Bảng 7 Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam
2.2. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về quyền được chăm sóc,
2.2.1. Thực trạng thực hiện quyền được chăm sóc thay thế
Cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và địa phương trong việc đảm bảo an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn định và lâu dài của đất nước. Ngày càng có nhiều đối tượng trẻ em có hồn cảnh khó khăn được Nhà nước nhận diện và có chính sách trợ giúp. Đặc biệt, xây dựng chính sách trợ giúp với cá biệt hóa từng cá thể là điều mà Nhà nước đang quan tâm xây dựng qua từng năm nhằm giúp các em nhận được sự yêu thương, chăm sóc, các điều kiện hịa nhập tốt nhất như những đứa trẻ khác. Chính sách này bao gồm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm và chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng;
tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng (trích Đề án 647/2013 của Chính phủ). Trong nội dung mục này, tác giả cố gắng đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật thông qua các con số cụ thể nhằm có cái nhìn khách quan nhất có thể, đưa ra ưu, nhược điểm khi thực hiện, nguyên nhân của những nhược điểm và hướng hồn thiện.
Tính đến năm 2017, Bộ Lao động, thương binh và xã hội công bố số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi sấp xỉ 157.000 em trong tổng số 1,4 triệu trẻ em có hồn cảnh đặc biệt (theo 10 nhóm trong LBVCSGD 2004).20
Năm 2011, số trẻ mồ côi, không nơi nương tựa được Nhà nước chăm sóc chiếm 74,38% trong tổng số trẻ em mồ cơi; Năm 2013, Đề án chăm sóc trẻ em mồ cơi khơng nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020 được phê duyệt bởi quyết định 647/QĐ-TTg năm 2013 đã đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ có 95% trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp. Đồng thời nội dung hoạt động của Đề án cũng đề cập tới việc tiếp tục thí điểm mơ hình gia đình, cá nhân nhận ni có thời hạn đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn; mơ hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn và một số mơ hình trợ giúp khác.
Chương trình cung cấp gia đình chăm sóc thay thế đã được thực hiện thử nghiệm ở đơn vị cấp tỉnh ở 3 địa phương tại Việt Nam. Mở đầu ở Đà Nẵng từ năm 1995, và sau đó được mở rộng ở Bình Dương và Đồng Nai vào tháng 7/1996. Chương trình này được thực hiện thơng qua Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với những đối tượng được nhận chăm sóc thay thế và đối tượng được nhận ni cịn sơ khai. Cụ thể, đối tượng trẻ em có thể xem xét nhận vào là:
- Từ 0 – 10 tuổi;
- Bị bỏ rơi hoặc có nguy cơ bị bỏ rơi.
- Khơng thể sống trong các gia đình ruột thịt hoặc thân nhân và do vậy có khả năng sắp đưa vào một số cơ sở nuôi dưỡng tập trung.
20 Bộ Lao động thương binh và xã hội, “Niên giám thống kê lao động, người có cơng với xã hội , [http://molisa.gov.vn/Pages/solieu/niemgiamthongke.aspx], (truy cập ngày 19/9/2020)
- Có khả năng đồn tụ với gia đình ruột thịt hoặc thân nhân trong thời gian hợp lý;
- Đã được cho làm con nuôi và đang chờ chuyển giao về gia đình ni; Các gia đình tạm thời chăm sóc tại gia phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tình trạng hơn nhân: những người muốn làm gia đình tạm thời chăm sóc phải là những cặp vợ chồng đã kết hơn ít nhất là 2 năm. Việc tạm thời thời chăm sóc tại gia đình người độc thân có thể được xem xét tùy thuộc vào hồn cảnh của trẻ;
- Tuổi: tuổi của người làm đơn trong khoảng 25-60 tuổi;
- Nơi cư trú: nơi thường trú mà họ đã khai báo; có nơi cư trú ổn định hay khơng. - Sức khỏe: Cha lẫn mẹ và các thành viên trong gia đình có sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần đáp ứng những nhu cầu của trẻ;
- Thu nhập: gia đình phải có nguồn thu nhập thường xuyên ổn định. - Nhà cửa: đảm bảo các điều kiện sống an toàn và vệ sinh;
- Tư cách đạo đức: có tư cách đạo đức tốt.
- Sự thỏa thuận của các thành viên trong gia đình: các thành viên trong gia đình phải đồng ý việc nhận ni trẻ. Trẻ từ 10 tuổi trở lên phải có thỏa thuận bằng văn bản.
- Khả năng nuôi dạy con cái: gia đình phải có khả năng bảo vệ, chăm sóc, yêu thương trẻ.
Từ năm 2004, mặc dù đã được quy định trong LBVCSGD 2004, mơ hình gia đình nhận ni trẻ em có hồn cảnh đặc biệt chưa được quy định cụ thể. Tới tháng 2/2014, phát biểu tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về tăng cường hành lang pháp lý về mơ hình gia đình nhận ni trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, Thứ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội Dỗn Mẫu Hiệp cơng bố: “Hiện nay, cả nước có khoảng 40.000 trẻ em được nhận trợ cấp xã hội nuôi dưỡng tại cộng đồng, khoảng 170.000 trẻ được nhận chăm sóc bởi các gia đình thay thế, trên 22.000 trẻ được nuôi dưỡng trong các cơ sở tập trung. Mỗi năm, có từ 5.000 – 6.000 trẻ em được nhận nuôi cả trong nước và quốc tế”21
Năm 2017, Luật trẻ em 2016 cùng với những quy định cụ thể về chăm sóc thay thế trẻ em chính thức có hiệu lực. Trước đó, năm 2014 Bộ lao động, thương
21 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, “Mơ hình chăm sóc thay thế: lợi ích tốt nhất cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt”, [http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=20394] (truy cập ngày 19/9/2020)
binh và xã hội hợp tác với các tổ chức phi chính phủ tiến hành triển khai chương trình thí điểm mơ hình chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cộng đồng. Bước đầu được triển khai tại Thái Nguyên và Hà Nội. Chương trình này có bốn giai đoạn và triển khai trong 12 năm.
Có thể thấy, nhận định về chăm sóc thay thế bởi các cá nhân, gia đình, họ hàng hoặc các gia đình khơng có quan hệ họ hàng nhưng có tấm lịng thương u trẻ là hình thức chăm sóc tốt nhất, đảm bảo được ngun tắc vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em đã được đưa ra từ lâu (từ năm 1995) nhưng mãi đến nay (2020) vẫn chỉ dừng lại ở bước thí điểm mơ hình. Và mơ hình này vẫn tiếp tục thí điểm hơn 5 năm nữa, tức là tới 2026 mới có tổng kết và quyết định có nhân rộng trên cả nước hay không. Điều này cho thấy sự thận trọng của các cấp lãnh đạo trong công tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Đặc biệt là khi chăm sóc, ni dưỡng trẻ em ở các cơ sở ngoài nhà nước cần sự giám sát và quản lý chặt chẽ hơn chăm sóc, ni dưỡng ở các cơ sở cơng lập. Mặc dù lợi ích đối với trẻ và đối với cả nhà nước trong việc giao trẻ cho gia đình chăm sóc thay thế đã được chỉ rõ và chứng minh trên thực tế.
Quyền được chăm sóc thay thế của trẻ em khơng nơi nương tựa hiện đang thực hiện theo hai mơ hình: chăm sóc thay thế tại cộng đồng và chăm sóc thay thế tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Trong đó, chăm sóc thay thế tại cộng đồng được thực hiện chủ yếu với hình thức giao cho người thân thích ni dưỡng. Sau khi Đề án 647 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, mơ hình thí điểm đưa trẻ em ở các trung tâm chăm sóc tập trung (cơ sở bảo trợ xã hội) ra chăm sóc thay thế ở cộng đồng được Bộ Lao động thương binh và xã hội kết hợp với tổ chức Care for Children được thực hiện thí điểm ở Hà Nội và Thái Nguyên và đã thực hiện được 4 năm nay. Bước đầu, Thái Nguyên thí điểm tại địa bàn 3 xã: Minh Lập, Văn Lang và Tân Long (huyện Đồng Hủy), lựa chọn 10 trẻ và 10 gia đình, cá nhân nhận ni để hỗ trợ; Hàng tháng, gia đình, cá nhân nhận nuôi được hỗ trợ 600.000 đồng/trường hợp, trẻ được nhận ni được hỗ trợ 300.000 đồng/trẻ, ngồi ra còn được hỗ trợ tiền quần áo, học tập, sinh hoạt 900.000 đồng/trẻ/năm. Qua thí điểm, Trung tâm Cơng tác xã hội Thái Ngun nhận định đây là mơ hình theo xu hướng tiến bộ và đối tượng hưởng lợi chính là trẻ em được nhận ni theo mơ hình. Dù hình thức gia đình này khơng thể đạt được mức độ tối ưu như gia đình tự nhiên có đầy đủ cha mẹ nhưng các em được sống trong mơi trường an tồn nhất, nhận được
sự yêu thương, chăm sóc, các điều kiện tốt nhất như những đứa trẻ khác, giảm thiểu sự ngăn cách hay tách biệt trẻ với thế giới bên ngoài22. Tuy nhiên hỗ trợ chính thức cho đối tượng sống ở cộng đồng rất hạn chế, phần lớn gánh nặng vẫn dồn lên gia đình, người thân hay hàng xóm của đối tượng. Hàng triệu người đang đóng vai trị là người chăm sóc cho các thành viên dễ bị tổn thương trong hộ, và chưa nhận được trợ giúp nhiều của nhà nước. Để khuyến khích hình thức chăm sóc tại cộng đồng, Chính phủ cần xây dựng một hệ thống hỗ trợ những người này để họ không bị rơi vào thế bị cơ lập, có thời gian nghỉ ngơi, được đào tạo và tư vấn. Ngồi ra, có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc ban ngày tại cộng đồng cho trẻ em, giúp người chăm sóc có thời gian tìm kiếm việc làm, từ đó tăng thu nhập hộ và nhiều hơn nữa là đóng góp cho nền kinh tế quốc gia.
Năm 2017, theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, trên cả nước có 170 nghìn trẻ em mồ cơi, trẻ em bị bỏ rơi khơng nơi nương tựa. Trong đó có trên 22 nghìn em đang được ni dưỡng trong các cơ sở nuôi dưỡng tập trung23.
Trên cả nước có tổng cộng 393 trung tâm bảo trợ xã hội, trong đó có 213 trung tâm cơng lập và 180 trung tâm ngồi cơng lập. Các trung tâm này hỗ trợ theo từng nhóm đối tượng khác nhau, trong đó riêng các trung tâm có hỗ trợ trẻ em là 156 trung tâm và 134 trung tâm tổng hợp, hỗ trợ nhiều nhóm đối tượng.
Cơng tác chăm sóc tập trung tại các trung tâm cũng còn hạn chế. Báo cáo của Bộ Lao động thương binh và xã hội (2015a) đã chỉ rõ rất nhiều điểm yếu của các trung tâm chăm sóc cơng lập, đó là: thiếu nhân viên, trong khi nhân viên hiện có khơng đủ kỹ năng; cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, điều kiện vệ sinh không đảm bảo; thiếu các dịch vụ quan trọng như tư vấn. Các trung tâm ngồi cơng lập cũng có tình trạng tương tự. Khó khăn về nguồn tài chính, đặc biệt đối với các tỉnh nghèo làm chậm cải thiện hiện trạng của các trung tâm bảo trợ xã hội công lập. Các trung tâm ngồi cơng lập cịn gặp khó khăn nhiều hơn, vì họ chỉ nhận được trợ cấp hàng tháng cho mỗi đối tượng, chứ không được hỗ trợ tài chính bổ sung về chăm sóc y tế, vệ sinh như các trung tâm công lập. Trung tâm thiếu kinh phí nên nhân viên lương thấp, do đó khó thu hút được nhân lực có chất lượng cao.
22 Bộ LĐTBXH, “Thái Nguyên: Tăng cường hoạt động chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn”, [http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=23586], truy cập ngày 20/9/2019
23 Lan Hương, Đại Đồn kết, “Chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt tại cộng đồng: Cần sự chung tay của toàn xã hội”, [http://daidoanket.vn/xa-hoi/cham-soc-cho-tre-em-co-hoan-canh-dac-biet-tai-cong-dong-can- su-chung-tay-cua-toan-xa-hoi-tintuc386464] truy cập ngày 20/1/2020
Việt Nam chỉ vừa thoát nghèo trong 10 năm trở lại đây, chúng ta đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhằm cải thiện mức sống và môi trường sống của những đối tượng yếu thế, đặc biệt là trẻ em trong điều kiện cho phép. Có thể thấy nhược điểm lớn nhất trong triển khai chính sách chăm sóc thay thế của nước ta là do nguồn lực được phân bổ cịn thấp. Khơng chỉ là nguồn lực tài chính, cịn cả nguồn lực về nhân sự và nguồn lực về chính sách phát triển các mơ hình dịch vụ hỗ trợ chăm sóc tại cộng đồng. Trong đó, nguyên nhân thiếu nguồn lực về tài chính là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp tới quyền được chăm sóc thay thế và ảnh hưởng tới các yếu tố khác.