Về xác định điều kiện của người chăm sóc thay thế

Một phần của tài liệu Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng cửa trẻ em không nơi nương tựa (2) (Trang 73 - 76)

Bảng 7 Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về quyền được chăm sóc, ni dưỡng

2.1.4. Về xác định điều kiện của người chăm sóc thay thế

Luật trẻ em 2016 vẫn chỉ đưa ra những quy định chung chung về điều kiện được nhận chăm sóc thay thế trẻ em ở cộng đồng. Cụ thể, quy định “có chỗ ở và điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ em” còn chung chung. Thế nào là “điều kiện kinh tế phù hợp”? Phù hợp tới mức nào? Người chăm sóc thay thế cần có nguồn thu nhập thường xuyên và không thuộc diện hộ nghèo? Hay cần thu nhập trên mức abc nào đó? Hay giao cho chính quyền địa phương tự quyết định điều kiện kinh tế phù hợp của các đối tượng này sẽ là xyz? Chưa có khung chuẩn để xác định điều kiện kinh tế phù hợp ở đây dẫn tới việc khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký chăm sóc thay thế người làm cơng tác bảo vệ trẻ em lúng túng trong công tác đánh giá. Điều này dẫn đến hai hệ lụy, một là người công tác bảo vệ trẻ em sẽ đưa phán đoán chủ quan, “nhắm mắt đưa chân” để đánh giá một hồ sơ là đạt đủ điều kiện kinh tế, hai là đánh rớt hồ sơ và đưa trẻ em vào cơ sở bảo trợ của nhà nước cho “an toàn”. Cả hai hệ lụy đều làm ảnh hưởng tới quyền lợi của trẻ em không nơi nương tựa. Chúng ta có thể hi vọng tới khi chương trình thí điểm

chăm sóc thay thế tại cộng đồng được tổng kết thì những điều kiện này sẽ được làm rõ hơn chăng? Theo quan điểm chủ quan của tác giả, việc xác định điều kiện kinh tế phù hợp hay không nên do các địa phương quy định chuẩn của địa phương mình dựa trên chuẩn tối thiểu của Chính phủ. Cũng giống như cách xác định giá nước sinh hoạt hiện nay. Chính phủ đưa chuẩn tối thiểu, địa phương xây dựng chuẩn của địa phương. Việt Nam có sự phát triển khơng đồng đều về kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương, do đó nếu áp dụng chuẩn chung cho cả nước sẽ không phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương đó.

Thêm vào đó, về việc xác minh lý lịch tư pháp của người chăm sóc thay thế theo tác giả là cịn lỏng lẻo, chưa có sự phối hợp giữa người làm công tác xác minh với người nắm lý lịch tư pháp của cá nhân, cụ thể ở đây là công an cấp xã. Điều 41 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định:

“Hồ sơ cá nhân, gia đình được lựa chọn chăm sóc thay thế:

1. Hồ sơ cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế khơng phải là người thân thích bao gồm:

a) Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế;

b) Giấy khám sức khỏe trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;

c) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với cá nhân, người đại diện gia đình chăm sóc, thay thế là người nước ngoài.

2. Cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế là người thân thích của trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Luật trẻ em”

Như vậy, hồ sơ gia đình chăm sóc thay thế sẽ thay đổi theo từng đối tượng cụ thể, phân thành ba nhóm: một là cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế là người thân thích của trẻ em; hai là khơng phải người thân thích nhưng là người “trong nước”; ba là là người nước ngồi. Theo đó, nếu là người thân thích sẽ khơng cần đăng ký, khơng cần hồ sơ, chỉ cần thông báo tới UBND cấp xã nơi cư trú “để ra quyết định giao chăm sóc thay thế” theo quy định tại Điều 65 Luật trẻ em 2016. Cũng có nghĩa là, “người thân thích” này khơng cần chứng minh đủ sức khỏe, đủ điều kiện kinh tế phù hợp, đủ điều kiện về nhân thân khác. Trong khi đó, những người khơng phải thân thích thì phải chứng minh các điều kiện này, và người nước ngồi thì bị kiểm soát chặt chẽ hơn bằng lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Tác giả cho rằng việc giao một đứa trẻ cho một người khác ngoài cha mẹ cần là quyết định thận trọng, vì nó ảnh hưởng rất sâu sắc tới sự phát triển của các em và cả tương lai của các em, mức độ ảnh hưởng của nó có khi là cả cuộc đời của một người. Do đó, dù là người thân thích hay khơng thân thích, trong nước hay ngồi nước thì xác minh điều kiện của người đó cũng là cơng việc quan trọng và khơng nên xuề xịa cho xong. Sẽ như thế nào nếu “người thân thích” của trẻ lại là người đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về xâm hại trẻ em? Sẽ như thế nào, nếu người không phải thân thích tự khai rằng mình không “trong sạch” và người xác minh cũng chỉ tin vào lời khai đó mà khơng có động thái kiểm tra chéo với người nắm giữ hồ sơ tội phạm? Dĩ nhiên, ưu tiên giao trẻ em cho người thân thích là việc làm đúng đắn, vì khơng trẻ em nào lại muốn ở cùng, chịu sự quản lý của một người hoàn toàn xa lạ, sống ở một nơi cũng hoàn toàn lạ lẫm, các em cần thời gian làm quen, tin tưởng và hòa nhập với “những người lạ nhưng có tình u thương trẻ em” này. Nhưng sự ưu tiên đó khơng có nghĩa là xóa bỏ hồn tồn các điều kiện cần có để chăm sóc, ni dưỡng trẻ em một cách tốt nhất, đặc biệt là các điều kiện về sự an toàn cho trẻ. Việc tạo điều kiện để người thân thích chăm sóc thay thế cho trẻ có thể thực hiện theo cách khác, đó là rút ngắn thời gian thẩm định, đó là sự phối hợp rốt ráo của các cơ quan trong việc xác định đủ điều kiện hay không đủ điều kiện của một người mà khơng phân biệt người đó là người thân thích hay khơng, trong nước hay ngồi nước. Đồng thời, việc nhận chăm sóc thay thế nên là một hành động được khuyến khích và giảm thiểu các bước hành chính rắc rối. Ví dụ, trong hồ sơ đăng ký chăm sóc thay thế chỉ cần “Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế” là đủ. Và trong trường hợp này, tác giả cũng đề nghị chuyển “Đơn đăng ký” thành “Phiếu đăng ký” để thể hiện chăm sóc thay thế là hình thức xã hội hóa một dịch vụ công hơn là thể hiện việc “xin-cho”. Những việc xác minh các điều kiện còn lại như giấy khám sức khỏe hay lý lịch tư pháp là trách nhiệm của Nhà nước. Trong hồ sơ nhận chăm sóc thay thế một trường hợp trẻ em, chỉ cần một loại giấy tờ duy nhất đó là Mẫu số 11 của Nghị định 56/2017/NĐ-CP về Báo cáo xác minh cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Trong Mẫu số 11 này có chữ ký của: cán bộ y tế cơ sở, người làm công tác bảo vệ trẻ em và công an xã là đủ. Tức là, việc xác minh cần có sự tham gia của các ngành y tế, ngành lao động thương binh xã hội và ngành cơng an thay vì chỉ có chữ ký của người làm công tác bảo vệ trẻ em và chữ ký của Chủ tịch UBND cấp xã như hiện nay. Đừng để những phiền hà và rắc rối làm cản trở tình yêu thương con trẻ của những người có lịng hảo tâm. Việc đẩy trách nhiệm chứng minh cho người

đăng ký sẽ là rào cản để trẻ em khơng nơi nương tựa có một mơi trường sống tốt hơn. Người có lịng hảo tâm ngồi việc phải lên UBND phường xã đăng ký, trước đó cịn phải bỏ thời gian để đi khám sức khỏe và sau đó cịn phải dành thời gian để người làm công tác bảo vệ trẻ em tới xác minh. Đó là chưa kể tới việc, vì điều kiện ngân sách hạn hẹp, nên mức hỗ trợ của Nhà nước chưa đủ hấp dẫn để thu hút đông đảo cộng đồng tham gia vào việc chăm sóc thay thế mặc dù cộng đồng có rất nhiều người tốt, người có tấm lịng u thương trẻ em. Nên việc không mấy mặn mà của cộng đồng lại bị cản trở thêm bởi hành chính, thủ tục là việc cần gỡ bỏ.

Một phần của tài liệu Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng cửa trẻ em không nơi nương tựa (2) (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)