Định tội danh cướp giật tài sản trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 40 - 51)

CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI CƢỚP GIẬT TÀI SẢN

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cƣớp giật tài sản

2.1.2. Định tội danh cướp giật tài sản trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Đánh giá chung từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản cho thấy trong nhiều vụ án cướp giật tài sản, dấu hiệu điển hình của tội phạm là khá rõ khơng gây khó khăn cho việc xác định tội danh. Tuy nhiên, trong một tỷ lệ khơng lớn vụ án cướp giật tài sản thì thực tiễn áp dụng pháp luật gặp phải một số sai sót về xác định một trong các yếu tố cấu thành tội phạm, sai sót trong xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và nhầm lẫn sang tội khác. Điều này làm cho định tội danh cướp giật tài sản trong thực tiễn áp dụng pháp luật khơng được chính xác.

2.1.2.1. Xác định các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Công khai chiếm đoạt tài sản là một dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên trên thực tế việc xác định thế nào là cơng khai cịn gặp rất nhiều khó khăn. Có những vụ án xảy ra có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng đó là hành vi chiếm đoạt tài sản cơng khai, nhưng cũng có quan điểm lại cho rằng hành vi đó là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án Nguyễn Thanh Hiền cùng đồng bọn bị truy tố về tội trộm cắp tài sản đã có nhiều quan điểm trong việc xác định hành vi khách quan nên dẫn đến định tội danh cũng khác nhau.

Khoảng 16 giờ ngày 23/3/2011, chị Trần Thị T cùng ba người bạn ngồi uống nước chung một bàn tại căn tin Trường Chính trị thành phố Cần Thơ. Một lúc sau, chị T đi lên Phòng Đào tạo của nhà trường và để lại một túi xách màu đen trên chiếc ghế chị vừa ngồi. Lúc này Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1972, trú tại Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) điều khiển xe mô tô BKS 65D1-011.30 chở Nguyễn Thanh Hiền (sinh năm 1990, trú tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) chạy ngang qua, nhìn vào căn tin thì thấy túi xách của chị T nên quay xe lại dừng phía trước cổng căn tin để Hiền đi bộ vào lấy chiếc túi xách trên. Khi Hiền đi bộ vào căn tin thì thấy ba người phụ nữ đang nhìn về phía mình nên Hiền giả vờ đi thẳng vào quầy hỏi mua thuốc lá. Hỏi xong Hiền đi ngược trở ra. Lợi dụng lúc ba người phụ nữ không để ý Hiền lấy túi xách của chị T rồi chạy ra xe của Nam đang chờ sẵn tẩu thốt. Nghe tiếng tri hơ, anh Nguyễn Hoàng Lâm đi cùng chiều với Nam và Hiền vừa điều khiển xe ô tô đuổi theo vừa điện thoại báo cho tổ Cảnh sát giao thông tuần tra đến áp sát bắt giữ Nam và Hiền cùng tang vật. Tang vật thu được gồm: Xe mô tô BKS 65D1- 011.30 (của em vợ Nam); 01 túi xách màu đen bên trong có 01 máy tính xách tay hiệu ASUS (trị giá 7.750.000 đ); 03 tờ đô la Mỹ mệnh giá 1USD, 01 tờ đô la Mỹ mệnh giá 2USD, 300.000đ, 01 USB và một số giấy tờ tùy thân khác.31

Khi định tội danh hành vi của Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Thanh Hiền có ba quan điểm:

Quan điểm thứ nhất cho rằng Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Thanh Hiền phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 137 BLHS. Theo quan điểm này chiếc túi xách cùng với những tài sản có trong túi xách là thuộc quyền sở hữu của chị T, mặc dù khi đi lên Phòng Đào tạo chị T không có nhờ

31

Đỗ Văn Tạo (2012), “Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thanh Hiền phạm tội gì?”, Tạp chí

những người bạn giữ túi xách. Tuy nhiên trong hoàn cảnh là những người bạn của nhau cùng ngồi uống nước thì phải được hiểu là chị T đã giao quyền quản lý tài sản cho ba người bạn của chị. Vì vậy người quản lý tài sản ở đây là ba người bạn của chị T, Nam và Hiền đã có hành vi chiếm đoạt túi xách cùng những tài sản có trong túi xách một cách cơng khai trước người quản lý tài sản. Hành vi này thỏa mãn dấu hiệu tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 137 BLHS. Đây cũng chính là quan điểm ban đầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều sau khi thụ lý vụ án.

Quan điểm thứ hai cho rằng Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Thanh Hiền phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 BLHS. Theo quan điểm này thì chị T khơng ủy quyền cho ai trơng giữ chiếc túi xách cho nên tài sản có trong túi xách vẫn thuộc quyền sở hữu của chị T. Như vậy người quản lý tài sản (những tài sản có trong túi xách) là chị T, ba người bạn của chị T khơng có quyền quản lý tài sản. Nam và Hiền đã có hành vi chiếm đoạt tài sản của chị T nhưng chị T hoàn tồn khơng biết về sự chiếm đoạt đó. Hành vi này chính là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản. Vì vậy Nam và Hiền phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 BLHS. Đây cũng chính là quan điểm sau này của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều.

Quan điểm thứ ba cho rằng hành vi của Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Thanh Hiền phạm tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 BLHS. Theo quan điểm này thì người quản lý tài sản là ba người bạn của chị T. Nam và Hiền đã có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách cơng khai và nhanh chóng trước sự quản lý của ba người bạn của chị T. Hành vi này thỏa mãn dấu hiệu của tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 BLHS.

Tôi đồng ý với quan điểm thứ ba cho rằng Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Thanh Hiền phạm tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 BLHS. Bởi vì: Tuy chị T khơng nhờ ba người bạn giữ túi xách nhưng do cùng ngồi uống nước chung, chị T để lại túi xách và đi lên Phòng Đào tạo. Lúc này túi xách của chị T đang ở cùng chỗ mà các người bạn của chị T đang ngồi. Trong tình huống cụ thể này bất kỳ ai cũng phải nhận thức được tài sản đang do ba người bạn của chị T quản lý. Nam và Hiền cũng phải nhận thức được như vậy. Như vậy, mặc dù ba người bạn của chị T không phải là người quản lý tài sản nhưng khi chiếm đoạt tài sản thì Nam và Hiền vẫn nghĩ rằng túi xách là thuộc quyền sở hữu và quản lý của một trong ba người bạn của chị T. Vì vậy nếu trong trường hợp này mà chúng ta định tội danh

Nam và Hiền phạm tội trộm cắp tài sản là định tội danh theo hành vi khách quan mà không quan tâm đến ý thức chủ quan của người phạm tội. Do đó, mặc dù ba người bạn của chị T không phải là người quản lý tài sản nhưng do Nam và Hiền nghĩ rằng ba người bạn của chị T là người quản lý tài sản nên trong trường hợp này chúng ta phải xem xét hành vi chiếm đoạt tài sản của hai đối tượng này là lén lút hay công khai so với ba người bạn của chị T để định tội danh chứ không xem xét sự lén lút hay công khai với chị T để định tội danh. Trên cơ sở xác định như vậy thì chúng ta thấy rằng: Thời điểm mà Nam và Hiền chiếm đoạt được tài sản là thời điểm mà Hiền cầm túi xách bỏ chạy và hành vi trực tiếp chiếm đoạt tài sản ở đây là hành vi bỏ chạy. Do vậy, định tội danh trong trường hợp này phải trên cơ sở hành vi bỏ chạy để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này là thể hiện sự chiếm đoạt một cách cơng khai nhanh chóng. Hành vi này thỏa mãn dấu hiệu của tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 BLHS. Trong vụ án này cũng có dấu hiệu lén lút tuy nhiên sự lén lút đó là cách thức mà Hiền tiếp cận tài sản. Sau khi tiếp cận được tài sản thì Hiền đã cơng khai sự chiếm đoạt của mình. Việc cơng khai đó được thể hiện bằng hành vi bỏ chạy để chiếm đoạt tài sản. Do đó, định tội danh Nam và Hiền theo tội trộm cắp tài sản là hoàn tồn khơng có cơ sở. Mặt khác, chúng ta cũng thấy rằng hành vi chiếm đoạt tài sản của hai đối tượng này là công khai tuy nhiên hai đối tượng này khơng có lợi dụng sự vướng mắc của ba người bạn của chị T hơn thế nữa đây là sự cơng khai nhanh chóng, nếu khơng nhanh chóng thì khơng thể chiếm đoạt được tài sản. Do vậy cũng không thể định tội danh hành vi chiếm đoạt tài sản của Nam và Hiền theo tội danh công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 137 BLHS.

Bên cạnh dấu hiệu cơng khai thì nhanh chóng chiếm đoạt tài sản cũng là một dấu hiệu đặc trưng của tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên trên thực tế việc xác định dấu hiệu nhanh chóng chiếm đoạt tài sản cịn gặp nhiều khó khăn. Có những vụ án xảy ra có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm thì cho rằng đó là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng nhưng có quan điểm lại cho rằng đó khơng phải là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng. Trong vụ án Đặng Thanh Pháp cùng đồng bọn chiếm đoạt tài sản của anh Mai Đức Đạt đã có nhiều quan điểm đánh giá về hành vi khách quan nên dẫn đến định tội danh cũng khác nhau.

Khoảng 22 giờ ngày 10/6/2011 Đặng Thanh Pháp chạy xe máy biển số 52U4-1043, Tuấn (không rõ lai lịch) chạy xe Dream màu nho đi ngang qua nhà số 212A đường Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú. Tuấn thấy anh Mai Đức Đạt đang đứng trên lề đường nghe điện thoại di động nhưng vẫn chú ý đến xe

đang dựng sát lề đường và chiếc túi xách để trên xe cách chỗ anh Đạt đứng khoảng 3 – 4 mét. Tuấn chỉ cho Pháp thấy và rủ Pháp lấy túi xách của anh Đạt, Pháp đồng ý. Pháp liền chạy xe ép sát vào xe của anh Đạt và dùng tay lấy chiếc túi xách trên xe của anh Đạt nhưng do dây kéo của chiếc túi xách quấn chặt vào móc khóa ba ga nên Pháp chỉ kéo lệch chiếc túi xách qua một bên mà không lấy được. Anh Đạt và một số người đi đường phát hiện, đuổi bắt Tuấn và Pháp. Sau đó Pháp bị bắt cùng phương tiện cịn Tuấn chạy xe thốt.32

Quan điểm của Tịa sơ thẩm Tòa án nhân dân quận Tân Phú cho rằng hành vi của Pháp là hành vi lợi dụng sự vướng mắc của anh Đạt rồi công khai chiếm đoạt tài sản. Hành vi này thỏa mãn dấu hiệu của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 137 BLHS.

Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Tân Phú. Theo Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì hành vi của Pháp là hành vi chiếm đoạt tài sản cơng khai và nhanh chóng. Hành vi này cấu thành tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 BLHS. Tòa phúc thẩm Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đồng tình với quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nên đã hủy tồn bộ Bản án hình sự sơ thẩm để điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục chung.

Như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đều thống nhất hành vi chiếm đoạt tài sản của Pháp là chiếm đoạt một cách cơng khai. Tuy nhiên Tịa sơ thẩm Tịa án nhân dân quận Tân Phú cho rằng hành vi này khơng có dấu hiệu nhanh chóng cịn Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại cho rằng hành vi này có dấu hiệu nhanh chóng. Chính vì vậy mà dẫn đến việc định tội danh khác nhau.

Theo tơi thì trong trường hợp này hành vi của Pháp cấu thành tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 BLHS. Bởi vì: Pháp có hành vi chạy xe ép sát vào xe của anh Đạt và dùng tay lấy chiếc túi xách trên xe của anh Đạt nhưng do dây kéo của chiếc túi xách quấn chặt vào móc khóa ba ga nên Pháp chỉ kéo lệch chiếc túi xách qua một bên mà không lấy được. Hành vi này của pháp là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách cơng khai, Pháp khơng có ý thức che dấu về hành vi phạm tội của mình. Bên cạnh đó thì chúng ta thấy rằng Pháp đã có hành vi dùng tay lấy chiếc

32

Bản án số: 80/2012/HSPT về “xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 799/2011/HSPT ngày 20 tháng 12 năm 2011 đối với bị cáo Đặng Thanh Pháp” của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

túi xách trong tình trạng Pháp đang ngồi trên xe máy và xe máy đang chạy nên hành vi chiếm đoạt tài sản của pháp là hành vi chiếm đoạt nhanh chóng. Như vậy, Pháp đã chiếm đoạt tài sản một cách cơng khai và nhanh chóng. Hành vi của Pháp cấu thành tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 BLHS.

Như vậy, từ hai tình huống trên cho thấy việc xác định các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản cịn gặp khó khăn. Sự khác biệt trong đánh giá đặc điểm hành vi dẫn đến định tội danh khác nhau. Vấn đề đặt ra là phải đánh giá đúng đặc điểm của hành vi. Việc đánh giá đúng phải trên cơ sở xem xét toàn diện về hành vi khách quan cũng như ý thức chủ quan của người phạm tội.

2.1.2.2. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm đối với hành vi cướp giật tài sản trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Hiện nay tồn tại hai quan điểm về CTTP tội cướp giật tài sản. Quan điểm thứ nhất cho rằng tội cướp giật tài sản là tội có CTTP hình thức, thời điểm hồn thành của tội phạm từ khi người phạm tội thực hiện hành vi khách quan. Quan điểm thứ hai cho rằng tội cướp giật tài sản là tội có CTTP vật chất, thời điểm hoàn thành khi người phạm tội gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Chính vì vậy mà việc xác định thời điểm hoàn thành của tội cướp giật tài sản trong thực tiễn áp dụng pháp luật không được thống nhất.

Trong vụ án Phan Minh Tâm và đồng bọn phạm tội cướp giật tài sản Tòa án đã xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm trên cơ sở nhận thức tội cướp giật tài sản là tội có CTTP vật chất.

Do cần tiền để tiêu xài nên Phan Minh Tâm và Lê Thanh Bình rủ nhau đi cướp giật tài sản, Tâm sử dụng xe gắn máy biển số 54V7-9708 chở Bình đi trên đường tìm sơ hở của người đi đường để cướp giật tài sản. Đến khoảng 8 giờ 30 phút ngày 05/3/2012, khi đến đường Tô Ký, thuộc ấp Đông, xã Thới Tam Thơn, huyện Hóc Mơn thì phát hiện chị Nguyễn Thị Kim Châu điều khiển xe máy chở em Nguyễn Thị Hồng Ngoan ngồi phía sau để túi xách màu đen bên đùi phải nên Tâm cho xe quay đầu lại để giật túi xách. Khi Tâm chạy xe lên ép sát xe của chị Châu thì Bình dùng tay giật túi xách của chị Châu, trong lúc giật thì hai xe vướng vào nhau ngã xuống đường, chị Châu tri hô quần chúng bắt giữ được Tâm và Bình cùng tang vật.33

Tịa sơ thẩm huyện Hóc Mơn cho rằng Tâm và Bình đã có hành vi giật túi xách của chị Châu. Tuy nhiên, Tâm và Bình chưa chiếm đoạt được tài sản, hành vi đó

33

Bản án số: 139/2012/HSST về “Tội cướp giật tài sản” của Tịa án nhân dân huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh.

chưa gây ra thiệt hại về tài sản. Vì vậy, Tịa sơ thẩm huyện Hóc Mơn đã xét xử Tâm và Bình về tội cướp giật tài sản ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

Trong vụ án Huỳnh Minh Ngọc phạm tội cướp giật tài sản Tòa án đã xác

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)