THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ NGÀNH KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 và 2010 Chênh lệch 2012 và 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Theo loại hình DN 1.862.112 2.282.218 2.129.038 420.106 22,56 (153.180) (6,71) - DNNN 464.998 642.447 690.296 177.449 38,16 47.849 7,45 - Cty TNHH, Cty Cổ phần 1.259.939 1.511.854 1.352.902 251.915 19,99 (158.952) (10,51) -DNTN 137.175 127.917 85.840 (9.258) (6,75) (42.077) (32,89) Theo ngành kinh tế 1.862.112 2.282.218 2.129.038 420.106 22,56 (153.180) (6,71)
- Công nghiệp chế biến (CNCB) 630.910 1.137.452 1.287.350 506.542 80,29 149.898 13,18
- Thuỷ sản 541.073 436.049 419.218 (105.024) (19,41) (16.831) (3,86)
- Thương mại, dịch vụ (TMDV) 437.675 382.966 307.223 (54.709) (12,50) (75.743) (19,78)
- Ngành khác 252.454 325.751 115.247 73.297 29,03 (210.504) (64,62)