Bảng 7 Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam
2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về quyền được chăm sóc, ni dưỡng
2.1.5. Trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực trợ giúp xã hội
Nghị định 136/2013/NĐ-CP là một trong những trụ cột trong thực hiện chính sách bảo trợ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt của nhà nước. Nghị định này cụ thể hóa các trường hợp được nhận trợ cấp thường xuyên, trợ cấp đột xuất, mức hưởng cụ thể của các đối tượng và cũng được dẫn chiếu trong các văn bản pháp luật khác cũng liên quan đến trợ giúp trẻ em như các đối tượng được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí, đối tượng được miễn học phí…Tuy nhiên do Luật trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP được ban hành sau nên có một số đối tượng trẻ em không nơi nương tựa nhưng lại khơng nằm trong nhóm được hưởng trợ cấp theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP dẫn đến việc mặc dù được chỉ rõ là đối tượng đặc biệt cần sự hỗ trợ, can thiệp của Nhà nước nhưng trên thực tế lại khơng được hưởng đặc quyền mang tính vật chất, thiết thực nào. Cụ thể, Nghị định 56/2017/NĐ-CP có thêm bốn đối tượng trẻ em không nơi nương tựa chưa được quy định trong Nghị định 136/2013/NĐ-CP như sau:
1. Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại khơng cịn khả năng chăm sóc, ni dưỡng.
2. Trẻ em có cả cha và mẹ khơng cịn khả năng chăm sóc trẻ em. 3. Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em.
4. Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật.
Bốn trường hợp trẻ em này, trường hợp nào cũng cần được đưa vào đối tượng được trợ cấp thường xun của Nhà nước vì các em đều khơng có điều kiện được hưởng sự chăm sóc, ni dưỡng của cha mẹ. Do đó, cần có Nghị định mới bổ sung những trường hợp này để các em khơng bị thiệt thịi so với các bạn có cùng hồn cảnh khơng nơi nương tựa khác, chưa nói tới so với các bạn có hồn cảnh bình thường khác.
Tính tới thời điểm hiện nay, Nghị định 136/2013/NĐ-CP đã được ban hành và có hiệu lực được hơn 6 năm. Tuy nhiên mức hưởng trợ cấp của Nghị định 136/2013/NĐ-CP lại là mức cố định là số tiền 270.000đ nhân với hệ số tùy đối tượng mà khơng có quy định về tỉ số trượt giá qua mỗi năm. Trong khi đó, mỗi năm chỉ số CPI lại tăng khoảng 3-3,5%. Như vậy, sau 6 năm, nếu tính CPI trượt giá 20% thì mức 270.000đ cũng đã trượt giá 20%, tức là mất đi 20% giá trị để quy đổi ra hàng hóa, ra bữa ăn hàng ngày. Cũng có nghĩa là, những đối tượng được bảo trợ, bất kể tại cộng đồng hay tại các cơ sở tập trung của nhà nước đều bị mất đi 20% giá trị được bảo trợ so với 6 năm trước đây. Trong khi đó, mức bảo trợ này vốn đã khơng nhiều, chưa đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản của đối tượng bảo trợ khi mức cao nhất là 675.000đ/tháng/trẻ em (được chăm sóc thay thế ở cộng đồng) và 1.350.0000đ/tháng/trẻ em (được chăm sóc thay thế ở cơ sở bảo trợ nhà nước). Với mức trợ cấp này, để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho các em, tối thiểu 3 bữa ăn/ngày, và hưởng các dịch vụ xã hội cần thiết khác như quần áo, vệ sinh tắm giặt, nước sinh hoạt, vui chơi giải trí, học tập, phát triển năng khiếu là vơ cùng khó khăn và cần huy động thêm từ các nguồn khác ngoài nhà nước. Tuy nhiên nguồn khác này lại không ổn định, lúc tăng lúc giảm và phụ thuộc vào khả năng huy động của từng cá nhân, tổ chức