Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ <5 tuổi tại Việt Nam theo khu vực năm 2017

Một phần của tài liệu Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng cửa trẻ em không nơi nương tựa (2) (Trang 31 - 38)

Tên vùng Suy dinh dưỡng nhẹ cân (%)

Suy dinh dưỡng thấp còi (%)

Suy dinh dưỡng gầy cịm (%)

Tồn quốc 13,4 23,8 7,0

Đồng bằng

sông Hồng 10,2 21,1 7,4

Trung du và miền núi

phía Bắc 18,8 29,5 10,1

Bắc Trung bộ và

Duyên hải miền Trung 15,5 26,6 7,7

Tây Nguyên 20,8 33,4 8,9

Đông Nam bộ 8,6 18,7 5,7

Đồng bằng sông Cửu

Long 11,6 22,5 5,9

(Nguồn: Giám sát dinh dưỡng 2017 – VDDQG)6

Nguyên nhân của tình trạng này là do các cuộc khủng hoảng kinh tế trước và trong năm 2009 đã làm trầm trọng thêm những điểm yếu có tính hệ thống của nền kinh tế như vấn đề nghèo đa chiều và bất bình đẳng, đặc biệt là ở các vùng cao và các nhóm dân tộc thiểu số. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho quốc gia đang giảm dần sau khi Việt Nam đạt được vị thế nước có thu nhập trung bình năm 2010 đã gây ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện các chính sách mới, cải cách ngành, giảm nghèo và cung cấp dịch vụ cơ bản cho các nhóm có hồn cảnh khó khăn nhất. Trẻ em được xếp vào các nhóm có hồn cảnh khó khăn nhất do tỷ lệ nghèo đa chiều ở trẻ em cao hơn so với tỷ lệ nghèo trung bình tồn quốc. Bên cạnh đó, thiên tai và biến đổi khí hậu được coi là một thách thức đối với Việt Nam trong lĩnh vực trợ

6 Viện dinh dưỡng, Số liệu thống kê trẻ em suy dinh dưỡng năm 2017 [http://viendinhduong.vn/ FileUpload/Documents/2015/TLSDD%202017.pdf] (truy cập ngày 19/9/2020)

giúp xã hội. Biến đổi khí hậu càng làm trầm trọng hơn cuộc sống của trẻ em, đặc biệt là trẻ em sống ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, cháy rừng... Biến đổi khí hậu tác động lên cuộc sống và sinh kế người dân theo cách này hay cách khác vì những tác dụng phụ kéo theo sau nó như: mất mùa (giảm sản lượng lương thực, giá lương thực tăng cao), bùng phát bệnh dịch…

Theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em thường được thực hiện qua việc theo dõi các chỉ số có tính định lượng như cân đo vịng đầu (đối với trẻ em dưới 12 tháng), cân nặng, chiều cao, và các yếu tố khác như thực hành nuôi con sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ dưới 36 tháng tuổi…Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, có thể ước tính cân nặng trung bình của trẻ trên 1 tuổi theo công thức: Cân nặng (kg) = 9 + 2 (N-1), và chiều cao của trẻ bằng công thức: Chiều cao (cm) = 75 + 6 (N-1) với N là tuổi của trẻ tính theo năm7. Để trẻ đạt được cân nặng và chiều cao này, địi hỏi người chăm sóc trẻ phải biết và hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ qua từng giai đoạn phát triển của trẻ tính theo độ tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn 3 năm đầu đời và giai đoạn vị thành niên (là hai mốc phát triển nhanh nhất của con người). Điều kiện về việc đáp ứng nhu cầu ăn – tức dinh dưỡng của các em cũng là một trong những yếu tố được theo dõi và lập thành báo cáo theo Biểu mẫu 13 của Nghị định 56/2017/NĐ-CP. Báo cáo này được lập mỗi 6 tháng một lần hoặc khi trẻ em phải chuyển đổi hình thức, chuyển đổi cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế lên UBND cấp xã.

Đây là tình hình chung đối với tất cả trẻ em nói chung, khơng phân biệt trẻ em có điều kiện bình thường hay trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên khi thực hiện chăm sóc thay thế đối với trẻ em, kiến thức về dinh dưỡng, các chỉ tiêu cân đo để đánh giá các mốc phát triển của trẻ em cần được phổ cập và theo dõi bởi người làm công tác bảo vệ trẻ em và tổ chức, cá nhân nhận chăm sóc thay thế trẻ em, đặc biệt là đối với chăm sóc thay thế tại cộng đồng.

1.2.3.2. Quyền được đảm bảo các điều kiện sinh hoạt thiết yếu khác

Không dừng lại ở việc chăm lo cho các em được “ăn no” (dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng), mà các điều kiện về “mặc ấm”, tiếp cận với nước sạch, nhà ở, đi lại, môi trường vệ sinh, an toàn cũng là những yếu tố cần thiết để trẻ đạt được điều kiện sống

7 Viện dinh dưỡng, Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, [http://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc- chuyen-mon/dinh-duong-cho-tre-em-duoi-5-tuoi.html] (truy cập ngày 19/9/2020)

cơ bản. Những điều kiện này cũng được liệt kê và cụ thể hóa tại Điều 11 Cơng ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966. Khoản 1 điều này nêu rằng: Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, nhà ở, và được không ngừng cải thiện điều kiện sống. Các quốc gia thành viên phải thi hành những biện pháp thích hợp để bảo đảm việc thực hiện quyền này, và vì mục đích đó, thừa nhận tầm quan trọng thiết yếu của hợp tác quốc tế dựa trên sự tự do chấp thuận.

1.2.4. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Như đã nhắc đến ở phần trên, đối tượng của quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em là sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Do đó, trẻ em khơng nơi nương tựa phải được hưởng quyền chăm lo sức khỏe. Nội dung của quyền này là việc trẻ em được thụ hưởng dịch vụ y tế để phòng, chống bệnh tật trong suốt q trình chăm sóc, ni dưỡng. Cụ thể, trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện quyền này được ghi nhận tại Điều 24 CUQTE:

- Chăm sóc sức khỏe ban đầu;

- Chăm sóc sức khỏe thích hợp cho bà mẹ trước và sau khi sinh; - Chống bệnh tật và suy dinh dưỡng;

- Thơng tin, giáo dục về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em; - Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em;

- Phát triển cơng tác phịng chống bệnh tật;

- Hướng dẫn cha mẹ cũng như các hoạt động giáo dục và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;

- Xóa bỏ những tập tục có hại cho sức khỏe trẻ em.

Liên quan đến Điều 24 CUQTE, Ủy ban quyền trẻ em đã có bình luận chung số 4 thông qua tại phiên họp lần thứ 33 năm 2003 trong đó nêu ra nhiều khuyến nghị về các biện pháp cụ thể mà các quốc gia thành viên có thể tiến hành để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, bao gồm:

- Tạo ra một mơi trường an tồn và cảm thông cho trẻ em kể cả trong gia đình, nhà trường, các cơ sở ni dưỡng trẻ em và trong toàn xã hội.

- Đảm bảo cho trẻ em được tiếp cận những thông tin cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của chính mình, kỹ năng sống và có cơ hội tham gia vào quá trình ra những quyết định ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em.

- Đảm bảo cung cấp các phương tiện, hàng hóa và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm các dịch vụ hướng dẫn và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần và sức khỏe sinh sản, với chất lượng phù hợp cho trẻ em và các bậc cha mẹ.

- Đảm bảo rằng mọi trẻ em đều có cơ hội tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch, lên chương trình cho sự phát triển và sức khỏe của chính các em.

- Bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức lao động nguy hại thơng qua việc loại bỏ tất cả các hình thức lao động trẻ em và điều chỉnh môi trường, tạo điều kiện làm việc theo các tiêu chuẩn quốc tế.

- Bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức tai nạn, thương tích cố ý hoặc vơ ý, kể cả những thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông.

- Bảo vệ các em khỏi mọi hủ tục truyền thống có hại như tảo hơn, giết trẻ em gái vì danh dự và cắt bộ phận sinh dục nữ;

- Đảm bảo trẻ em trong các nhóm đặc biệt dễ bị xâm hại được quan tâm thích đáng.

- Thực thi các biện pháp phòng tránh những bất ổn về tinh thần và tăng cường sức khỏe tinh thần cho các em.

Thực hiện đầy đủ các nội dung được ghi nhận tại Điều 24 CUQTE và các khuyến nghị đi kèm, Việt Nam còn cụ thể và nội luật hóa tám nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu theo Tuyên ngôn Alma-Ata 1978 và bổ sung thêm hai nội dung, đó là: giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng, môi trường, nước sạch, sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh dịch địa phương, chữa bệnh và chấn thương thông thường, thuốc thiết yếu, quản lý sức khỏe, xây dựng và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Điều này cho thấy Nhà nước đã rất nỗ lực trong việc thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Trẻ em trước hết phải được sống và tồn tại thì mới có thể thể đề cập đến việc làm thế nào để trẻ phát triển bình thường và tồn diện.

Cụ thể, Luật trẻ em 2016 quy định trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Điều 43 có bảy nội dung:

1. Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật.

3. Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

4. Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.

5. Nhà nước đón, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

6. Nhà nước có chính sách, biện pháp để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

7. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.

Ở cấp độ đơn vị trực tiếp chăm sóc trẻ, gia đình, hộ gia đình cá nhân nhận chăm sóc thay thế, cơ sở bảo trợ xã hội phải có trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh cho trẻ em (quy định tại Điều 98 Luật trẻ em 2016).

1.2.5. Quyền được bảo vệ khơng bị người chăm sóc xâm hại

Như đã đề cập đến ở phần khái niệm quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em, trẻ em không chỉ cần được ăn uống no đủ để sống sót và phát triển về thể chất mà cịn cần một mơi trường an toàn lành mạnh, được vui chơi, được giáo dục, được bồi dưỡng về đạo đức, văn hóa, năng khiếu… để phát triển tốt về mặt tinh thần. Do đó, quyền được bảo vệ khơng bị người chăm sóc xâm hại, quyền được giáo dục và quyền vui chơi giải trí cũng cần được đề cập đến với vai trò là một phần nội hàm của quyền chăm sóc, ni dưỡng để quyền chăm sóc, ni dưỡng đạt được mục đích phát triển tồn diện của trẻ.

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và dễ bị xâm hại. Khơng chỉ vì thể chất non nớt, nhỏ bé, không đủ sức chống cự mà cịn vì các em chưa đủ hiểu biết để nhận ra mình đang bị xâm hại, đang bị dụ dỗ, lợi dụng hoặc ý thức được hậu quả của việc xâm hại. Tổn thương của các em khơng chỉ ở thể chất, thể chất có thể lành lặn nếu được điều trị y tế đúng cách và kịp thời. Tổn thương nguy hiểm và lâu dài hơn nằm ở tinh thần và nhận thức của trẻ. Đang ở độ tuổi hình thành về thói quen, tính cách, trẻ sẽ bị ảnh hưởng về cách nhìn nhận sự việc, xử sự, lệch lạc trong hành vi và giới tính nếu khơng được ở trong một mơi trường an toàn. Theo thống kê của Liên Hiệp quốc thì tỉ lệ người bị xâm hại tình dục thời thơ ấu gặp các trục trặc về tình dục cao hơn nhóm khác 90% biểu hiện ở sự suy giảm ở khả năng tình dục, có xu hướng tình dục đồng giới, và có trường hợp trở thành người mại dâm chuyên nghiệp hay quan hệ tình dục bừa bãi8. Trẻ em không nơi nương tựa lại dễ bị tổn thương và dễ bị xâm hại hơn vì các em vốn nhạy cảm vì đã mất đi mơi trường gia đình gốc, khơng được cha mẹ che chở, dạy dỗ, phải nhờ cậy vào lòng hảo tâm, nhân đạo của người khác, đơi khi là người hồn toàn xa lạ.

Luật trẻ em 2016 quy định các hành vi xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác (khoản 5 Điều 4 Luật trẻ em 2016). Đây cũng là những hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật trẻ em 2016. Trước khi trở thành người chăm sóc thay thế, người nhận chăm sóc thay thế và các thành viên trong gia đình người này phải được rà sốt lý lịch để đảm bảo khơng ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em trước đó. Ngồi ra, người nhận chăm sóc cịn khơng bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chưa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em 2016). Khi đang được chăm sóc thay thế, nếu trẻ em được phát hiện bị xâm hại bởi những người đang chăm sóc mình thì việc chăm sóc

8 Vũ Thị Thanh Nga, “Vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay và sự cần thiết của hoạt động tham vấn tâm lý tại trường học”, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, [http://hnmu.edu.vn/vi-su-tien-bo-cua-phu-nu/van-de-

xam-hai-tinh-duc-o-tre-em-hien-nay-va-su-can-thiet-cua-hoat-dong-tham-van-tam-ly-tai-truong-hoc.html] (truy cập ngày 19/9/2020)

thay thế sẽ chấm dứt, trẻ em sẽ được cách ly ngay với gia đình đang nhận chăm sóc (quy định tại khoản 2, Điều 69 Luật trẻ em 2016).

Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định các tội danh về hành vi xâm hại đối với trẻ em như: Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146), Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147), Tội mua bán người dưới 16 tuổi

Một phần của tài liệu Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng cửa trẻ em không nơi nương tựa (2) (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)