Bảng 7 Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam
1.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ
1.3.2. Bảo đảm bằng chính trị
Chính trị là một trong những kiến trúc thượng tầng của xã hội. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội bao gồm các đảng chính trị và các tổ chức chính trị được liên kết với nhau trong 1 hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Khi phân tích, nhận xét đánh giá về hệ quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx đã đi đến kết luận: Trong cuộc đấu tranh giai cấp, nhất định sẽ dẫn đến việc hình thành các đảng chính trị và các đảng chính trị đó sẽ đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội. Đảng chính trị là tổ chức có mục đích chính trị rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ, tập hợp lơi cuốn quần chúng cùng hành động chung để đạt mục đích đề ra. Đối với đảng chính trị tiến bộ là đại diện cho lợi ích của tồn thể nhân dân lao động thì chủ trương, đường lối chính sách phát triển đất nước của nó phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội, nên vai trị thúc đẩy xã hội tiến lên là vơ cùng to lớn. Một chế độ chính trị tiến bộ, dân chủ thường có mục tiêu vì con người, lấy con người làm trung tâm để xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người, trong đó có quyền của trẻ em, và đặc biệt là trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Mặt khác, tham gia vào quá trình thúc đẩy quyền con người còn phải kể đến các tổ chức, đồn thể xã hội, giới truyền thơng và tồn dân thơng qua vai trị giám sát, phản biện xã hội của các thiết chế này. Từ đó, việc thực hiện quyền con người nói chung, quyền của trẻ em khơng nơi nương tựa nói riêng khơng chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà cịn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Tại Việt Nam, hệ thống chính trị được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức đại diện cho ý chí và nguyện vọng của của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ được năng lực lãnh đạo xã hội của mình qua lịch sử phát triển của tổ chức cũng như gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố khơng thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì
chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hịa bình và thịnh vượng. Nhìn sang các quốc gia khác trong khu vực, có thể thấy rằng, trừ Singapore, từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam ln ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội nhất quán.
Ngay từ khi mới thành lập và thơng qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặc biệt nhấn mạnh tới “nam nữ bình quyền”, khẳng định quyền bình đẳng giữa trẻ em gái và trẻ em trai, chống mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính và lứa tuổi. Tại bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, quyền trẻ em được ghi nhận dưới hình thức: “Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng” (Điều 14), và “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình. Học trị nghèo được Chính phủ giúp. Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình nhà nước” (Điều 15). Quan điểm về chăm lo và bảo đảm quyền trẻ em được thể hiện xuyên suốt trong các bản Hiến pháp sau đó và càng ngày càng đầy đủ hơn. Vượt qua khó khăn khủng hoảng trong những năm bị cấm vận kinh tế và nền kinh tế bao cấp sụp đổ, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn vững vàng và không để quyền trẻ em rơi vào quên lãng. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng lần VII (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với việc khẳng định con người là trung tâm của sự phát triển và chăm lo đến quyền và lợi ích chính đáng của tất cả mọi người là mục tiêu phát triển. Tới Đại hội XI (năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định những giá trị nền tảng này và bổ sung những nội dung mới trong mục tiêu. Đó là: con người là trung tâm của chiến lược phát triển; tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện chính sách xã hội đúng đắn, cơng bằng, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi; thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em…
Bảo đảm bằng thể chế chính trị, bằng sự ổn định chính trị, hiệu của hoạt động của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là điều kiện để quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa được thực hiện nhất quán và xuyên suốt qua các thời kỳ.