Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu

1.3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

- Hệ thống chỉ tiêu nguồn vốn

+ Tổng nguồn vốn huy động: Nội tệ và ngoại tệ quy đổi.

+ Nguồn vốn phân theo thời gian: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có

kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi có kỳ hạn 12 đến < 24 tháng, tiền gửi từ 24 tháng trở lên.

+ Nguồn vốn theo các nguồn tiền gửi: Tiền gửi thanh toán khác, tiền gửi BHXH, tiền gửi kho bạc, tiền gửi dân cư, trái phiếu Agribank, tiền gửi NHCSXH và ký quỹ.

- Hệ thống chỉ tiêu tổng dư nợ và các khoản đầu tư

+ Tổng dư nợ.

+ Phân theo loại tiền: Dư nợ ngoại tệ quy đổi VND và dư nợ nội tệ. + Phân theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

+ Phân theo thành phần kinh tế: Dư nợ doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước), dư nợ hộ, cá thể và dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn.

- Hệ thống chỉ tiêu chất lượng tín dụng

+ Tổng dư nợ xấu.

+ Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ.

1.3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này dùng để phân tích

hình biến động của các hiện tượng qua các giai đoạn thời gian; Mức độ hiện tượng; Mối quan hệ giữa các hiện tượng.

- Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý

nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng chỉ tiêu này trong các quan hệ tỷ lệ với các đại lượng của chỉ tiêu khác trong doanh nghiệp. Về nguyên tắc, phương pháp phân tích tỷ lệ yêu cầu cần phải xác định các ngưỡng, các định mức chuẩn để so sánh. Trên cơ sở so sánh về tỷ lệ các chỉ tiêu kinh tế với giá trị của các tỷ lệ định mức chuẩn, có thể rút ra những kết luận

- Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng

phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Xác định số gốc để so sánh; Xác định điều kiện so sánh; Xác định mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA AGRIBANK THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 38)