Tội cướp giật tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1985 và trong Bộ luật

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 28 - 31)

CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN

1.2. Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển quy định của pháp luật hình sự

1.2.2. Tội cướp giật tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1985 và trong Bộ luật

hình sự năm 1999

Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân năm 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta. Miền Nam hồn tồn được giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành trong phạm vi cả nước. Nước nhà đã hoàn toàn độc lập, tự do là điều kiện để thống nhất hai miền Nam, Bắc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của đất nước thì Hiến pháp năm 1980 đã ra đời. Điều 12 Hiến pháp đã quy định: “Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Chính sự quy định này của Hiến pháp mà dẫn đến sự ra đời của Bộ luật hình sự năm 1985 như một tất yếu khách quan. Bộ luật hình sự năm 1985 là Bộ luật hình sự đầu tiên của nước chúng ta. Sự ra đời của Bộ luật hình sự này trên cơ sở kế thừa và phát triển những nội dung của các văn bản pháp luật hình sự trước đó. Cũng giống như các văn bản pháp luật hình sự khác thì nội dung của Bộ luật hình sự năm 1985 cũng nhằm chi tiết hóa và cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp năm 1980.

Theo quy định của Hiến pháp năm 1980 thì hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể vẫn đóng một vai trò quan trọng. Cụ thể Điều 18 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: Thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được ưu tiên phát triển”.

Như vậy, chính sự quy định này của Hiến pháp mà quy định về tội cướp giật tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn cịn có sự phân biệt giữa cướp giật tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản riêng của công dân. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 tội cướp giật tài sản được quy định ở hai điều luật. Điều 131 BLHS năm 1985 tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa: “Người nào cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 129 thì bị phạt tù từ một năm đến năm

năm” và Điều 154 BLHS năm 1985 tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân: “Người nào cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 151 thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”

Nhìn chung về dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản ở hai điều luật trên cơ bản là giống nhau chúng chỉ khác nhau về đối tượng tác động một bên là tài sản xã hội chủ nghĩa còn bên kia là tài sản riêng của công dân. Tội cướp giật tài sản được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 về cơ bản cũng giống với sự quy định của tội cướp giật tài sản trong các văn bản pháp luật hình sự trước đó tuy nhiên ở Bộ luật hình sự năm 1985 cũng có một sự khác biệt. Ở các văn bản pháp luật hình sự trước đó thì có văn bản quy định tội cướp giật tài sản chỉ một dạng hành vi đó là hành vi cướp giật tài sản, nhưng cũng có văn bản lại quy định tội cướp giật tài sản bao gồm hai dạng hành vi đó là hành vi cướp giật tài sản và hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Cịn đối với quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 thì tội cướp giật tài sản chỉ là hành vi cướp giật tài sản mà thơi. Cịn hành vi cơng nhiên chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 hai hành vi cấu thành hai tội danh khác nhau được quy định chung trong một điều luật với những đường lối xử lý hình sự giống nhau.

Năm 1986, Đảng ta đã thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đường lối đổi mới của Đảng đã được Hiến pháp năm 1992 thể hiện rất rõ. Điều 15 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Ngồi ra Điều 22 Hiến pháp cịn quy định: “Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được nhà nước bảo hộ”. Chính những sự quy định này của Hiến pháp mà Bộ luật hình sự năm 1999 đã nhập hai chương: Các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và các tội xâm phạm sở hữu riêng của công dân vào thành một chương: Các tội xâm phạm sở hữu.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội cướp giật tài sản được quy định ở một điều luật, khơng cịn ở hai điều luật như Bộ luật hình sự năm

1985 nữa. Điều 136 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội cướp giật tài sản như sau: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Một điểm khác biệt nữa giữa quy định về tội cướp giật tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 đó là: Trong Bộ luật hình sự năm 1985 tội cướp giật tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định trong cùng một điều luật với những đường lối xử lý hình sự giống nhau. Còn đối với Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội cướp giật tài sản và tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định ở hai điều luật khác nhau với những đường lối xử lý hình sự khác nhau. Việc tách tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản ra thành hai điều luật khác nhau là hoàn toàn phù hợp đảm bảo cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Bên cạnh đó nếu so sánh Điều 131 và Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1985 với Điều 136 Bộ luật hình sự năm 1999 chúng ta còn thấy các dấu hiệu định khung hình phạt ở Điều 136 được quy định cụ thể hơn. Các dấu hiệu định khung mới như “gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác”, “giá trị tài sản”, “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” được quy định trong điều luật. Hình phạt bổ sung thì cũng được quy định thành một phần cụ thể. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 thì tội cướp giật tài sản được quy định với ba khung hình phạt cịn đối với Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội cướp giật tài sản được quy định với bốn khung hình phạt. Khoảng cách giữa mức hình phạt tối đa và tối thiểu trong một khung hình phạt cũng ngắn hơn so với quy định của Bộ luật hình sự năm 1985. Điều này thể hiện trình độ lập pháp đã được nâng cao, chi tiết và cụ thể hơn, đảm bảo cho việc xử lý người phạm tội đúng với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo quy định của bộ luật mới này thì tội cướp giật tài sản khơng có gì thay đổi so với tội cướp giật tài sản được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999.

Nói tóm tại, những quy định về tội cướp giật trong giai đoạn này đã được nhà làm luật thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Nếu như ở Bộ luật hình sự năm 1985 cịn có sự phân biệt giữa tội cướp giật tài sản xã hội chủ nghĩa và tội cướp giật tài sản của cơng dân thì Bộ luật hình sự năm 1999 đã khơng cịn sự phân biệt này nữa. Tội cướp giật tài sản được quy đinh ở một điều luật (Điều 136 BLHS). Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cướp giật tài sản trong giai đoạn này là hành vi chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý một cách cơng khai và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)