Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về quyền được chăm sóc, ni dưỡng của

Một phần của tài liệu Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng cửa trẻ em không nơi nương tựa (2) (Trang 57 - 60)

Bảng 7 Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam

1.5. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về quyền được chăm sóc, ni dưỡng của

của trẻ em không nơi nương tựa

Trẻ em là mầm non tương lai của nhân loại, đất nước, gia đình và xã hội. Bởi con người cũng là một thành phần của tự nhiên, cũng có q trình sinh học: sinh, lão, bệnh, tử. Khi một thế hệ mất đi cần có thế hệ kế cận để kế thừa và tiếp tục phát

triển, nếu không con người sẽ diệt vong. Tuy không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng là kết tinh của tình yêu, trong sự mong muốn và chuẩn bị chu đáo của cha mẹ, của gia đình trọn vẹn, hạnh phúc, đầy đủ, ấm no nhưng một khi đã chào đời, mọi trẻ em đều cần được hưởng trước hết là quyền được sống. Những quyền này không chỉ xuất phát từ lòng “nhân đạo” mà là quyền tự nhiên, vốn có mà mọi cá nhân đều được hưởng và cần được bảo vệ. Trẻ em với thể chất non nớt, trí tuệ đang trong q trình hình thành và phát triển để đạt đến ngưỡng trưởng thành nên để sống, để phát triển một cách toàn diện cần được chăm sóc và ni dưỡng của trước hết những người sinh thành, những người đã sinh ra trẻ em, sau là đến những thành viên trong gia đình, cộng đồng, xã hội. Nhưng trong cuộc sống có khơng ít hồn cảnh trẻ em bị tách rời khỏi gia đình, khỏi tổ ấm bằng những lý do bất đắc dĩ mà trẻ em khơng nơi nương tựa là một trong số đó. Khi mất đi mơi trường gia đình, ai sẽ là người chịu trách nhiệm chăm lo cho các em để các em được sống và phát triển trước hết ở mức cơ bản nhất? Để các em khơng bị bỏ lại phía sau? Để việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ em không phải là lời kêu gọi suông, lời kêu gọi chung chung mà là một dạng trách nhiệm mang tính bắt buộc thực hiện, quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em cần được chính thức ghi nhận trong các văn bản pháp luật của quốc gia. Theo đó, việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ em, mà đặc biệt là trẻ em mất đi mơi trường gia đình trở thành chuẩn mực chung cho tồn xã hội, khơng phụ thuộc vào phong tục, tập qn, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng nào.

Trong các biện pháp thực hiện quyền chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em khơng nơi nương tựa thì biện pháp thực hiện bằng pháp luật là biện pháp hiệu quả, mạnh mẽ nhất vì nó có tính chất bắt buộc thực hiện. Pháp luật ghi nhận quyền cũng có nghĩa quyền sẽ được thực thi theo những quy định cụ thể, có hệ thống, có sự chỉ mặt điểm tên các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện và được bảo đảm thực hiện bằng nguồn lực của Nhà nước. Dựa trên pháp luật, các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm phối hợp và hoạt động nhịp nhàng. Khi phát hiện có vấn đề gút mắc cần tháo gỡ, biện pháp được đưa ra là thay đổi chính quy trình làm việc, phối hợp của các cơ quan, cá nhân đó bằng văn bản pháp luật có phạm vi và hiệu lực rõ ràng. Tuy nhiên, pháp luật chi tiết và hiệu quả tới đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người làm công tác soạn thảo văn bản pháp luật, tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa…

Kết luận chương 1

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có sự cam kết mạnh mẽ về thực hiện quyền trẻ em. Không chỉ dừng lại là một trong những nước đầu tiên phê duyệt CUQTE, trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực đạt được nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ em và được thế giới ghi nhận. Vượt qua những khó khăn về mặt kinh tế trong những năm đầu chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay khi đã vượt lên từ nước nghèo thành nước có thu nhập trung bình, ngày càng có nhiều đối tượng trẻ em được đưa vào đối tượng chăm lo và được hưởng chính sách phúc lợi của Nhà nước. Trẻ em không nơi nương tựa cũng là một trong những đối tượng mới được “định danh” trong Luật trẻ em 2016 để được chăm lo tốt hơn. Ngoài những nhu cầu cơ bản như trẻ em bình thường, trẻ em khơng nơi nương tựa có những nhu cầu mang tính đặc trưng khác. Chính vì thế, muốn chăm sóc, ni dưỡng trẻ em khơng nơi nương tựa đạt hiệu quả, cần phải có nhận thức sâu sắc về những nhu cầu của đối tượng này. Do đó, trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:

1. Luận giải và làm rõ khái niệm về trẻ em, trẻ em không nơi nương tựa. Khái niệm, đặc điểm về quyền chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa. Trong đó nêu những nội dung cụ thể của quyền chăm sóc, ni dưỡng của đối tượng này.

2. Nêu các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em khơng nơi nương tựa. Trong đó, nhấn mạnh vai trò của biện pháp thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện bằng pháp luật.

3. Tìm hiểu quy định hiện hành của pháp luật về chăm sóc, ni dưỡng trẻ em khơng nơi nương tựa với tư cách là một trong những trường hợp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.

Qua đó, tác giả nhận thấy hệ thống pháp luật về chăm sóc, ni dưỡng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm và ngày càng hoàn thiện qua từng năm, được xây dựng có hệ thống từ Hiến pháp, tới Luật và các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, chính sách về chăm sóc, ni dưỡng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt nói chung, trẻ em khơng nơi nương tựa nói riêng vẫn cịn tồn tại một số hạn chế và bất cập mà tác giả sẽ nêu và phân tích trong chương 2. Qua đó, tác giả cũng đề xuất và mong muốn đóng góp một số biện pháp hồn thiện pháp luật để các em được chăm lo tốt hơn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, THỰC HIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SĨC, NI DƯỠNG TRẺ EM KHƠNG

NƠI NƯƠNG TỰA VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Trước khi bước vào nội dung Chương II, tác giả nhận thấy cần giải thích thêm về số liệu mà tác giả sử dụng trong Chương II này. Vì trẻ em khơng nơi nương tựa là đối tượng mới được “gọi tên” trong Luật trẻ em 2016 và được liệt kê trong Nghị định 56/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2017. Do còn mới nên số liệu thống kê về trẻ em không nơi nương tựa chưa được cập nhật đầy đủ. Hầu hết đối tượng này vẫn được gộp chung với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi để thống kê ở các báo cáo của các cơ quan chun mơn, do đó khơng thể tách số liệu để biết chính xác trên cả nước có bao nhiêu em thuộc diện này mà chỉ có nêu số liệu chung chung với các trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khác. Rõ ràng trẻ em còn cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng trợ cấp xã hội tại địa phương và khơng có khả năng ni dưỡng con mình là trẻ em không nơi nương tựa và không thể gộp vào trường hợp trẻ em mồ cơi. Vì hai đối tượng có hồn cảnh và đặc điểm hồn tồn khác nhau, cần sự chăm sóc, ni dưỡng khác nhau. Nếu như một hoàn cảnh vĩnh viễn mất đi quyền được sống chung với cha mẹ vì cha mẹ đã chết, hoặc một người đã chết cịn một người khơng xác định được (trẻ em mồ cơi) thì trẻ em khơng nơi nương tựa vẫn có khả năng được hưởng quyền được sống chung với cha hoặc mẹ của mình và cần được tạo điều kiện để được hưởng quyền này. Đồng thời, vì tính chất tạm thời mất đi mơi trường gia đình nên số lượng của trẻ em khơng nơi nương tựa có thể biến động tăng, giảm qua từng tháng, năm chứ khơng ổn định như trẻ em mồ cơi. Do đó, về lâu dài, tác giả đề nghị các cơ quan khi lập báo cáo cần tách riêng hai đối tượng này để theo dõi. Việc tách riêng để thống kê khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà cịn có ý nghĩa trong việc thực hiện chính sách trên thực tế, đảm bảo sát với hoàn cảnh của từng đối tượng.

Do hạn chế về mặt số liệu, nên trong chương này, tác giả chỉ có thể đưa ra các số liệu chung về trẻ em có hồn cảnh đặc biệt (trong đó có nhóm đối tượng trẻ em không nơi nương tựa) và thực trạng thực hiện một số nội dung trong quyền chăm sóc, ni dưỡng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.

Một phần của tài liệu Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng cửa trẻ em không nơi nương tựa (2) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)