5. Kết cấu của luận văn
1.2.5. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực NHTM
Một khi mà vấn đề cạnh tranh của các NHTM được xem là một trong những vấn đề sống còn của các NHTM thì các NHTM sẽ tìm đủ mọi cách để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình, điều này tất yếu sẽ có không ít các NHTM sử dụng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình. Dưới đây là một số các định nghĩa mà theo điều 16 Luật các Tổ chức tín dụng định nghĩa là cạnh tranh không lành mạnh là:
- Khuyến mãi bất hợp pháp.
- Cung cấp thông tin dễ gây hiểu nhầm (dưới bất kỳ hình thức nào) có hại cho các TCTD và khách hàng khác.
- Đầu cơ dẫn đến lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trường tiền tệ. - Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
1.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước. Nguồn tài liệu chủ yếu từ các thư viện, trường đại học Kinh tế Quốc dân, Cục thống kê, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên, và một số thông tin của sở, ban, ngành liên quan của tỉnh cung cấp; trong các Website Thời báo kinh tế.
1.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Được điều tra qua việc sử dụng để lấy ý kiến của Lãnh đạo các Phòng ban, các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực quản lý và tư vấn đánh giá năng lực cạnh tranh.
1.3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
1.3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
- Hệ thống chỉ tiêu nguồn vốn
+ Tổng nguồn vốn huy động: Nội tệ và ngoại tệ quy đổi.
+ Nguồn vốn phân theo thời gian: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có
kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi có kỳ hạn 12 đến < 24 tháng, tiền gửi từ 24 tháng trở lên.
+ Nguồn vốn theo các nguồn tiền gửi: Tiền gửi thanh toán khác, tiền gửi BHXH, tiền gửi kho bạc, tiền gửi dân cư, trái phiếu Agribank, tiền gửi NHCSXH và ký quỹ.
- Hệ thống chỉ tiêu tổng dư nợ và các khoản đầu tư
+ Tổng dư nợ.
+ Phân theo loại tiền: Dư nợ ngoại tệ quy đổi VND và dư nợ nội tệ. + Phân theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
+ Phân theo thành phần kinh tế: Dư nợ doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước), dư nợ hộ, cá thể và dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn.
- Hệ thống chỉ tiêu chất lượng tín dụng
+ Tổng dư nợ xấu.
+ Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ.
1.3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này dùng để phân tích
hình biến động của các hiện tượng qua các giai đoạn thời gian; Mức độ hiện tượng; Mối quan hệ giữa các hiện tượng.
- Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý
nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng chỉ tiêu này trong các quan hệ tỷ lệ với các đại lượng của chỉ tiêu khác trong doanh nghiệp. Về nguyên tắc, phương pháp phân tích tỷ lệ yêu cầu cần phải xác định các ngưỡng, các định mức chuẩn để so sánh. Trên cơ sở so sánh về tỷ lệ các chỉ tiêu kinh tế với giá trị của các tỷ lệ định mức chuẩn, có thể rút ra những kết luận
- Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng
phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Xác định số gốc để so sánh; Xác định điều kiện so sánh; Xác định mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA AGRIBANK THÁI NGUYÊN
2.1. Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên
2.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 3.534,4 km2, chiếm 1,07% diện tích cả nước. Về mặt hành chính, sau khi chia tách tỉnh kể từ ngày 01/01/1997 (theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoa IX, tỉnh Bắc Thái cũ được chia thành 2 tỉnh: Thái Nguyên và Bắc Kạn) Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng. Thành phố Thái Nguyên với diện tích 177,08 km2
là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh Thái Nguyên.
Thái Nguyên giáp các tỉnh Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn và Bắc Giang ở phía Đông và thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Trung du miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng Sông Hồng. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với
các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều với các KCN Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn có cảng sông Đa Phúc và đường sông đến Bắc Giang, Hải Phòng; từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đến Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km với hệ thống giao thông đường bộ đi lại thuận tiện. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TBMN phía Bắc, nhất là sau khi tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội được xây dựng trong tương lai.
Đánh giá chung, Thái Nguyên có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng do gần hệ thống giao thông chính như đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng sông, cửa khẩu quốc tế lớn... Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn nằm tiếp giáp Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn, trung tâm khoa học, công nghệ cao của cả nước; gần các địa phương phát triển nhanh, năng động thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh. Hải Phòng...), hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của vùng Hà Nội, hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc) là các khu vực có tốc độ công nghiệp hóa cao, tăng trương nhanh, năng động, đã và đang tạo ra sự lan tỏa, cơ hội và động lực thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của Thái Nguyên, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh và sức ép không nhỏ đối với sự phát triển của tỉnh.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Dân số Thái Nguyên khoảng gần 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao.
Thành phố Thái nguyên là đô thị loại I, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái nguyên và vùng trung du miền núi Bắc bộ; Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 trường Đại học, 14 trường Cao đẳng, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo các loại được khoảng gần 100.000 lao động. Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 bệnh viên Đa khoa TW, 9 bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế và bệnh viện cấp huyện; Là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác như: Hồ Núi Cốc, hang Thần Sa - Thác Mưa. Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ; Thành phố có 28 đơn vị hành chính gồm 19 phường và 9 xã, tổng diện tích 18.970,48 ha, dân số trên 330 ngàn người, trong đó dân số thường trú là 280 ngàn người sinh sống tai 623 tổ, xóm. Thành phố có trên 500 cơ quan, đơn vị, gần 30 trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp nghề.
Việc thu hút các nhà đầu tư vào thành phố luôn được quan tâm chỉ đạo, tính đến cuối năm 2011 có 19.522 hộ kinh doanh cá thể với số vốn dăng ký là 2.542 tỷ đồng, số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn 1.763 DN với số vốn đăng ký 8.478 tỷ đồng, hiện có trên 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt 14,6 %. GDP bình quân đầu người đến năm 2011 đạt 31 triệu đồng/người/năm. GDP của thành phố đạt 8.719,5 tỷ đồng, trong đó cơ cấu kinh tế: Ngành công nghiệp - xây dựng đạt 4.186,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,01%; ngành dịch vụ đạt 4.129,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,37%; ngành nông nghiệp đạt 403,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,62%.
- Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 56 triệu đồng, và đạt 72 triệu đồng trên 1 ha đất trồng chè, cây ăn quả.
- Thu ngân sách bình quân hàng năm tăng bình quân 31%.
- Có 98% diện tích đất nội thị được quy hoạch chi tiết; Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 6.020 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 9,2% xuống còn 2,6%.
Tuy nhiên thành phố Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, máy móc thiết bị của nhiều nhà máy, xí nghiệp có trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất thấp dẫn đến giá thành sản phẩm cao, không có sức cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác do thuộc khu vực trung du miền núi nên địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt thường có rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên bình quân hàng năm đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế xã hội chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong công nghiệp và xây dựng trong GDP của tỉnh, sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ, giá trị tăng bình quân 19,4%/năm.
2.2. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Thái Nguyên
2.2.1. Lịch sử ra đời của Agribank Thái Nguyên
Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam- tiền thân của Agribank ngày nay.
Qua quá trình phát triển, Agribank đã trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, về mô hình hoạt động, ngoài 2.000 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc kinh doanh trên các lĩnh vực
khác nhau như: Chứng khoán,vàng bạc, cho thuê tài chính, bảo hiểm, in thương mại, du lịch... Trải qua quá trình phấn đấu bền bỉ, năng động, sáng tạo, Agribank đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt là danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Agribank Thái Nguyên) là một Chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam, trải qua quá trình hình thành và phát triển. Mới đầu là ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái được thành lập theo quyết định số 54/NHQĐ ngày 30 tháng 6 năm 1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN) và chính thức khai trương hoạt động từ 1/9/1988. Ngày 22/12/1990 Thống đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 603/NHQĐ đổi tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái thành ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái. Đến ngày 16/12/1996 Tổng Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp Việt nam ra Quyết định số 515/NHNo-02 giải thể ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái, thành lập ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn.
Những ngày đầu thành lập, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái có 622 người, trong đó có 10% cán bộ tốt nghiệp đại học và tương đương. Tổng tài sản có 3,3 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 97 triệu đồng, vốn huy động 2,4 tỷ đồng, vốn vay NHNN 679 triệu đồng. Tổng dư nợ 2,96 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 146 triệu đồng chiếm 4,4% tổng dư nợ.
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Agribank Thái Nguyên
2.2.2.1. Về cơ cấu tổ chức của Agribank Thái Nguyên
Về cơ cấu tổ chức của Agribank Thái Nguyên, dưới Ban Giám đốc là các phòng: Hành chính và nhân sự, Điện toán, Tín dụng, Kế toán, Kế hoạch,
Dịch vụ, Kiểm tra kiểm toán và các ngân hàng Huyện, Thành phố và Thị xã. Cụ thể như sau: Phòng HC& NS Phòng Tín dụng Phòng Kế toán Phòng Kế hoạch Phòng Dịch vụ Phòng KTK Toán Phòng Điện toán NH Thị xã NH Huyện NH Thành Phố Ban Giám đốc Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Agribank Thái Nguyên
Nguồn: Tài liệu nội bộ của Agribank Thái Nguyên
2.2.2.2. Tình hình nhân sự
Năm 2008, tổng số lao động của Agribank Thái Nguyên là 384 cán bộ công nhân viên (CBCNV), và đến cuối năm 2009 là 400 CBCNV tăng 16 người tỷ lệ tăng 4% so với năm 2008; Năm 2010 có tổng số 408 CBCNV tăng 8 người, tỷ lệ tăng 2%. Năm 2011 có 407 CBCNV giảm 1 người. Tình hình nhân sự qua những năm được thể hiện trong bảng đồ thị sau:
Đơn vị: Người
Biểu đồ 2.1: Nguồn nhân lực
Chính sách đãi ngộ nhân viên cũng được Ban Lãnh đạo quan tâm cải thiện. Agribank Thái Nguyên đã tiến hành chuyển đổi lương cơ bản, tăng hệ số kinh doanh, nâng bậc lương, góp phần tạo khí thế làm việc, gắn kết trong nội bộ ngân hàng và thu hút nhân tài từ bên ngoài.
Về cơ cấu, nguồn nhân lực không chỉ tăng về số lượng, chất lượng nhân