Bảng 7 Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam
1.4. Các quy định của pháp luật hiện hành về quyền được chăm sóc n
dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa
Quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em khơng nơi nương tựa được quy định rải rác trong các luật: Luật trẻ em 2016, Luật nuôi con nuôi 2010, Luật hôn
13 Vân Khánh, Báo Dân sinh, “Thí điểm mơ hình chăm sóc thay thế cho trẻ em ngay tại cộng đồng”, [http://baodansinh.vn/thi-diem-mo-hinh-cham-soc-thay-the-cho-tre-em-ngay-tai-cong-dong-67089.htm], (truy cập ngày 19/9/2020)
nhân và gia đình 2014, Bộ luật hình sự 2015…và các văn bản dưới luật nhằm thúc đẩy quyền này như Quyết định 647/QĐ-TTg năm 2013, Nghị định 136/2013/NĐ- CP về trợ giúp xã hội, Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
1.4.1. Quy định về hỗ trợ và can thiệp đối với trẻ em không nơi nương tựa
Trẻ em không nơi nương tựa là một trong những đối tượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và vì vậy được áp dụng các biện pháp hỗ trợ và can thiệp theo Luật trẻ em 2016. Cụ thể:
- Hỗ trợ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống của trẻ em (điểm d, khoản 2 Điều 49 Luật trẻ em 2016).
- Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt cần can thiệp.
- Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em có cha mẹ khơng có khả năng chăm sóc, ni dưỡng.
- Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hồn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hịa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này.
- Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.
Luật trẻ em 2016 cũng quy định trách nhiệm trong việc lập kế hoạch hỗ trợ, can thiệp và thực hiện các hoạt động này thuộc về Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi trẻ em cư trú. Trong quá trình thực hiệp trách nhiệm của mình UBND cấp xã phải phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em để tổ chức xây dựng, phê duyệt, triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.
1.4.2. Quy định về thực hiện chăm sóc, ni dưỡng trẻ em không nơi nương tựa 1.4.2.1. Về chủ thể thực hiện chăm sóc, ni dưỡng trẻ em khơng nơi nương tựa
Trẻ em không nơi nương tựa là một trong những đối tượng trẻ em cần được chăm sóc thay thế theo Khoản 1 Điều 62 Luật trẻ em 2016. Để thực hiện chăm sóc thay thế cho trẻ khơng nơi nương tựa, UBND cấp xã cần:
1. Được sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ (điểm a, Khoản 1, Điều 63 Luật trẻ em 2016).
2. Bố trí chăm sóc tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc trường hợp cha, mẹ khơng có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em mà không cần sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ, cha hoặc mẹ (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 63, điểm c khoản 2 Điều 50, khoản 2 Điều 62 Luật trẻ em 2016).
Trẻ em không nơi nương tựa được chăm sóc thay thế theo hình thức nào? Theo quy định tại Điều 61 Luật trẻ em 2016, các hình thức chăm sóc thay thế gồm:
1. Chăm sóc thay thế bởi người thân thích;
2. Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình khơng phải là người thân thích; 3. Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận nhận con ni.
Việc ni con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về ni con ni. 4. Chăm sóc thay thế tại cơ sở trở giúp xã hội.
Nếu chọn hai hình thức đầu làm hình thức chăm sóc thay thế thì thứ tự ưu tiên chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế được quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
1. Người thân thích;
2. Cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế nơi trẻ em cư trú; 3. Công dân Việt Nam cư trú trong nước;
4. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Trong đó, người thân thích theo quy định tại khoản 20, Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Người thân thích là người có quan hệ hơn nhân, ni dưỡng, người có cùng dịng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.”
Đối với hình thức chăm sóc thay thế bởi người thân thích, hộ gia đình cá nhân tại cộng đồng, Nhà nước cũng yêu cầu những người này phải đáp ứng các điều kiện sau:
Một là, về độ tuổi, người thân thích nhận chăm sóc thay thế là người từ đủ 18 tuổi trở lên, đối với đối tượng khác thì phải lớn hơn người được nhận chăm sóc ít nhất 20 tuổi (điểm d, Khoản 2, Điều 63 Luật trẻ em 2016).
Hai là, phải là người cư trú tại Việt Nam (điểm a, Khoản 2, Điều 63 Luật trẻ em 2016).
Ba là, phải có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; (điểm a, Khoản 2, Điều 63 Luật trẻ em 2016)
Bốn là, có chỗ ở và điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ em. (điểm b, Khoản 2, Điều 63 Luật trẻ em 2016)
Năm là, tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em (điểm c, Khoản 2, Điều 63 Luật trẻ em 2016).
(Trong đó, theo quy định tại Khoản 16, Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì thành viên gia đình bao gồm: vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cơ, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.)
1.4.2.2. Về nội dung thực hiện chăm sóc, ni dưỡng trẻ em khơng nơi nương tựa
Trách nhiệm của Nhà nước:
- Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ giúp, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc, ni dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.
Về chính sách trợ cấp, trợ giúp:
Nhà nước có chính sách trợ giúp trong chăm sóc, ni dưỡng trẻ em khơng nơi nương tựa được quy định cụ thể trong Nghị định 136/2013/NĐ-CP, Thông tư liên tịch 2162/VBHN-BLĐTBXH (hợp nhất TTLT số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH- BTC và TTLT số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC) quy định cụ thể về Nghị định 136/2013/NĐ-CP, Quyết định 647/QĐ-TTg năm 2013 về phê duyệt đề án chăm sóc trẻ em mồ cơi khơng nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020.
Cụ thể:
Đối với trẻ em được chăm sóc thay thế tại cộng đồng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với mức trợ cấp khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi. Đối với trẻ em dưới 04 tuổi, được nhận số tiền 270.000đ x 2.5 = 675.000đ/tháng. Đối với trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi được nhận số tiền 270.000đ x 1.5 = 405.000đ/tháng. Ngoài ra, các em được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo hỗ trợ chi phí mai táng (nếu có).
Đối với trẻ em được chăm sóc thay thế tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội: được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tối thiểu bằng 270.000đ x 5.0 = 1.350.000đ đối với trẻ em dưới 04 tuổi, và bằng 270.000đ x 4.0 = 1.080.000đ đối với trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi. Các em cũng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế và được hỗ trợ chi phí mai táng (nếu có). Ngồi ra các em còn được cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đơng, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định. Các em cũng được hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm theo quy định của pháp luật về giáo dục.
Về ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc chăm sóc trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt:
Về mặt dinh dưỡng, Chính phủ đã ban hành Quyết định 226/QĐ-TTg năm 2012 về Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó khẳng định mục tiêu chung là đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp cịi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm sốt có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính khơng lây liên quan đến dinh dưỡng. Đối với trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi mầm non và tiểu học, được kiểm sốt chế độ dinh dưỡng thơng qua trường học.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng ban hành Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam bằng Thơng tư số 43/2014/TT-BYT, trong đó, cũng chú ý đến dinh dưỡng cho từng nhóm tuổi và giới tính. Dựa trên bảng nhu cầu dinh dưỡng này, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã phê duyệt phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng
dinh dưỡng” bằng Quyết định 196/QĐ-BGDĐT năm 2017, được sử dụng miễn phí và được áp dụng đối với các trường tiểu học có tổ chức bữa ăn bán trú nhằm đảm bảo thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn tại nhà trường.
Đối với trẻ em sống tại các trung tâm bảo trợ, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 103/2017/NĐ-CP và Thơng tư 33/2017/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội, trong đó có quy trình về việc lập kế hoạch chăm sóc, giúp đỡ đối tượng, tiêu chuẩn về mơi trường, khuôn viên và nhà ở, tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng, tiêu chuẩn về giáo dục và dạy nghề, tiêu chuẩn về văn hóa, thể thao, thể dục và giải trí. Ngồi ra, Nghị định 103/2017/NĐ-CP cũng liệt kê các hành vi vi phạm trong q trình chăm sóc các đối tượng được bảo trợ như: đánh đập, nhốt đối tượng, trói đối tượng; khơng cho đối tượng ăn, uống hoặc ngủ; buộc đối tượng mặc những loại quần áo dị thường hoặc không phù hợp; ngừng chăm sóc y tế cho đối tượng; dùng đối tượng để kỷ luật đối tượng khác; đe dọa, mắng nhiếc, xúc phạm đối tượng bằng những từ ngữ thiếu lịch sự, thô tục; buộc đối tượng làm những việc quá sức; ép buộc theo hoặc không theo tôn giáo nào.
Về hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng:
Nhà, đất của cơ sở ngồi cơng lập đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phụ vụ cho hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; khoa học và cơng nghệ; mơi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật được miễn lệ phí trước bạ được quy định tại Điều 5 Thông tư 301/2016/TT-BTC.
Người nhận chăm sóc thay thế được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn (quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 64 Luật trẻ em 2016).
Người nhận chăm sóc ni dưỡng trẻ em không nơi nương tựa cũng được hưởng chính sách giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, mỗi cá nhân được nhận nuôi dưỡng sẽ được giảm trừ 3.600.000đ/người/tháng (quy định tại điểm d.4.4, khoản 1 Điều 9 Thơng tư 111/2013/TT-BTC).
Ngồi ra, người nhận chăm sóc thay thế cịn được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, ni dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhận để thực hiện việc chăm sóc thay thế. Cụ thể, hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, ni dưỡng một số trẻ em khơng nơi nương tựa tại cộng đồng được hưởng các chế độ sau (quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 136/2013/NĐ-
CP): Hỗ trợ kinh phí chăm sóc ni dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này (270.000đ/tháng) nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, ni dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này (tương đương 675.000đ/tháng)
b) Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, ni dưỡng trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này (tương đương 405.000đ/tháng).
Trách nhiệm của người nhận chăm sóc thay thế (quy định tại Điều 98, 99 Luật trẻ em 2016)
- Bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống an toàn, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với điều kiện của người nhận chăm sóc thay thế;
- Thơng báo cho UBND cấp xã nơi cư trú về tình hình sức khỏe thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em sau 06 tháng kể từ ngày nhận chăm sóc thay thế và hằng năm; trường hợp có vấn đề đột xuất, phát sinh thì phải thơng báo kịp thời.
- Chăm sóc, ni dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em;
- Dành điều kiện tốt nhất theo khả năng cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi;
- Thường xuyên liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm để được hướng dẫn trợ giúp trong quá trình thực hiện trách nhiệm chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ em.
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chế, tinh thần của trẻ em theo từng độ tuổi.
- Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phịng bệnh cho trẻ em.
- Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; trau dồi kiến thức, kỹ năng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo mơi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
- Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; tự học để có kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.