Bảng 7 Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam
2.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả quyền được chăm sóc, n
2.3.1. Những biện pháp xã hội
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về quyền của trẻ em nói chung và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt nói riêng.
+ Tuyên truyền về kiến thức chăm sóc, ni dưỡng trẻ em: Truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc là yếu tố tích cực để thúc đẩy quyền trẻ em những bên cạnh đó cũng còn những quan niệm chưa tiến bộ còn tồn tại trong đa số người dân. Ví dụ như: “trời sinh voi sinh cỏ”, “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, “giọt máu đào hơn ao nước lã” dẫn tới việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ nhỏ chưa được xem trọng, chưa được xem là một kiến thức cần được đọc, được cập nhật và theo khoa học. Do đó, cần đưa các kiến thức về dinh dưỡng vào giáo dục thể chất, giáo dục phổ thông nhằm giúp các em học sinh, tương lai sau này là cha, là mẹ của một thế hệ mới hiểu và áp dụng cho chính bản thân, gia đình, và cho những đứa con của mình sau này. Các kiến thức cần dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ áp dụng để đi vào thực tế đời sống.
+ Tuyên truyền về các chính sách đối với gia đình/người thân thích của trẻ em có nguy cơ rơi vào hồn cảnh khơng nơi nương tựa. Nguyên nhân khiến trẻ em rơi vào hồn cảnh khơng nơi nương tựa đã rõ, đó là cha mẹ của các em khơng đủ điều kiện để nuôi dưỡng và chăm sóc các em. Việc khơng đủ điều kiện để ni dưỡng này có thể được dự báo từ trước như: tình trạng sức khỏe, tình trạng kinh tế, tình trạng nghiện ngập, thiên tai, lũ lụt… Do đó, người làm cơng tác bảo vệ trẻ em và công tác tư pháp của địa phương cần chủ động tuyên truyền đến những đối tượng này nhằm trang bị kiến thức, quy trình và chính sách hiện tại cho những người thân của trẻ em. Để khi các sự kiện thực sự xảy ra như: cha mẹ mất tích, cha mẹ phải đi cơ sở cai nghiện bắt buộc, cha mẹ bị phạt tù… những người thân có thể nhanh chóng tiếp cận với chính sách của nhà nước, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, nhận được những hỗ trợ phù hợp từ các dịch vụ cộng đồng khác.
Hai là, cần đẩy mạnh mạng lưới và đa dạng dịch vụ công tác xã hội tại địa phương. Đề án phát triển ngành công tác xã hội đã được bắt đầu từ năm 2010, với
giai đoạn 10 năm. Đề án đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho đời sống nhân dân nói chung, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt nói riêng. Sau 5 năm thực hiện đề án, Chính phủ đã xây dựng và ban hành được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội, đặc biệt là chế độ, mã số, chức danh các ngạch viên chức công tác xã hội, tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội…Năm 2019, đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên làm công tác xã hội đã lên tới 235.000 người, 55 trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành công tác xã hội, số lượng tuyển sinh hàng năm là 3.500 sinh viên, hiện đã có 05 trường tiến hành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành công tác xã hội.26 Tuy nhiên việc triển khai đề án vẫn cịn những khó khăn cịn tồn tại Mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội chưa được triển khai trên cả nước. Các dịch vụ công tác xã hội chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và chưa được biết đến rộng rãi.
Ba là, tăng cường công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Như đã đề cập ở phần quyền được giáo dục, ngày nay dưới sự tác động mạnh mẽ của công nghiệp 4.0 yêu cầu con người những tố chất mới. Những người làm công tác hướng nghiệp cho trẻ em, mà đặc biệt là trẻ em không nơi nương tựa cũng cần chuyển mình để định hướng cho các em ngành nghề phù hợp với thời cuộc mới, giúp các em có thu nhập đủ để ni sống bản thân, lập gia đình, ni con cái (nếu có). Hiện nay việc đào tạo nghề nghiệp cho các em có hồn cảnh khó khăn của các trung tâm bảo trợ xã hội đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng học nghề gì thì khơng quy định mà phụ thuộc rất lớn vào từng lãnh đạo của trung tâm. Có những trung tâm trước nay vẫn chỉ cho các em học nghề truyền thống như: mây tre đan, cắt may,…mà không cập nhật những xu hướng mới, dẫn đến việc các em khi đến tuổi phải rời khỏi trung tâm cũng không sống được với nghề đã được đào tạo vì khơng xin được việc làm hoặc thu nhập của nghề quá thấp.