Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội cướp tài sản

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 31 - 32)

CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN

1.3. Phân biệt tội cƣớp giật tài sản với một số tội khác trong nhóm các tộ

1.3.1. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội cướp tài sản

Theo Điều 133 BLHS, tội cướp tài sản là “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.

Dựa trên dấu hiệu pháp lý thì tội cướp giật tài sản và tội cướp tài sản khác nhau một số nội dung sau:

Khách thể của tội cướp giật tài sản là quan hệ sở hữu. Để xâm phạm vào quan hệ sở hữu thì hành vi cướp giật tài sản phải tác động đến tài sản. Chính vì vậy, đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản là tài sản. Khách thể của tội cướp tài sản là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Để xâm phạm vào quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân thì hành vi cướp tài sản phải tác động vào tài sản và con người. Chính vì vậy, đối tượng tác động của tội cướp tài sản là tài sản và con người.

Cướp giật tài sản và cướp tài sản đều là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai. Tuy nhiên trong tội cướp giật tài sản người phạm tội không muốn đối đầu với chủ tài sản cịn trong tội cướp tài sản thì thể hiện sự đối đầu với chủ tài sản. Sự đối đầu đó được thể hiện thơng qua các hành vi sau: Thứ nhất, dùng vũ lực với ý thức để đè bẹp sự chống cự của nạn nhân, làm tê liệt ý chí nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Thứ hai, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc với ý thức là làm cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tê liệt ý chí nhằm chiếm đoạt tài sản. Thứ ba, thực hiện những hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Hành vi cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản cơng khai và nhanh chóng. Tuy nhiên trong q trình chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị phát hiện thì cũng có trường hợp người phạm tội sử dụng vũ lực đối với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Trong những trường hợp này thì chúng ta phải xem xét đến mục đích của người phạm tội. Nếu như sử dụng vũ lực nhằm mục đích tẩu thốt thì phạm tội cướp giật tài sản với tình tiết hành hung để tẩu thoát thuộc Điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS. Nếu như sử dụng vũ lực nhằm mục đích chiếm đoạt cho bằng được tài sản thì phạm tội cướp tài sản.

Người từ đủ 16 tuổi có thể trở thành chủ thể của tội cướp giật tài sản được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 136 BLHS. Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ

16 tuổi chỉ có thể trở thành chủ thể của tội cướp giật tài sản được quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 136 BLHS. Người từ đủ 14 tuổi có thể trở thành chủ thể của tội cướp tài sản được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 133 BLHS.

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)