Thực trạng thực hiện quyền được đáp ứng các điều kiện sinh hoạt thiết

Một phần của tài liệu Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng cửa trẻ em không nơi nương tựa (2) (Trang 82 - 86)

Bảng 7 Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam

2.2. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về quyền được chăm sóc,

2.2.2. Thực trạng thực hiện quyền được đáp ứng các điều kiện sinh hoạt thiết

Trách nhiệm của Nhà nước trong thực hiện quyền được chăm sóc thay thế và quyền được đảm bảo các điều kiện sinh hoạt thiết yếu được thể hiện qua hình thức trợ cấp thường xun và các chính sách khác. Năm 2016, trợ cấp thường xuyên đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và gia đình nhận ni trẻ mồ côi được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 7. Chương trình trợ giúp thường xun tại Việt Nam24

Chính sách Bộ chủ quản Tiêu chí lựa chọn Số người thụ hưởng Mức hưởng (VNĐ/tháng) Ngân sách (Tỷ VNĐ) Trẻ em mồ côi, bị bỏ bơi, khơng có nguồn ni dưỡng Bộ LĐTBXH Không được cha mẹ nuôi dưỡng và a) dưới 16 tuổi; hoặc b) ở độ tuổi từ 16-22 và đang đi học 49.236 675.000 (<4 tuổi) 405.000 (4+ tuổi) 126 Gia đình nhận ni trẻ mồ côi Bộ LĐTBXH Hộ nhận nuôi trẻ em vô gia cư, trẻ em bị bỏ rơi 18.615 540.000 – 810.000 76 Người đơn thân nuôi con nhỏ Bộ LĐTBXH Hộ nghèo 125.062 270.000 nếu có một con 540.000 nếu có từ hai con trở lên 246

Trong khi đó, tại số liệu báo cáo của Bộ Lao động thương binh và xã hội, số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi năm 2016 là 156.016 trẻ, gấp 3 lần số trẻ được nhận trợ cấp thường xuyên như bảng trên. Điều này cho thấy rất ít trẻ em có thể tiếp cận với trợ giúp xã hội thường xuyên. Trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ nghèo được nhận trợ cấp học phí, nhưng độ bao phủ chưa tới 10%. Với thực tế biến động thu nhập và khả năng danh sách hộ nghèo thiếu chính xác, đa số trẻ trong nhóm nghèo nhất bị bỏ sót. Hơn thế nữa, trợ cấp của Bộ Lao động thương binh xã hội mới chỉ dành cho khoảng 200.000 trẻ - đây là một con số rất nhỏ so với tổng số trẻ em trên tồn quốc, trong đó phần lớn trẻ thuộc nhóm dễ tổn thương.

Từ năm 2015, Chính phủ đã tiến hành chi trả các khoản trợ cấp xã hội qua hệ thống bưu điện nhằm tránh xảy ra các nguy cơ chi trả chậm trễ, thất thoát, thiếu minh bạch… gây bức xúc cho người được thụ hưởng. Tới năm 2017, đã có 53 tỉnh, thành phố thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng qua hệ thống bưu điện và cịn 14 tỉnh, thành phố đang triển khai thí điểm hoặc chưa thực hiện chi trả trợ cấp xã hội qua hệ thống bưu điện gồm: Bình Dương, Bình Phước, Cao Bằng, Nam Định, Long An, Quảng Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Điện Biên, Kon Tum, Khánh Hòa, Đồng Tháp. Việc chi trả qua hệ thống bưu điện đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Để việc chi trả trợ cấp hàng tháng qua hệ thống bưu điện đạt hiệu quả cao, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Bưu điện tỉnh và Sở Lao động thương binh xã hội trong việc thường xuyên kiểm tra, rà sốt những tồn tại trong q trình thực hiện tại các điểm chi trả để kịp thời tháo gỡ và khắc phục những tồn tại và hạn chế. Việc chi trả trợ cấp cũng đã được bưu điện tổ chức tới tận thôn, tổ dân phố tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng thụ hưởng. Ưu điểm của việc chi trả qua bưu điện không chỉ là thực hiện chính xác, nhanh chóng, kịp thời hơn so với trước đây do tận dụng được mạng lưới có sẵn của bưu điện mà cịn làm giảm áp lực cơng việc cho Phòng Lao động thương binh – xã hội cấp huyện, giúp chuyên viên có nhiều thời gian tập trung vào việc chun mơn tuyên truyền phổ biến chính sách quản lý đối tượng…; giảm được rủi ro trong quá trình nhận tiền từ huyện, thành phố về cấp phát cho đối tượng thụ hưởng tại xã, phường, thị trấn. Thông qua việc chi trả tại bưu điện còn phát hiện kịp thời một số đối tượng từ, đối tượng khơng có ở địa phương chuyển đi nơi khác và loại bỏ được những đối tượng bị trùng chính sách, chế độ. Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, việc chi trả qua hình thức bưu điện cũng cịn gặp một số khó khăn như: việc

phối hợp giữa bưu điện và Phòng Lao động thương binh xã hội cịn thơ sơ, chưa kịp thời do chưa áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin nên việc tăng, giảm đối tượng được hưởng trợ cấp chưa được cập nhật kịp thời; một số trường hợp có nguyện vọng 2-3 tháng nhận một lần vì lý do riêng gây khó khăn cho việc thanh quyết tốn…Ứng dụng hình thức chi trả mới qua bưu điện là một bước tiến trong cung cấp dịch vụ cơng, tách khỏi cơ quan hành chính, thể hiện nỗ lực của Nhà nước trong cải cách hành chính ở phương diện rộng.

Hoạt động thanh tra chuyên ngành cũng được tiến hành theo lộ trình qua các năm. Qua thanh tra đã phát hiện ra được các ưu và nhược điểm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chế độ chăm sóc, ni dưỡng các đối tượng có hồn cảnh đặc biệt, đồng thời có động thái yêu cầu những người có thẩm quyền nhanh chóng khắc phục những điểm bất cập. Các kết luận thanh tra cũng được công khai trên trang điện tử thanhtralaodong.gov.vn. Cụ thể, qua thanh tra các tỉnh Tiền Giang, An Giang và Hưng Yên25, thanh tra Bộ Lao động thương binh và xã hội đã đưa ra những điểm làm được và chưa làm được của các tỉnh như sau:

Những điểm đã làm được:

- UBND cấp tỉnh đã thực hiện các quy định về trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, đã ban hành các văn bản để triển khai chính sách trợ giúp xã hội trên toàn tỉnh.

- Sở LĐTBXH đã kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc, triển khai chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn; Đã thực hiện tun truyền thơng qua nhiều hình thức nhằm phổ biến chế độ bảo trợ xã hội với các đối tượng lãnh đạo, cán bộ làm công tác trong lĩnh vực lao động thương binh xã hội cấp huyện, cán bộ xã, trưởng thơn, làng, tổ dân phố và các hộ gia đình có đối tượng chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, từng bước đưa chính sách vào cuộc sống; Đã thực hiện thanh tra về chính sách bảo trợ xã hội tại Phịng Lao động thương binh xã hội cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh; Chủ trì, phối hợp tổ chức lớp tập huấn về chính sách trợ giúp xã hội cho cán bộ cấp huyện, xã, thôn, ấp và cán bộ của cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh; Tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và phản ánh, kiến nghị; Đã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo trợ xã hội thông qua theo dõi số đối tượng bảo trợ xã hội; thẩm định, ban hành quyết định tiếp nhận đối tượng nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở bảo trợ xã hội; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Trung tâm Công tác xã hội tỉnh

- UBND cấp huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, đơn vị cấp xã nhằm triển khai chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn quản lý.

Những điểm chưa làm được:

- Sở LĐTBXH chưa thực hiện đầy đủ việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị thanh tra do đó các kiến nghị này chưa được đối tượng thanh tra nghiêm túc thực hiện.

- Phịng LĐTBXH có trường hợp xác định không đúng đối tượng được hưởng chế độ hộ gia đình nhận ni trẻ em mồ cơi và hệ số được hưởng; Vẫn có trường hợp phối hợp giữa Phòng LĐTBXH và cán bộ bưu cục chậm; Có trường hợp xác định thời điểm hưởng chưa đúng, hưởng trước khi có quyết định của Chủ tịch UBND huyện; Có 03 cháu là trẻ mồ cơi dưới 16 tuổi khơng có nguồn ni dưỡng, người ni dưỡng chưa được hưởng kinh phí nhận ni dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng; Tổ chức xét duyệt trợ giúp xã hội theo đợt, thời gian thực hiện một số bước xét duyệt còn kéo dài dẫn đến hồ sơ chậm được thẩm định và đối tượng chậm được hưởng trợ giúp xã hội hàng tháng.

Cập nhật diễn biến của đối tượng chưa tốt, trong đề nghị điều chỉnh trợ cấp cho 11 đối tượng có thay đổi về độ tuổi; Có tình trạng chi trả gộp trợ cấp nhiều tháng liền, chưa đảm bảo nguyên tắc kịp thời theo quy định Nghị định 136/2017/NĐ-CP; Có huyện chưa tập huấn nghiệp vụ về nội dung chăm sóc, ni dưỡng cho hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc cho đối tượng bảo trợ xã hội

Qua các kết luận thanh tra của Bộ Lao động thương binh và xã hội có thể thấy, mặc dù cơng tác chăm sóc trẻ em được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và có nhiều động thái thúc đẩy mạnh mẽ nhưng khi triển khai thực tế tại địa phương vẫn cịn những điểm chưa đúng, chưa đạt, chưa hồn thiện. Nguyên nhân chủ yếu là do lực lượng thực hiện chính sách cịn mỏng, hiệu quả quản lý của người đứng đầu chưa cao, mặc dù đã có kiến nghị của thanh tra Sở nhưng vẫn chưa thực hiện để khắc phục theo kết luận thanh tra, công tác theo dõi và kiểm tra thực hiện kiến nghị của Sở địa phương cịn nhiều hạn chế.

Ngồi ra, trong phần lớn các quan hệ pháp luật về trợ giúp xã hội, chủ thể trợ giúp xã hội chủ yếu là nhà nước với nguồn kinh phí trợ giúp từ ngân sách nhà nước rót cho đối tượng được xác định, nghĩa là chúng ta đang hướng tới trợ giúp cho các đối tượng bằng cách đưa cho họ “con cá”, chứ không phải “chiếc cần câu” và càng

khơng phải là “cách mạng hóa ngành cơng nghiệp đánh bắt cá”… Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu, ban hành những quy phạm pháp luật về tạo kế sinh nhai, nghề nghiệp lâu dài cho đối tượng hưởng trợ giúp xã hội; truyền cảm hứng trợ giúp xã hội đến các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Một phần của tài liệu Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng cửa trẻ em không nơi nương tựa (2) (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)